Mang thai và sinh con là một trong những sự kiện quan trọng nhất của đời người. Vì vậy việc chuẩn bị trước khi có thai là rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay ở các người trẻ là họ thường sinh con không có kế hoạch. Các bước chuẩn bị này nhằm giúp cho con bạn sau khi sinh sẽ có sức khoẻ và môi trường phát triển thuận lợi…

Có thể bạn quan tâm:

Mang thai và sinh con là một trong những sự kiện quan trọng nhất của đời người. Vì vậy việc chuẩn bị trước khi có thai là rất quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay ở các người trẻ là họ thường sinh con không có kế hoạch. Các bước chuẩn bị này nhằm giúp cho con bạn sau khi sinh sẽ có sức khoẻ và môi trường phát triển thuận lợi nhất. Chính vì vậy, đừng bỏ qua việc lập kế hoạch mang thai một các hợp lý. 13 điều cần chuẩn bị sau đây sẽ giúp bạn có một kế hoạch mang thai hợp lý và chu đáo nhất.

Nội Dung Chính

    1. Bạn đã sẵn sàng để làm cha mẹ?

    2. Khám sức khoẻ tổng quát

    3. Các bệnh di truyền

    4. Tránh xa khói thuốc lá

    5. Hạn chế Caffein

    6. Không sử dụng đồ uống có cồn

    7. Chọn bệnh viện hộ sinh

    8. Ngủ đủ giấc

    9. Ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất

    10. Tập thể dục thường xuyên

    11. Tâm lý thoải mái

    12. Tài chính

    13. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ răng miệng của bạn

1. Bạn đã sẵn sàng để làm cha mẹ?

Đối với các cặp chưa có kinh nghiệm mang thai lần đầu, đây là mà bạn cần phải xác định rõ ràng. Các bạn phải trả lời được một số câu hỏi:

    Vợ/chồng của mình có thật sự thấy thoải mái khi có con trong thời gian này?

    Khả năng của cả 2 có đủ để cho bé được sinh ra có điều kiện tốt nhất có thể hay không?

    Sự cân bằng trong cuộc sống của bạn khi có con sẽ như thế nào?

    Câu hỏi quan trọng nhất – bạn đã sẵn sàng làm cha mẹ rồi chứ?

Chuẩn bị trước khi có thaiChuẩn bị trước khi có thai

Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi chuẩn bị trước khi có thai. Cả 2 phải thật sự cảm thấy thoải mái trong quyết định của mình. Bạn cần phải tham khảo xem ý kiến của vợ/chồng mình để đưa ra câu trả lời tốt nhất.

2. Khám sức khoẻ tổng quát

Đây là điều rất nhiều các cặp đôi trẻ bỏ qua. Bạn cần biết: Sức khoẻ của người cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bạn nên khám sức khoẻ tổng quát thường xuyên để hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mình trước khi mang thai. Điều này sẽ giúp bạn chủ động lựa chọn liệu trình cải thiện sức khoẻ của mình.

Không hoàn toàn chắc chắn 100% cả 2 vợ chồng không mắc bệnh thì đứa con sinh ra sẽ khoẻ mạnh. Tuy nhiên, đây là bước giảm rất nhiều rủi ro cho đứa trẻ sau khi sinh.

Kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kìKiểm tra sức khoẻ tổng quát định kì

3. Các bệnh di truyền

Nếu gia đình, họ hàng của bạn có người mắc bệnh nặng, hãy tìm hiểu xem chúng có phải bệnh di truyền hay không. Xét nghiệm gen của cả 2 vợ chồng cũng rất khuyến khích được thực hiện. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu tỉ lệ đứa trẻ mắc các bệnh di truyền cao.

 

4. Tránh xa khói thuốc lá

Tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá, bỏ thuốc ngay nếu bạn đang có thói quen này. Hạn chế tiếp xúc với những người đang hút thuốc, hút thuốc bị động đôi lúc còn độc hại hơn khi hút trực tiếp.

Tuyệt đối tránh xa khói thuốc láTuyệt đối tránh xa khói thuốc lá

5. Hạn chế Caffein

chuẩn bị trước khi có thai

Caffein là một trong những chất làm giảm tỉ lệ mang thai ở người nữ. Bạn nên hạn chế uống cafe trước và khi đang mang thai.

6. Không sử dụng đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi. Trong quá trình chuẩn bị trước khi mang thai, nên hạn chế đến mức tối đa hoặc bỏ hoàn toàn rượu bia.

Hạn chế rượu biaHạn chế rượu bia tối thiểu 6 tháng trước khi mang thai

7. Chọn bệnh viện hộ sinh

Khi chọn bệnh viện hộ sinh bạn cần xem xét đến các yếu tố sau đây:

    Không gian, cơ sở vật chất có tốt không?

    Đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ cho bạn?

    Gói chăm sóc hậu sinh có phù hợp với bạn?

    Địa điểm của bệnh viện nằm ở đâu, có thuận lợi cho bạn khi di chuyển hay không?

8. Ngủ đủ giấc

chuẩn bị trước khi có thai

Điều chỉnh lại ngay đồng hồ sinh học của mình nếu bạn có thói quen thức khuya, dậy trễ. Ngủ đủ và đúng giờ sẽ giúp tỉ lệ mang thai cao hơn

9. Ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất

Nên bồi bổ cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm hữu cơ, rau xanh, hạn chế dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng hợp lýChế độ dinh dưỡng hợp lý

10. Tập thể dục thường xuyên

chuẩn bị trước khi có thai

Chọn các bộ môn thể dục như chạy bộ, bơi lội, aerobic,… và cố gắng duy trì chúng thường xuyên. Như đã nói ở trên, một cơ thể khoẻ mạnh sẽ giúp con của bạn khoẻ mạnh.

11. Tâm lý thoải mái

Nhiều cặp vợ chồng luôn tỏ ra rất căng thẳng khi có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai. Có thể những áp lực từ gia đình như ngày sinh nào tốt, con trai hay con gái,… sẽ giúp họ cảm thấy không thoải mái.

Nếu quả thật bạn đang gặp những vấn đề trên, hãy gạt bỏ nó ra khỏi đầu và giữ cho mình một tâm trạng thật sự thoải mái. Con nào cũng là con, và khi sinh ra chắc chắn bạn sẽ yêu thương chúng hết lòng.

12. Tài chính

Cân nhắc xem khả năng tài chính của cả 2 đã sẵn sàng cho việc có con chưa. Nếu như tài chính của bạn không đảm bảo, hãy dời kế hoạch có con lại một khoảng thời gian.

Nguồn tài chính ổn địnhHãy đảm bảo bạn có nguồn tài chính ổn định

13. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ răng miệng của bạn

chuẩn bị trước khi có thai

Đến nha sĩ để xem bạn có bất kỳ vấn đề nào về răng miệng không. Đặc biệt là các triệu chứng như răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm nướu,… Sức đề kháng của người mẹ khi mang thai là rất yếu nên dễ khiến vi khuẩn xâm nhập. Điều trị dứt điểm các triệu chứng về răng miệng sẽ giúp bạn giảm các rủi ro nhiễm trùng khi mang thai.

Trên đây là 13 điều bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai. Hãy tạo điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ với việc chuẩn bị thật cẩn thận các bước này.