Theo báo cáo nghiên cứu “Già hóa dân số và người cao tuổi”,  30% người trên 35 tuổi tại Việt Nam bị thoái hóa khớp. Từ con số này có thể thấy, thoái hóa khớp ở người trẻ đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng và trở thành mối lo ngại của y học Việt Nam.

Nội Dung Chính

Thoái hóa khớp là gì ?

Tại sao thoái hóa khớp ở người trẻ ngày tăng?

Những triệu chứng của thoái…

Có thể bạn quan tâm:

Theo báo cáo nghiên cứu “Già hóa dân số và người cao tuổi”,  30% người trên 35 tuổi tại Việt Nam bị thoái hóa khớp. Từ con số này có thể thấy, thoái hóa khớp ở người trẻ đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng và trở thành mối lo ngại của y học Việt Nam.

Nội Dung Chính

    Thoái hóa khớp là gì ?

    Tại sao thoái hóa khớp ở người trẻ ngày tăng?

    Những triệu chứng của thoái hóa khớp ở người trẻ là gì?

    Hiện nay, có những phương pháp nào để điều trị thoái hóa khớp ở người trẻ?

    Biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp ở người trẻ

Thoái hóa khớp là gì ?

Thoái hóa khớp là tình trạng quá trình tái tạo sụn không “đuổi kịp” việc lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Theo thời gian, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương bị bào mòn, đồng thời lượng dịch tiết ra cũng ít đi khiến khớp vận hành kém linh hoạt. Do đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, vận động bị hạn chế và thậm chí có thể bị tàn phế nếu không được điều trị.

Tại sao thoái hóa khớp ở người trẻ ngày tăng?

Theo thống kê của Khoa Chấn thương – Chỉnh hình tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM thì tỷ lệ người trẻ mắc thoái hóa khớp đã tăng khoảng 20% so với trước đây. Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, tuy nhiên khớp gối và cột sống là những vị trí thường mắc phải bệnh lý này bởi áp lực cơ thể và cường độ “làm việc” của chúng nhiều hơn hẳn các vị trí khác.

Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp ở người trẻ, tuy nhiên có thể đề cập đến những nguyên nhân sau đây:

– Tư thế làm việc

Ở người trẻ, làm việc lâu ở một tư thế (nhân viên văn phòng), hành động lặp đi lặp lại, mang vác nặng hay chấn thương khớp… chính là nguyên nhân phổ biến khiến xương khớp, cột sống phải hoạt động quá tải, thay đổi cấu trúc và gây thoái hóa khớp ở người trẻ.

– Ít vận động

Trong cuộc sống hiện đại, con người có nhiều phương tiện, máy móc hỗ trợ cuộc sống và công việc cho nên việc vận động cũng ít hơn. Do đó, nhiều bộ phận trên cơ thể cũng rất dễ bị thoái hóa chứ không riêng gì xương khớp.

– Tập thể thao sai cách

Chúng ta luôn được khuyến khích tập thể thao để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tập thể thao không đúng cách sẽ có thể dẫn đến nhiều tổn thương cho cơ thể, đơn cử là bệnh thoái hóa khớp.

Theo đó, việc bỏ qua bước khởi động hay khởi động không kỹ có thể gây chấn thương xương khớp. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến việc lớp sụn mau bị hư tổn, từ đó gây thoái hóa khớp ở người trẻ. Theo khảo sát của Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, 70-80% người tập tạ bị thoái hóa cột sống vì sức nặng tác động lên vị trí này.

– Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Với những người trẻ không chú tâm đến chế độ dinh dưỡng, tình trạng thoái hóa khớp càng dễ xảy ra hơn. Cụ thể, nhiều người chuộng cơ thể gầy/ốm nên ăn uống kiêng cữ nhiều, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể và các khớp.

Ngược lại, chế độ dinh dưỡng “dư thừa” gây béo phì càng dễ khiến cơ thể mắc phải bệnh lý thoái hóa khớp gối, bởi khi trọng lượng cơ thể lớn sẽ khiến khớp bị quá tải, theo thời gian sẽ dẫn đến thoái hóa khớp ở người trẻ.

Ngoài ra, việc  lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích và thực phẩm chế biến sẵn… cũng là những thói quen không tốt, khiến xương khớp giảm độ chắc khỏe, dễ mắc bệnh.

Những triệu chứng của thoái hóa khớp ở người trẻ là gì?

Ở người trẻ tuổi, triệu chứng đầu tiên là mỏi khớp, sau đó thì đau nhưng không phải đau thường xuyên mà chỉ là thỉnh thoảng. Thời gian sau, tình trạng đau khớp sẽ lặp đi lặp lại, vùng tổn thương sưng nóng và nghe thấy tiếng lạo xạo tại các khớp khi cử động.

Hiện nay, có những phương pháp nào để điều trị thoái hóa khớp ở người trẻ?

Khi có dấu hiệu đau, đa số người trẻ thường chủ quan và tự mua thuốc giảm đau thay vì đến bác sĩ thăm khám. Do đó, nhiều trường hợp lúc vào viện thì bệnh đã khá nặng.

Để điều thoái hóa khớp ở người trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp cải thiện phù hợp. Thông thường, bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc, kết hợp vận động và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp nặng hơn phải tiến hành tiêm khớp. Nghiêm trọng nhất, người bệnh sẽ phải tiến hành các biện pháp phẫu thuật như ghép sụn xương tự thân, ghép sụn xương đồng loại hoặc cắt xương sửa trục, liệu pháp tế bào gốc, thay khớp gối bán phần hay toàn phần.

Hình ảnh chụp X-quang của bệnh nhân đã thay khớp gối nhân tạo.

Biện pháp phòng tránh thoái hóa khớp ở người trẻ

Để tránh thoái hóa khớp sớm, phụ huynh nên cho trẻ chơi thể thao sớm, liên tục và đều đặn ngay khi còn nhỏ. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về môn chơi thích hợp, cường độ chơi… để tránh bị thoái hóa khớp, gân cơ.

Về chế độ dinh dưỡng, mỗi người cần có khẩu phần ăn hợp lý, đủ chất và bổ sung canxi, vitamin…. và hạn chế bia rượu và các chất kích thích thần kinh vì chúng thường gây co cứng cơ.

Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp, giữ cơ thể luôn thẳng để bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Với dân văn phòng, cần nghỉ giải lao và thay đổi tư thế sau 1 – 2 giờ làm việc.

Thoái hóa khớp ở người trẻ sẽ khiến khiến “hành trình” thực hiện ước mơ của bạn bị gián đoạn, khó khăn và trì hoãn. Vì một tuổi trẻ trọn vẹn, hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh để cơ thể luôn sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới.