Với xu hướng già hóa của dân số Việt Nam, các bệnh lý về đau nhức xương khớp đang ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Để điều trị những vấn đề xương khớp, người bệnh cần phải kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, bị đau xương khớp nên ăn gì để giảm thiểu cơn…

Có thể bạn quan tâm:

Với xu hướng già hóa của dân số Việt Nam, các bệnh lý về đau nhức xương khớp đang ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Để điều trị những vấn đề xương khớp, người bệnh cần phải kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, bị đau xương khớp nên ăn gì để giảm thiểu cơn đau, nhanh khỏi bệnh là điều mà không phải ai cũng biết.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và giúp những bệnh nhân xương khớp sớm tìm lại cơ thể khỏe mạnh, Thongtinsuckhoe.vn sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Bị đau xương khớp nên ăn gì?”.

Nội Dung Chính

    Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn của người bị bệnh xương khớp.

    Thực phẩm giàu Acid béo omega-3

    Trái cây tươi

    Trứng

    Sữa

    Rau xanh

    Nấm

    Ngũ cốc

    Gia vị ấm nóng

    Giá đỗ

    Trà xanh

    Nước hầm xương

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn của người bị bệnh xương khớp.

Cần cân bằng và đa dạng hóa việc hấp thụ vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các bệnh về xương khớp.

Ngoài ra, những bệnh nhân thừa cân, béo phì cần phải thực hiện chế độ ăn uống giảm cân. Bởi vì, trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tạo áp lực lên các khớp xương vốn đã tổn thương. Ngược lại, với những bệnh gầy yếu thì nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Thực phẩm giàu Acid béo omega-3

Đáp án đầu tiên cho câu hỏi “Bị đau xương khớp nên ăn gì?”, chính là những thực phẩm giàu Acid béo omega-3. Nhóm thực phẩm này được mệnh danh là “dưỡng chất vàng” hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp mà bạn nên lưu ý.

Theo đó, Acid béo omega-3 làm tốt vai trò ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, làm giảm các chứng đau mỏi. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo lời khuyên bác sĩ khi dùng dầu cá để bổ sung Omega-3, vì nếu sử dụng quá liều sẽ gây bất lợi cho quá trình đông máu của cơ thể.

Những thực phẩm chứa nhiều Acid béo omega-3 là cá bơn, cá trích, cá ngừ, cà hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu,… Ngoài ra, “dưỡng chất vàng” này còn có trong dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh.

Đặc biệt, dầu oliu là loại thực phẩm giàu Acid béo omega-3 được bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bệnh nhân xương khớp. Cụ thể, dầu oliu còn là nguồn cung cấp hợp chất Oleocanthal giúp giảm viêm cơ và bảo vệ các tế bào hiệu quả. Bên cạnh đó, các axit béo, silicium và chất chống oxy hóa trong dầu oliu sẽ giúp cân bằng lượng cholesterol và bảo vệ động mạch.

Trái cây tươi

Bị đau xương khớp nên ăn gì? Trái cây tươi với hàm lượng vitamin cao chính là đáp án tiếp theo mà Thongtinsuckhoe.vn gợi ý cho thực đơn của bạn. Theo đó, bạn có thể tìm được trong nhiều loại trái cây các men kháng viêm và vitamin C giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp. Hơn thế, trái cây còn góp phần xây dựng sự vững chắc của xương, hạn chế quá trình loãng xương, thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, những trái cây có màu đỏ vàng như cà chua, dứa, cam, quýt, táo đỏ, dưa vàng … đặc biệt được các chuyên gia khuyên dùng để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của bệnh nhân xương khớp.

Trứng

Với người Nhật Bản và Trung Quốc, trứng được xem là một trong những bài thuốc trị bệnh xương khớp lâu đời, đặc biệt là bệnh viêm khớp. Bởi vì, trứng rất giàu lecithin, vitamin A, vitamin B1, canxi, kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Do đó, bạn hãy mua trứng gà nuôi sạch, đã qua kiểm dịch để bổ sung vào danh sách “Bị đau xương khớp nên ăn gì?” của mình nhé. Tuy nhiên, các bạn không nên ăn quá 4 quả/tuần để tránh dẫn đến tình trạng béo phì, tăng gánh nặng các khớp vốn đang tổn thương.

Sữa

Bị đau xương khớp nên ăn gì? Dĩ nhiên, chính là bổ sung canxi – thành phần cấu tạo nên xương – từ sữa là lời khuyên bạn thường nhận được.

Ở độ tuổi trung niên, uống 2-3 ly sữa mỗi ngày là điều cần thiết để bổ sung canxi. Bởi vì, hệ xương trong giai đoạn này đã bắt đầu lão hóa dần và bắt đầu hình thành các vấn đề về xương khớp. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi, bạn nên tập thói quen uống sữa đều đặn khi bắt đầu bước sang tuổi 30.

Rau xanh

Tương tự như trái cây, rau xanh có tác dụng kháng oxy hóa và phòng chống bệnh về xương khớp nhờ chứa các loại vitamin C, D, E, K và beta-caroten. Hơn thế, lượng chất xơ trong rau xanh còn có tác dụng giảm sự ma sát giữa các đĩa đệm, hỗ trợ sản sinh dịch nhầy ở các mối khớp, ngăn ngừa các cơn đau và nóng vùng lưng.

Nếu bạn đang băn khoăn “Bị đau xương khớp nên ăn gì?” thì nên bổ sung rau xanh vào thực đơn hỗ trợ điều trị của mình đi nhé. Ngoài ra, các loại rau quả có màu xanh thẫm như bồ ngót, cải bó xôi, súp lơ xanh hay cải bẹ xanh là những loại rau đặc biệt giàu vitamin.

Đặc biệt, cải bó xôi là loại rau trả lời “xuất sắc” cho câu hỏi “Bị đau xương khớp nên ăn gì?” nhờ hàm lượng lutein và zeaxanthin giúp giảm đau đầu gối, tốt cho thị lực và chống oxy hóa hiệu quả.

Nấm

Với tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa chứng tê bại chân tay, thoái hóa và viêm khớp thì nấm là loại thực phẩm cần có trong danh sách “Bị đau xương khớp nên ăn gì?”.

Hơn thế, nấm còn có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư, đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp. Bạn hãy chế biến các món ăn từ nấm kết hợp cùng một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, ớt để bổ sung các Vitamin A, E, C, K… cho cơ thể nhé.

Ngũ cốc

Trong thành phần của ngũ cốc chứa nhiều Vitamin và khoáng chất dồi dào. Từ đó, chúng kích thích giúp tế bào sụn khớp sản sinh ra nhiều collagen hơn, tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa cho cơ thể. Do đó, bạn hãy ghi ngay ngũ cốc vào thực đơn “Bị đau xương khớp nên ăn gì?”

Đặc biệt, đậu nành có tác dụng rất tốt cho người mắc bệnh xương khớp. Theo đó, đậu nành hoàn toàn có thể thay thế cá, do hàm lượng axit béo omega-3, lượng đạm và chất xơ cao giúp chống viêm hiệu quả.

Gia vị ấm nóng

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những loại gia vị ấm nóng như ớt, hạt tiêu, gừng có tác dụng chống viêm và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị các bệnh xương khớp. Do đó, bạn nên bổ sung chúng vào danh sách “Bị đau xương khớp nên ăn gì?” để làm giảm các cơn đau của bệnh viêm khớp khi thời tiết chuyển lạnh gây ra.

Giá đỗ

Chứa Phyto-oestrogen (Hormone Oestrogen thực vật) và Isoflavon, giá đỗ giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, vào giai đoạn mãn kinh – giai đoạn xương mỏng đi nhanh chóng và nguy cơ gãy xương ngày càng tăng cao thì bạn càng nên đưa giá đỗ vào danh sách “Bị đau xương khớp nên ăn gì?” của mình.

Trà xanh

Các chuyên gia khuyến khích, người bị bệnh xương khớp nên uống nước trà xanh hàng ngày. Bởi vì, trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cực cao. Ngoài ra, Flavonoid trong lá trà xanh tươi ngon chính là chất kháng viêm và gây ức chế các enzyme gây hại cho xương khớp, đặc biệt là người mắc các chứng bệnh về viêm khớp.

Tuy nhiên, bạn có thể bị rối loạn tầm nhìn và triệu chứng khó tiêu nếu uống quá 3 cốc nước trà xanh mỗi ngày. Bên cạnh đó, trà xanh cũng không nên uống trước và sau bữa ăn 30 phút để tránh gây các tác động xấu đến hệ tiêu hóa.

Nước hầm xương

Dĩ nhiên, các món hầm từ xương chứa hàm lượng lớn canxi – thành phần cấu tạo xương. Cho nên, sử dụng thực phẩm này sẽ giúp cải thiện cấu trúc xương cho người viêm khớp. Hơn thế, loại thực phẩm này còn chứa glucosamine và chondroitin – hợp chất tự nhiên cấu thành sụn, giúp sụn chắc khỏe hơn.

Trên đây là danh sách trả lời cho câu hỏi “Bị đau xương khớp nên ăn gì?” mà Thongtinsuckhoe.vn muốn gửi đến bạn. Bên cạnh việc ăn các thực phẩm có lợi để hỗ trợ quá trình điều trị, bạn cũng nên tham khảo qua danh sách thực phẩm cần tránh khi bị bệnh xương khớp để tình trạng bệnh không tồi tệ hơn.

Để điều trị các bệnh lý về xương khớp, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống và hoạt động sinh hoạt lành mạnh. Mong rằng, Thongtinsuckhoe.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trên “hành trình” tìm lại cơ thể khỏe mạnh.