Hiện nay, Việt Nam có tới hơn 35% dân số mắc các chứng bệnh viêm khớp. Tuy không cấp bách như bệnh tim, nhưng nó có thể gây tàn phế nếu không tiến hành điều trị kịp thời. Do đó, việc tìm hiểu về triệu chứng hay nguyên nhân bệnh viêm khớp, để phát hiện và phòng ngừa là vô cùng cần thiết.

Nội Dung Chính

Bệnh viêm khớp là gì?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp

Nguyên…

Có thể bạn quan tâm:

Hiện nay, Việt Nam có tới hơn 35% dân số mắc các chứng bệnh viêm khớp. Tuy không cấp bách như bệnh tim, nhưng nó có thể gây tàn phế nếu không tiến hành điều trị kịp thời. Do đó, việc tìm hiểu về triệu chứng hay nguyên nhân bệnh viêm khớp, để phát hiện và phòng ngừa là vô cùng cần thiết.

Nội Dung Chính

    Bệnh viêm khớp là gì?

    Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp

    Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp?

    Triệu chứng của bệnh viêm khớp là gì?

    Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp

    Chế độ sinh hoạt và ăn uống khi bị bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp là gì?

Viêm khớp là bệnh xương khớp vô cùng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Theo nghiên cứu, hiện đã phát hiện hơn 100 loại viêm khớp khác nhau. Trong đó, hai loại thường gặp nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Theo các nhà khoa học, bệnh viêm khớp xảy ra do sụn bảo vệ đầu xương bị mòn theo thời gian hoặc chấn thương.

Ở người lớn tuổi, viêm khớp chủ yếu do bệnh thoái hóa khớp. Còn ở người trẻ, phần lớn là do thấp khớp hoặc các bệnh khớp tự miễn khác.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp

Người bệnh viêm khớp sẽ đau đớn các cơ và giảm khả năng vận động. Từ đó, gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt và làm việc. Hơn thế, bệnh viêm khớp sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể, người bệnh có thể gặp các biến chứng như sau:

    Cơ bắp yếu dần và xuất hiện tình trạng teo cơ.

    Khi sụn bị phá hủy, tình trạng dính khớp, biến dạng khớp sẽ gây tàn phế.

    Xương khớp bị biến dạng, chèn ép dây thần kinh và tổn thương dây chằng.

    Từ viêm khớp, các biến chứng có thể gây ra gãy xương, chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp, hội chứng tim,…

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp?

Sụn khớp là một lớp phủ dày, trơn láng lên đầu xương. Theo thời gian hoặc do tổn thương, lớn sụn này bị bào mòn, sần sùi sẽ gây viêm khớp. Từ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn và hạn chế vấn động. Cụ thể, có những nguyên nhân cơ bản sau đây khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.

    Tuổi cao:

    So với các lứa tuổi khác, người trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn. Bởi vì, các tế bào xương trở nên già hóa và dịch khớp cũng không còn tiết ra nhiều. Ngoài ra, tuổi càng cao thì sụn sẽ giòn và dễ gãy hơn.

    Yếu tố di truyền:

    Với những người có người thân bị bệnh viêm khớp, thì tỷ lệ mắc phải sẽ cao gấp 5 lần người khác.
    Thừa cân: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tăng áp lực lên cho các khớp của cơ thể. Do đó, nguy cơ bị viêm khớp cũng tăng cao.

    Yếu tố nghề nghiệp:

    Thực hiện các động tác hoặc tư thế lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ gây ra viêm khớp ngón tay, viêm khớp ngón chân, viêm khớp bàn tay, cổ tay, khớp vai,…

    Nhiễm trùng hoặc chấn thương khớp:

    Chấn thương hoặc nhiễm trùng có thể phá vỡ các mô sụn. Thậm chí, những chấn thương xảy ra nhiều năm và đã được chữa lành vẫn làm tăng nguy cơ viêm đa khớp.

    Bị tật bẩm sinh:

    Ở một số người, khớp đã bị dị dạng hoặc sụn bị lỗi từ khi sinh ra. Do đó, nguy cơ mắc viêm khớp của họ cũng cao hơn.

    Rối loạn tự miễn dịch:

    Khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến synovium – chất lỏng nuôi dưỡng sụn và bôi trơn các khớp. Từ đó, phá hủy cả xương và sụn bên trong khớp.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp là gì?

    Đau khớp

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm khớp là đau khớp. Sụn khớp bị bào mòn và dịch khớp giảm nhiều, cho nên hai đầu xương chạm vào nhau khiến các cơn đau xuất hiện khi vận động. Càng về sau, các cơn đau sẽ ngày càng nặng và tần suất xuất hiện cũng thường xuyên hơn. Thậm chí, bệnh nhân không hoạt động cũng cảm thấy đau nhức. Từ đó, dẫn đến mất ngủ và suy giảm sức khỏe.

    Sưng tấy

Khi bị bệnh viêm khớp, vùng bị ảnh hưởng sẽ trở nên sưng tấy, ửng đỏ, sờ vào thấy ấm và đau khi chạm vào.

    Tiếng kêu từ các khớp

Mỗi khi cử động, các khớp bị viêm sẽ xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, lộp cộp. Bởi vì, sụn khớp bị mòn và dịch khớp giảm khiến hoạt động của khớp kém linh hoạt và phát ra tiếng kêu.

    Cứng khớp

Khi bị bệnh viêm khớp, các dây chằng và sụn trong cấu trúc của khớp có thể gặp vấn đề và xơ dính lại gây cứng khớp. Bởi, quá trình vận động của cơ thể được hỗ trợ bởi hệ thống dây chằng kèm theo sụn, dịch khớp và một số cơ. Do đó, khi bị viêm sẽ khiến cấu trúc này bị tổn thương và hạn chế các cử động.

Thông thường sau khi ngủ dậy, cơ thể thường bị cứng do cấu trúc khớp bất động trong một đêm dài, dễ bị dính. Khi bị cứng khớp, người bệnh không thể duỗi thẳng các khớp, kèm theo đó là dấu hiệu tê nhức.

Senior man with backache

    Các cơ bắp yếu dần đi

Bệnh viêm khớp sẽ khiến các cơ quanh khớp trở nên yếu hơn. Do đó, người bệnh thường sợ vận động vì đau và mỏi. Tuy nhiên, tình trạng này nếu không được cải thiện sẽ dẫn đến teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và đe dọa khả năng vận động.

    Biến dạng khớp

Dấu hiệu nặng nhất của bệnh viêm khớp là biến dạng khớp. Những người bệnh bị biến dạng khớp, hầu hết đều đã mắc bệnh viêm khớp lâu năm nhưng không điều trị hoặc điều trị kém hiệu quả. Ở những cấu trúc mỏng, kích thước nhỏ, yếu như khớp bàn tay, khớp ngón tay sẽ dễ quan sát được sự biến dạng hơn.

Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra phần dịch xung quanh các khớp bị viêm bằng những phương pháp xét nghiệm như:

    Sử dụng tia phóng xạ tần số thấp

    Chụp cắt lớp vi tính (CT)

    Cộng hưởng từ (MRI)

Sau khi xác định được nguyên nhân gây viêm khớp, bệnh nhân sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Với viêm xương khớp, bệnh nhân thường sẽ phải sử dụng các loại thuốc giảm đau (Vicodin, Tylenol…); Thuốc chống viêm không steroid (Advil, Salicylates…); Thuốc ức chế miễn dịch (Prednisone, Cortisone,…); …

Ở những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành phẫu thuật, một trong những phương pháp phẫu thuật phổ biến như:

    Phẫu thuật thay khớp: Thay thế khớp của bạn bằng chất liệu nhân tạo

    Phẫu thuật làm cứng khớp: Cố định khớp trong thời gian chữa trị

    Phẫu thuật tạo hình xương: Tái tạo hình dáng xương theo cấu tạo chuẩn

Chế độ sinh hoạt và ăn uống khi bị bệnh viêm khớp

Ngoài việc sử dụng bằng thuốc, bệnh nhân bị bệnh viêm khớp phải cần phải chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân. Điều này, sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị.

    Sinh hoạt:

– Tập thể dục nhẹ thường xuyên để giúp khớp trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn. Bơi lội là môn thể thao rất phù hợp với bệnh nhân viêm khớp, bởi nó không tạo quá nhiều áp lực lên khớp.
– Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

    Ăn uống:

– Với những người thừa cân, nên áp dụng chế độ ăn kiêng để giảm trọng lượng cơ thể. Bởi vì, thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp.

– Sử dụng những thức ăn chứa chất chống oxy hóa (mâm xôi, dâu tây, bông atiso, socola đen, nghệ, gừng, tiêu,…) sẽ có thể giảm viêm.

– Bổ sung canxi để hỗ trợ quá trình tái tạo xương khớp của cơ thể.

Viêm khớp là căn bệnh không có tính nguy cấp như bệnh tim… Do đó, nhiều bệnh nhân vô cùng chủ quan trong việc điều trị. Thông thường, họ sẽ tự mua những loại thuốc giảm đau để ngăn cơn đau tạm thời. Lâu dần, việc làm này khiến tình trạng viêm khớp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến bại liệt.

Cho nên, khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm khớp, bạn nên tìm đến các địa chỉ uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.