Từ sau tuổi 30, quá trình phát triển đã chấm dứt. Thay vào đó, quá trình lão hóa sẽ bắt đầu, gây ra các bệnh xương khớp, đau nhức xương khớp. Hơn thế, xu hướng thoái hóa khớp ở người trẻ cũng khiến nhiều người lo lắng. Do đó, việc đau nhức xương khớp nên ăn gì? Bệnh xương khớp kiêng ăn gì? hay Các bài tập xương khớp… được rất nhiều người quan tâm. Ngoài ra, chúng ta cũng…

Có thể bạn quan tâm:

Từ sau tuổi 30, quá trình phát triển đã chấm dứt. Thay vào đó, quá trình lão hóa sẽ bắt đầu, gây ra các bệnh xương khớp, đau nhức xương khớp. Hơn thế, xu hướng thoái hóa khớp ở người trẻ cũng khiến nhiều người lo lắng. Do đó, việc đau nhức xương khớp nên ăn gì? Bệnh xương khớp kiêng ăn gì? hay Các bài tập xương khớp… được rất nhiều người quan tâm. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tránh xa những thói quen gây đau nhức xương khớp.

Nội Dung Chính

    1. Ngồi sai tư thế

    2. Nâng vác sai tư thế

    3. Ít vận động

    4. Sử dụng rượu bia và thuốc lá

    5. Chủ quan, ngại khám bác sĩ

    6. Bẻ khớp tay

    7. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

    8. Giảm cân nhanh

    9. Đi giày cao gót

1. Ngồi sai tư thế

Việc ngồi một chỗ hàng giờ, ít thay đổi tư thế và ngồi sai tư thế là thói quen tạo ra ra các cơn đau nhức xương khớp. Nhân viên văn phòng, bàn giấy là những người thường mắc phải thói quen xấu này.

Người Việt Nam thường có thói quen ngồi chúi về phía trước. Tư thế này sẽ tạo rất nhiều áp lực lên cột sống, khiến cột sống bị đè nén. Từ đó, thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn, gây đau nhức xương khớp.

Theo các chuyên gia, tư thế ngồi làm việc đúng là:

    Giữ cho lưng thẳng

    Đầu và vai hơi ngả về phía sau và thả lỏng.

    Hai bàn chân phải tách nhau và tiếp xúc với mặt sàn.

    Cẳng chân và đầu gối phải tạo thành một góc 90 độ.

Bên cạnh đó, các nhân viên văn phòng nên tập các động tác nhẹ nhàng hoặc đứng lên đi lại sau mỗi giờ làm việc. Việc làm này giúp cho máu huyết lưu thông, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, cũng như phòng bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp…

Theo các bác sĩ: “Ngồi lâu một tư thế dễ làm tăng nguy cơ tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn tại cột sống cổ, dẫn đến thoái hóa các đốt sống vùng cổ.”

2. Nâng vác sai tư thế

Khi phải nâng vác các vật nặng, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi làm?

    Vật này nên đặt ở đâu?

    Đi đường nào ngắn nhất?

    Có quá nặng so với sức khỏe của bạn?

    Vật dụng hỗ trợ?

    Dọn dẹp vật cản trên đường…

Illustration of isolated Improper versus against proper lifting

Việc suy tính trước khi hành động, sẽ giúp công việc hoàn thành tốt hơn mà không ảnh hưởng quá nhiều đến các cơn đau nhức xương khớp. Bởi vì, việc nâng vác vật nặng bắt các khớp và cơ bắp phải chịu một lực căng rất lớn.

Nếu trọng lượng vật đó nằm trong khả năng của bạn và bạn quyết định di chuyển nó. Hãy thực hiện theo đúng tư thế được các chuyên gia khuyên sau đây:

    Đứng sát vào vật cần di chuyển

    Hạ thấp đầu gối, 2 chân dang rộng

    Nâng vật lên một cách dứt khoát, không cong lưng, không đột ngột xoay người.

3. Ít vận động

Với những người lười vận động, nguy cơ bị đau nhức xương khớp sẽ cao hơn rất nhiều. Từ những cơn đau thông thường mà không điều trị, có thể dẫn đến những bệnh xương khớp như  bệnh gai cột sống, bệnh viêm khớp, bệnh lồi đĩa đệm… Bởi vì, việc ít vận động sẽ khiến khớp và cơ trở nên căng cứng, khô và thoái hóa dần.

Do đó, chế độ tập luyện 30 phút/ngày là vô cùng lý tưởng để phòng ngừa những cơn đau nhức xương khớp sau tuổi 30. Chẳng cần phải tốn quá nhiều tiền để đến phòng tập, những bài tập bài tập xương khớp đơn giản và chạy bộ là việc bạn có thể thực hiện tại nhà, hay công viên.

4. Sử dụng rượu bia và thuốc lá

Theo nhiều nghiên cứu, chất Nicotine trong thuốc lá sẽ hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của đĩa đệm. Từ đó, nó tạo nên các cơn đau nhức xương khớp tại khu vực này bởi chất dinh dưỡng không được cung cấp đến. Dần dần, điều này sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa đĩa đệm, ảnh hưởng xấu tới cột sống, gây đau nhức xương khớp lưng.

Either we smoke or we drink or we break up.

Ngoài ra, việc sử dụng bia rượu có thể khiến cơ thể tăng cân do tích tụ mỡ bụng. Mà trọng lượng cơ thể tăng, sẽ tạo thêm áp lực lên xương khớp.

5. Chủ quan, ngại khám bác sĩ

Khi bị các cơn đau nhức xương khớp, nhiều người lựa chọn uống các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có chức năng giảm đau chứ không thể chữa trị. Do đó, nếu lạm dụng sẽ gây nên những tác dụng phụ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy gan, suy thận… Nghiêm trọng hơn, thuốc giảm đau sẽ làm mờ triệu chứng bệnh xương khớp. Từ đó,  khiến bệnh diễn biến âm thầm theo chiều hướng xấu, sụn và xương dưới sụn bị phá hủy nặng hơn, nguy hiểm là có thể gây bại liệt.

Thăm khám kịp thời, sẽ giúp việc điều trị tiết kiệm, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Do đó, khi bị các cơn đau nhức xương khớp thì nên lựa chọn cơ sở uy tín để được tư vấn và điều trị sớm.

6. Bẻ khớp tay

Khi cảm thấy đau nhức xương khớp, nhiều người thường có thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân, hay vặn lưng, vặn cổ. Tuy nhiên, thói quen này vô cùng có hại và khiến nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cao hơn.

Việc bẻ khớp ngón tay, ngón chân, hay vặn lưng, vặn cổ sẽ khiến các khớp phải hoạt động đột ngột. Từ đó, khiến chúng bị tổn thương. Cụ thể, cấu trúc sụn hoặc dây chằng sẽ dần bị phá hủy. Theo thời gian, thói quen này sẽ khiến bạn bị thoái hóa xương khớp, biến dạng khớp hoặc có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng…

7. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cơ thể. Cho nên, nếu không ăn uống lành mạnh sẽ gây đau nhức xương khớp ngày càng nghiêm trọng.

Đầu tiên, việc thu nạp quá nhiều calo có thể khiến trọng lượng cơ thể tăng. Từ đó, khiến các khớp phải chịu một áp lực vô cùng lớn để nâng đỡ cơ thể. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm giàu đạm như thịt, muối, đường, nước uống có ga… cũng có thể khiến cơ thể bị đau nhức xương khớp. Dần dần, sẽ dẫn đến những căn bệnh xương khớp nghiêm trọng.

Ngoài việc tránh dung nạp nhiều muối và đạm để hạn chế tình trạng sưng, viêm. Thì, bệnh nhân nên lựa chọn những món ăn cho người đau nhức xương khớp. Đặc biệt, đau nhức xương khớp nên ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, omega-3… là ưu tiên hàng đầu.

8. Giảm cân nhanh

Với những người giảm cân nhanh, quá trình hấp thụ canxi ở xương sẽ bị hạn chế. Đồng thời, sự liên kết của lớp mỡ và cơ bắp sẽ trở nên lỏng lẻo. Do đó, họ thường bị ngất xỉu, mệt lả người và có nguy cơ mắc bệnh loãng xương sớm.

 

9. Đi giày cao gót

Giày cao gót sẽ giúp chị em tôn lên vóc dáng cơ thể. Tuy nhiên, việc đi giày cao gót quá thường xuyên chính là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Bởi vì, gót chân luôn bị “sắp đặt” ở một vị trí không tự nhiên sẵn có, cơ thể nghiêng về phía trước, tăng sức ép lên đầu gối khoảng 26%…

Do đó, chị em nên hạn chế việc đi giày cao gót quá nhiều, quá lâu. Ngoài ra, việc lựa chọn size giày phù hợp sẽ giúp hạn chế tác động xấu đến xương khớp.

Thoái hóa khớp ở người trẻ đang ngày càng phổ biến. Do đó, những bạn trẻ không nên chủ quan, mà hãy loại bỏ những thói quen xấu có thể khiến cơ thể bị đau nhức xương khớp. Với những bệnh nhân đang điều trị bệnh xương khớp, việc thay đổi những thói quen xấu là điều vô cùng cần thiết.