Sau khi trải qua một khoảng thời gian thai kỳ cực khổ, thì việc chào đón bé ra đời chắc chắn sẽ là một niềm hạnh phúc to lớn của tất cả ông bố bà mẹ. Và thai nhi chuẩn bị quay đầu chính là dấu hiệu sẽ giúp thời gian chuyển dạ diễn ra ngắn hơn. Bên cạnh đó, quá trình sinh nở sẽ tiến hành thuận lợi cũng như an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Vậy khi nào thai nhi quay đầu sẽ là chính là…
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ 4 điều các mẹ bầu cần biết ở tuần thai thứ 24 (mới nhất 2021)
- Giải đáp câu hỏi bà bầu làm việc nặng có an toàn không? (2020 2021)
- Nhà có bà bầu thì pha nước lau chùi nhà cửa nào cho an toàn? (2020 2021)
- Thai nhi nhẹ cân phải làm gì? Điều trị thế nào? Ý kiến bác sĩ (2020 2021)
- Giải đáp thắc mắc quan hệ khi mang thai có gây chuyển dạ sớm không? (2020 2021)
Sau khi trải qua một khoảng thời gian thai kỳ cực khổ, thì việc chào đón bé ra đời chắc chắn sẽ là một niềm hạnh phúc to lớn của tất cả ông bố bà mẹ. Và thai nhi chuẩn bị quay đầu chính là dấu hiệu sẽ giúp thời gian chuyển dạ diễn ra ngắn hơn. Bên cạnh đó, quá trình sinh nở sẽ tiến hành thuận lợi cũng như an toàn cho cả mẹ lẫn bé. Vậy khi nào thai nhi quay đầu sẽ là chính là câu hỏi thường gặp của các ông bố bà mẹ trẻ. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này cho các mẹ bầu.
Nội Dung Chính
-
Khi nào thai nhi quay đầu?
Dấu hiệu cho biết khi nào thai nhi quay đầu?
Nên làm gì khi thai nhi không quay đầu?
Khi nào thai nhi quay đầu?
Thông thường, vào khoảng tuần 32 – 36 của thai kỳ thì thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu. Một số trường hợp thai nhi bắt đầu ngay cả sau tuần thứ 37 và cũng sẽ có một số trường hợp, khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ thì thai nhi mới chịu quay đầu xuống. Cụ thể hơn, các bé đầu lòng sẽ bắt đầu quay đầu trong tuần thứ 35 của thai kỳ, còn các bé từ thứ hai trở đi sẽ có thể quay đầu muộn hơn vào tuần thứ 36 hoặc 37.
Vào thời điểm này, em bé sẽ cuộn mình và quay đầu xuống dưới khung xương chậu, mặt quay về lưng mẹ để chuẩn bị vượt cạn cùng mẹ. Trong trường hợp này chưa phải là ngôi thai cuối cùng nên các bà mẹ đừng vội lo lắng.
Thai nhi quay đầu để chuẩn bị chào đời.
Tùy vào mỗi trường hợp khác nhau mà vị trí ngôi thai sẽ ổn định sẽ theo nhiều tư thế khác nhau. Đó có thể là ngôi đầu, ngôi mông hoặc ngôi chân,… Khi đó, mặc dù đã ổn định vị trí nhưng một số bé vẫn tiếp tục có thể di chuyển cho đến khi mẹ chuyển dạ.
Dấu hiệu cho biết khi nào thai nhi quay đầu?
Có rất nhiều cách để nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu vào thời điểm này, để biết được em bé đang ở tư thế nào trong bụng mẹ.
Bằng biện pháp thủ công như nắn sờ bụng hay sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm, các bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết bé đang ở trong vị trí và tư thế nào. Bạn cũng có thể tự kiểm tra bằng cách sau đây:
Dùng tay ấn nhẹ quanh xương mu, cảm nhận thấy thứ gì đó cứng và tròn thì có thể đó là đầu của con. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể nhầm lẫn giữa mông và đầu bé, nên lưu ý rằng khi sờ và mông bé sẽ có cảm giác mềm hơn khi sờ vào đầu bé.
Song song đó, các mẹ bầu có thể kiểm tra bằng việc nhờ chồng lắng nghe nhịp tim của con. Nếu nghe thấy nhịp tim tiếng phát ra từ bụng dưới thì đó sẽ là dấu hiệu cho thấy thai nhi quay đầu
Ngoài hai cách kiểm tra thủ công trên, các mẹ vẫn có thể kiểm tra thông qua tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới, cùng với những cú đá mạnh ở phía bụng trên. Dựa vào đó, các mẹ có thể đoán được vị trí của con hay việc thai nhi đã quay đầu chưa.
Nên làm gì khi thai nhi không quay đầu?
Trong trường hợp đã đến khoảng thời gian dự tính mà thai nhi vẫn chưa quay đầu, bạn có thể thực hiện một số gợi ý như sau:
Luyện tập một số tư thế giúp bé quay đầu như, ngồi trên môt quả bóng mềm dùng đề tập thể dục, hay tập theo tư thế em bé bò, rướn người lên xuống trong ít phút đề giúp bé dễ xoay đầu hơn.
Luyện tập cơ thể để thai nhi dễ quay đầu hơn.
Đi bộ mỗi ngày khoảng 20 phút để tạo ra chuyển động trong khung xương chậu, nhằm kích thích bé quay đầu. Nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn có thể di chuyển xung quanh phòng vào những giờ nghỉ giải lao.
Lưu ý: Các mẹ bầu nên tránh đặt chân lên cao trong khi nằm ngửa, vì dễ làm em bé xoay tư thế sai làm cho quá trình chuyển dạ kéo dài, và gây đau lưng dữ dội khi sinh con. Ngoài ra, các mẹ cũng nên ngủ nghiêng về bên trái thay vì nằm ngửa khi ngủ.
Còn trong trường hợp bạn đã thử khá nhiều biện pháp khác nhau mà thai nhi vẫn chưa quay đầu xuống, thì hãy đến gặp bác sĩ để có được sự hỗ trợ kịp thời, tư vấn các hình thức luyện tập và lựa chọn biện pháp sinh nở phù hợp.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của các mẹ bầu về việc khi nào thai nhi quay đầu. Hy vọng các mẹ đã có thể lưu ý được những thông tin bổ ích để chuẩn bị chào đón thiên thần bé nhỏ của mình chào đời. Chúc các mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!