Bệnh STDs (Sexually Transmitted Disease) là các căn bệnh lây lan qua đường tình dục. Đúng như tên gọi, các căn bệnh này lây truyền từ người sang người thông qua các hình thức quan hệ tình dục (âm đạo, hậu môn, thậm chí là đường miệng). Những căn bệnh STDs nếu không được điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng rất nguy hiểm, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai. Bệnh có thể lây…
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ 4 điều các mẹ bầu cần biết ở tuần thai thứ 24 (mới nhất 2021)
- Giải đáp câu hỏi bà bầu làm việc nặng có an toàn không? (2020 2021)
- Nhà có bà bầu thì pha nước lau chùi nhà cửa nào cho an toàn? (2020 2021)
- Thai nhi nhẹ cân phải làm gì? Điều trị thế nào? Ý kiến bác sĩ (2020 2021)
- Giải đáp thắc mắc quan hệ khi mang thai có gây chuyển dạ sớm không? (2020 2021)
Bệnh STDs (Sexually Transmitted Disease) là các căn bệnh lây lan qua đường tình dục. Đúng như tên gọi, các căn bệnh này lây truyền từ người sang người thông qua các hình thức quan hệ tình dục (âm đạo, hậu môn, thậm chí là đường miệng). Những căn bệnh STDs nếu không được điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng rất nguy hiểm, đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con và đứa trẻ sẽ bị mắc bệnh từ rất sớm. Dưới đây là 6 căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất. Nhận biết chúng từ sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp con bạn được khoẻ mạnh.
6 căn bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới
1. Giang mai
Giang mai là loại bệnh lây lan qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở người nữ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những chuyển biến xấu cho sức khoẻ. Nếu người phụ nữ đang mang thai và được chuẩn đoán có mắc bệnh, thì những tác hại của căn bệnh này càng nghiêm trọng hơn do nó ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ.
Vi khuẩn giang mai.
Tác hại của bệnh giang mai đối với thai phụ:
Giảm chức năng hoạt động của các cơ, khớp xương và hệ thần kinh.
Tỷ lệ sinh non cao.
Người mẹ dễ bị xảy thai.
Lây bệnh trực tiếp sang trẻ.
Trẻ khi sinh ra có thể bị dị tật, mất thính giác và thị giác.
2. Chlamydia
Là một bệnh lây lan qua đường tình dục khá phổ biến bởi vi khuẩn Chlamydia. Một số triệu chứng của bệnh là chảy máu sau khi quan hệ, âm dục bị nóng rát, ngứa, chảy dịch và có mùi hôi. Bệnh thường gây ra nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm ở thai phụ. Trẻ dễ mắc bệnh khi sinh thường. Trẻ sau sinh sẽ nhẹ cân, sức đề kháng kém và có thể mắc một số bệnh về mắt, phổi.
3. Viêm gan B và C
Viêm gan B (HBV) và C (HCV) từ người mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của thai nhi. Mức độ lây lan sẽ phụ thuộc vào thời gian người mẹ mắc bệnh này, càng về giai đoạn cuối thì nguy cơ lây lan sang trẻ sẽ càng cao hơn. Đứa trẻ sẽ bị mắc bệnh ngay khi vừa sinh ra hoặc sẽ có nguy cơ bị ung thư gan trong quá trình trưởng thành.
Viêm gan B&C gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người mẹ và con.
Tuy nhiên, đây là bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa lây sang trẻ nếu được điều trị đúng cách và kịp thời.
4. Bệnh HPV
HPV (hay bệnh u nhú) là bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, bệnh không có triệu chứng hay dấu hiệu rõ ràng nào trong thời gian đầu. Vì vậy, trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nguy cơ truyền bệnh sang cơ thể bé là rất cao. Trong quá trình mang thai, nếu phát hiện gần vùng âm đạo hoặc hậu môn xuất hiện mụn trông như mụn cóc thì phải đến ngay bệnh viện.
Thông thường, khi phát hiện bệnh, các bác sĩ thường khuyên người mẹ nên sinh mổ. Đồng thời thực hiện các bước điều trị sau sinh ít nhất 6 tháng. Điều này nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho bé không bị nhiễm bệnh.
5. Bệnh HIV/AIDS
Human Immunodeficiency Virus Infection (HIV) là hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Đây là căn bệnh thế kỉ có sức tàn phá khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại. Người mắc các bệnh trong giai đoạn cuối (AIDS) thường sẽ chết bởi các bệnh thông thường như cảm cúm, sốt do hệ miễn dịch của họ đã suy yếu.
HIV – Căn bệnh thế kỉ rất nguy hiểm của nhân loại.
HIV/AIDS là bệnh lây lan qua các đường: tình dục, truyền máu, từ mẹ sang con. Thai phụ bị mắc bệnh HIV đứa trẻ cũng sẽ có nguy cơ rất cao bị nhiễm từ trong bụng mẹ.
Làm gì để bảo vệ con khi mẹ bị nhiễm HIV?
Để giảm tỉ lệ bị nhiễm HIV ở trẻ các bà mẹ cần phải thực hiện các biện pháp sau đây ngay lập tức:
Duy trì việc uống thuốc kháng virus trong suốt quá trình mang thai – sinh con.
Cho bé uống kháng sinh ngay khi được sinh ra.
Tuyệt đối không cho bé bú vì virus HIV có thể lây truyền qua đường này.
6. Trùng roi âm đạo Trichomonas
Khi bị nhiễm trùng roi Trichomonas người mẹ có nguy cơ cao bị sảy thai, sinh non, vỡ và nhiễm trùng ối. Bệnh được gây ra bởi ký sinh trùng vi thể Trichomonas.
Bệnh có thể được lây theo đường từ mẹ sang con nhưng có thể ngăn ngừa được nếu uống đủ kháng sinh.
Các biện pháp phòng ngừa các bệnh tình dục khi mang thai
Để con được an toàn và có sức khoẻ tốt sau sinh, các bà mẹ cần:
Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh để phát hiện sớm các bệnh của bé.
Quan hệ tình dục an toàn trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Hạn chế quan hệ tình dục ở các tháng sau, đặc biệt là gần đến ngày lâm bồn.
Thường xuyên tái khám phụ sản định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín.
Cảnh giác trước các dấu hiệu mắc bệnh của cơ thể. Nếu phát hiện điểm bất thường, cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu mắc bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ cho đến khi đứa bé được sinh ra.
Tóm lại, các bệnh lây qua đường tình dục đều có thể phòng ngừa nếu các cặp vợ chồng ý thức được sức khoẻ của mình. Hãy chuẩn bị và duy trì một lối sống lành mạnh trước khi sinh tối thiểu 6 tháng. Hãy vận động thường xuyên và bồi bổ cơ thể trong giai đoạn thai kỳ. Vì mỗi đứa trẻ được sinh ra khoẻ mạnh, phát triển tốt chính là niềm hạnh phúc của bất kỳ bậc cha mẹ nào.