Như chúng ta đã biết, tim là một trong những cơ quan thực hiện các chức năng có vai trò quan trọng, quyết định sự sống của con người và thai nhi cũng không ngoại lệ. Sự xuất hiện của tim thai có ý nghĩa tinh thần đặc biệt và là nỗi mong chờ của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng biết được sức khỏe của con yêu qua dấu hiệu nhịp đập tim thai, nhất là…
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì để cải thiện sức khoẻ sinh sản cho cả vợ và chồng? (2020 2021)
- Sự khác biệt giữa dấu hiệu mang thai và triệu chứng tiền kinh nguyệt (2020 2021)
- Phụ nữ sẩy thai nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng có lại cơ hội làm mẹ (2020 2021)
- Lưu ngay những điều các bà bầu nên lưu ý khi mang thai tuần thứ 16 (2020 2021)
- Nam giới có con được hay không khi chỉ có 1 tinh hoàn? (2020 2021)
Như chúng ta đã biết, tim là một trong những cơ quan thực hiện các chức năng có vai trò quan trọng, quyết định sự sống của con người và thai nhi cũng không ngoại lệ. Sự xuất hiện của tim thai có ý nghĩa tinh thần đặc biệt và là nỗi mong chờ của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng biết được sức khỏe của con yêu qua dấu hiệu nhịp đập tim thai, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Vậy nhịp tim thai thế nào là bình thường? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tim thai xuất hiện khi nào?
Trước khi đi tìm những dấu hiệu nhịp tim thai thế nào là bình thường, chúng ta cần biết tim thai xuất hiện vào lúc nào? Có thể nói tim thai xuất hiện rất sớm, bắt đầu từ ngày thứ 16 sau khi trứng thụ tinh thành công. Những mầm móng đầu tiên của sự xuất hiện này chính là, hai mạch máu ở phôi thai tạo thành hai ống dẫn của tim mạch. Ở giai đoạn này tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng dưới tác động của những hoạt động co bóp, nó đã bắt đầu thực hiện đúng chức năng như một quả tim thực thụ bằng những nhịp đập đầu tiên.
Ở tuần thứ 6, thai nhi bắt đầu có tim thai.
Sau 4 tuần tuổi, phôi thai dài thêm khoảng 1cm, mặc dù chưa có ngũ tạng và chân tay rõ ràng, nhưng tim thai đã đi vào quá trình hoàn thiện. Và cơ quan này bắt đầu hoạt động vào tuần thứ 6 của thai kì. Tiếp tục lớn lên, đến tuần thứ 7 tim thai bắt đầu có sự phân chia thành 2 buồng tim trái và phải. Lúc này nhịp đập tim thai đã rõ ràng. Nhưng điều nay không đồng nghĩa với việc bạn có thể nghe được tim thai ở thời điểm này. Thông thường, bạn sẽ nghe thấy tim thai muộn hơn, cụ thể vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kì.
Trong giai đoạn thai kì, tim thai nhi là một trong những dấu hiệu quan trọng cho thấy mầm sống đang lớn lên từng ngày trong cơ thể người mẹ. Đặc biệt, nó có thể phản ánh tình trạng sức khỏe và sự phát triển của em bé. Chính vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để thăm khám và theo dõi.
Nhịp tim thai thế nào là bình thường?
Để kiểm tra nhịp tim thai nhi thế nào là bình thường, bạn phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ và các dụng cụ y khoa chuyên dụng. Một trong những điều mà tất cả các mẹ bầu quan tâm khi có kết quả siêu âm đó chính là nhịp đập tim thai. Nhịp tim thai nhi nhanh hay chậm đều là những dấu hiệu cần lưu tâm.
Dùng tai nghe để nghe nhịp tim của con yêu.
Thông thường, khi tim thai đã hoàn thiện về mặt cấu trúc, nó hoàn toàn có khả năng hoạt động như một quả tim bình thường. Theo đó, một ngày tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu và nhịp tim dao động từ 120-160 lần/phút, cao nhất có thể 180 lần/phút nếu thai nhi cựa quậy nhiều.
Vậy nhịp tim thai nhi bình thường là như thế nào? Bên cạnh việc siêu âm, bạn cũng có thể dùng tai nghe bình thường để lắng nghe nhịp tim của con. Thai nhi rất khỏe mạnh và phát triển bình thường nếu kết quả nhịp tim đập to, rõ.
Đối với trường hợp tim thai đập quá nhanh, vượt ngưỡng bình thường (180 lần/phút) thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế, hoặc bệnh viện gần nhất để nhờ bác sĩ can thiệp. Đây là một trong những dấu hiệu nhịp tim thai nhi không bình thường, rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.
Nhịp tim nhanh hay chậm đều phản ánh sức khỏe mẹ và bé đang gặp vấn đề.
Bên cạnh đó, trường hợp nhịp tim thai nhi đập chậm dưới 110 nhịp/phút là báo động bạn có nguy cơ sẩy thai rất cao. Có thể khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường, hoặc do dị tật thai nhi là những nguyên nhân của biến chứng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.
Như vậy, ngoài việc tìm kiếm sự xuất hiện của tim thai, các mẹ bầu cũng nên lưu tâm và theo dõi nhịp tim của con mình trong giai đoạn thai kì.
Với bài viết nhịp tim thai nhi thế nào là bình thường trên đây, chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc theo dõi sức khỏe của thai nhi cũng như của mình qua nhịp tim. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, tốt nhất các thai phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.