Đối với phụ nữ, tử cung đóng vai trò rất quan trọng từ hỗ trợ máu lưu thông tới các buồng trứng, hỗ trợ các cơ quan nội tạng khác như âm đạo, trực tràng, bàng quang hoạt động bình thường và ổn định. Một vai trò đặc biệt quan trọng khi đây là nơi để trứng được thụ tinh, nuôi dưỡng em bé trong suốt thời kỳ mang thai. Tử cung sẽ lớn lên và phát triển cùng em bé. Vậy kích…
Có thể bạn quan tâm:
- 6 căn bệnh lây lan qua đường tình dục nguy hiểm nhất trong thai kỳ (2019)
- Giải đáp câu hỏi bà bầu làm việc nặng có an toàn không? (2019)
- Góc giới thiệu những loại thực phẩm giúp giảm buồn nôn cho bà bầu
- Nhà có bà bầu thì pha nước lau chùi nhà cửa nào cho an toàn? (2019)
- Bỏ túi cẩm nang khi bà bầu ra nhiều khí hư trong thai kỳ
Đối với phụ nữ, tử cung đóng vai trò rất quan trọng từ hỗ trợ máu lưu thông tới các buồng trứng, hỗ trợ các cơ quan nội tạng khác như âm đạo, trực tràng, bàng quang hoạt động bình thường và ổn định. Một vai trò đặc biệt quan trọng khi đây là nơi để trứng được thụ tinh, nuôi dưỡng em bé trong suốt thời kỳ mang thai. Tử cung sẽ lớn lên và phát triển cùng em bé. Vậy kích thước tử cung trong giai đoạn thai kỳ sẽ thay đổi như thế nào và liệu sau thời gian mang thai, tử cung có trở về lại được kích thước cũ? Bài viết sau sẽ phần nào cung cấp thêm cho bạn các kiến thức liên quan đến kích thước của tử cung trong giai đoạn thai kỳ.
Nội Dung Chính
-
Kích thước tử cung ở giai đoạn đầu thai kỳ
Kích thước tử cung ở giai đoạn giữa thai kỳ
Kích thước tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ
Kích thước tử cung sau khi mang thai
Kích thước tử cung ở giai đoạn đầu thai kỳ
Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, tử cung của bạn sẽ có kích thước tương đương với một quả bưởi, không quá lớn so với kích thước tử cung của người bình thường. Thai nhi ở giai đoạn này vẫn còn nhỏ (khoảng một trái chanh) nên tử cung chưa giãn nở quá nhiều, và vẫn vừa với vùng chậu. Kích thước tử cung khi mang đa thai (thai đôi hoặc thai ba) sẽ phát triển nhanh hơn so với khi bạn chỉ mang đơn thai. Trong suốt thời gian này, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra tử cung bằng cách quan sát hình ảnh siêu âm, và chạm trực tiếp vào bụng của bạn.
Kích thước tử cung ở giai đoạn đầu thai kỳ.
Kích thước tử cung ở giai đoạn giữa thai kỳ
Kích thước của tử cung trong giai đoạn thai kỳ tăng lên đáng kể. Tử cung sẽ từ kích thước bằng một quả bưởi tăng lên trở thành kích thước của một quả đu đủ to. Khi đó, tử cung sẽ di chuyển ra khu vực giữa rốn và ngực vì không còn vừa với xương chậu nữa.
Tử cung lớn lên và phát triển nhanh gây áp lực lên các cơ quan khác khiến những cơ quan này lệch khỏi vị trí của chúng. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau dây chằng và các cơ xung quanh là do điều này gây ra. Đây là những triệu chứng vô cùng bình thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, và sẽ không dẫn đến tác động xấu đến sức khoẻ nên bạn đừng nên quá lo lắng.
Nhiều trường hợp thường xuyên xảy ra là tử cung sẽ gây áp lực lên rốn, và dẫn đến hiện tượng rốn của bạn lồi ra ngoài.
Kích thước tử cung ở giai đoạn giữa thai kỳ
Từ giữa tuần thứ 18 đến tuần thứ 20, bác sĩ sẽ dựa trên khoảng cách giữa xương mu, và phần trên của tử cung để xác định bạn đã mang thai bao nhiêu tuần một cách chính xác.
Ví dụ, nếu khoảng cách đo được là khoảng 19 cm thì bạn đang trải qua tuần thứ 19 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, số đo khoảng cách này có thể sẽ có sự chênh lệch.
Ngoài ra, việc đo kích thước và chiều cao cổ tử cung theo tuần thai còn giúp bác sĩ kiểm tra xem liệu thai nhi có phát triển bình thường. Kích thước tử cung quá nhỏ hay quá to đều là những dấu hiệu quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Bác sĩ sẽ dựa trên những dấu hiệu đó để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Kích thước tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ
Ở giai đoạn này, tử cung có kích thước tăng vọt so với ban đầu. Lúc này tử cung sẽ có kích thước tương đương với một quả dưa hấu. Tử cung sẽ dần di chuyển và phát triển đến phần dưới của lồng ngực.
Kích thước tử cung ở giai đoạn cuối thai kỳ
Kích thước tử cung sau khi mang thai
Khoảng 1-2 ngày sau khi sinh, kích thước của tử cung sẽ co lại tương đương khi bạn ở tuần thứ 18 của thai kỳ, và sau đó tử cung co dần lại trong những ngày tiếp theo. Dấu hiệu của việc tử cung đang co lại là bạn vẫn có cảm giác đau bụng trong vài tuần sau khi sinh.
Khoảng 1 tuần sau khi sinh, tử cung của bạn sẽ có kích thước tương đương khi bạn ở tuần thứ 12 của thai kỳ, và nếu mọi chuyện diễn ra bình thường nó sẽ về kích thước ban đầu vào tuần thứ 6 sau khi sinh.
Ngoài ra, nếu mẹ sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian hơn so với sinh thường để tử cung co lại về vị trí ban đầu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến sự thay đổi kích thước của tử cung trong giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp được các mẹ bỉm sữa bớt hoang mang, lo lắng về tử cung của mình.