Ứng phó như thế nào trước dịch bệnh sốt xuất huyết?  Trong khi ngành y tế thành lập 10 đoàn kiểm tra phòng chống dịch thì người dân vẫn còn chưa có hành động để phòng tránh bệnh. Hiện dịch sốt xuất huyết đang ở đỉnh dịch, Bộ Y tế lo ngại con số tử vong tiếp tục tăng lên do số mắc mới vẫn gia tăng. Vậy tại sao dịch sốt xuất huyết lại bùng phát với tốc độ chóng mặt đến…

Có thể bạn quan tâm:

Ứng phó như thế nào trước dịch bệnh sốt xuất huyết?  Trong khi ngành y tế thành lập 10 đoàn kiểm tra phòng chống dịch thì người dân vẫn còn chưa có hành động để phòng tránh bệnh. Hiện dịch sốt xuất huyết đang ở đỉnh dịch, Bộ Y tế lo ngại con số tử vong tiếp tục tăng lên do số mắc mới vẫn gia tăng. Vậy tại sao dịch sốt xuất huyết lại bùng phát với tốc độ chóng mặt đến thế? Phải làm gì để giảm thiểu số ca mắc bệnh? Cần chủ động phòng chống dịch bệnh như thế nào để bệnh không lây lan?

Số người nhiễm bệnh sốt xuất huyết gia tăng chóng mặt

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang lây lan với tốc độ chóng mặt. Diễn biến của bệnh đang càng trở nên khó lường. Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 43.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, gần bằng con số của cả năm 2021 – 2021. Dịch đang bùng phát tại 53 tỉnh, thành phố, trong đó đã có 28 trường hợp tử vong.

Sốt xuất huyết không phải là bệnh truyền nhiễm quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể phòng tránh bằng những biện pháp đơn giản như dọn dẹp vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt cung quăng, bọ gậy, diệt muỗi, ngủ phải móc màn…

Tuy nhiên, hiện dịch đang bùng phát và khiến số người tử vong tăng lên. Theo Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế, tính từ đầu năm tới nay, cả nước ghi nhận hơn 39.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 51 tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát tại những khu vực, những tỉnh thành có nhiều công nhân lao động nghèo – những người do điều kiện kinh tế đang phải sống trong những khu dân cư, nhà trọ chật chội, ẩm mốc, môi trường xung quanh bị ô nhiễm… Và nhận thức của họ về các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết còn nhiều hạn chế.

Ghi nhận của nhóm phóng viên cho biết, số người bị sốt xuất huyết gia tăng chóng mặt. Tính đến ngày 24.9, theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có thêm 2 ca tử vong vì sốt xuất huyết. Trong đó có 1 trường hợp là người lớn tuổi (57 tuổi) ở huyện Tân Phú, trường hợp còn lại là bé 8 tháng tuổi ở huyện Trảng Bom. Như vậy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Đồng Nai đã có 4 người bị tử vong vì sốt xuất huyết, trong đó có 2 trẻ em và 2 người lớn. Cũng theo thống kê của Sở Y tế Đồng Nai, từ đầu năm 2021 – 2021 đến nay, Đồng Nai ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp bị sốt xuất huyết, tăng gần 180% so với cùng kỳ năm 2021 – 2021. Riêng TP.Biên Hòa có hơn 2.100 ca bệnh, tăng 320% so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh là D1, D2, D3, D4.

Nội dung buổi giao lưu về ứng phó với dịch bệnh sốt xuất huyết:

Ứng phó như thế nào trước dịch bệnh sốt xuất huyết?

Ứng phó như thế nào trước dịch bệnh sốt xuất huyết?

Thưa bác sĩ bệnh sốt xuất huyết khác với sốt thông thường như thế nào, làm sao để nhận biết điều này. Bệnh này có thể điều trị tại nhà được không, bởi hiện nay tôi thấy qua báo chí các bệnh viện đều trong tình trạng quá tải?

Hạnh Nguyên (Đống Đa, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Bệnh SXH có những triệu chứng đặc thù của nó như sốt cao liên tục trong vòng ừ hai đến 7 ngày, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Từ ngày thứ ba có thể xuất hiện các biểu hiện xuất huyết như chay rmasu cam, chảy máu chân răng, chảy máu củng mạc mắt, xuất huyết trên da, xuất huyết tại chỗ tiêm truyền, nặng hơn có thể xuất huyết trong nội tạng,  xuất hiện tình trạng sốc, xét nghiệm máu thấy tiểu cầu hạ. Bệnh thường khó phân biệt trong ba ngày đầu với  sốt do các  căn nguyên khác, nên cần phải căn cứ thêm vào yếu tố dịch tễ học, hoặc xét nghiệm NS 1 dương tính. Phần lớn các bệnh nhân ở thể nhẹ đều có thể theo dõi điều trị tại nhà, trừ khi có các dấu hiệu cảnh báo thì phải đến bệnh viện để điều trị.

Thưa PGS-TS Nguyễn Văn Kính, trong quá trình điều trị sốt xuất huyết người bệnh cần phải chú ý những điều gì?

Nguyễn Hữu An (Tựu Liệt, Thanh Trì, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Trong quá trình điều trị người bệnh phải phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc để thực hiện quy trình điều trị của Bộ Y tế để bệnh mau khỏi. Nếu bệnh nhân nằm điều trị tại nhà, thì cần phải thực hiện bồi phụ nước điện giải đầy đủ như uống nước Oresol, các nước hoa quả như nước cam , nước chanh, nước mía, nước bưởi ép. Nếu sốt cao có thể hạ nhiệt bằng cách chườm mát (lấy khăn ướt  phủ vào hố nách hoặc hố bẹn. Có thể uống thuốc hạ nhiệt paracetamol, không được uống giảm đau hạ sốt nhóm Salisilate như Analgin, Aspirin… Vì những thuốc này có thể chảy máu dữ dội, xuất huyết nội tác dẫn đến tử vong. Bệnh nhân cần được ăn uống đầy đủ, nâng cao thể trạng, nghỉ ngơi và đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng thì phải đến bệnh viện ngay để điều trị.

 Tôi xin hỏi khi mắc bệnh sốt xuất huyết có cần lưu ý gì về chế độ ăn uống không ạ, có phải kiêng khem gì không, liệu sức khoẻ tốt có miễn nhiễm với bệnh này không? Các thói quen sinh hoạt hằng ngày có ảnh hưởng gì đến việc lây bệnh không và làm thế nào hạn chế tối đa sự lây truyền của bệnh sốt xuất huyết?

Thu Hương (TP.Bắc Ninh)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Khi bệnh nhân mắc bệnh SXH không phải kiêng khem gì về ăn uống. Bệnh không có miễn nhiễm khi có dịch và có muỗi truyền bệnh thì ai cũng có thể mắc. Virus Dengue có 4 typ huyết thanh, nên mộ người có thể mắc nhiều lần.

Các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày có thể có ảnh hưởng đến việc lây bệnh. Ví dụ như: Luôn luôn có lọ hoa ở trong nhà, các vật dụng chứa nước không được xử lý thải bỏ, đặc biệt là các dụng cụ chức nước sạch là môi trường rất tốt cho muỗi vằn đẻ trứng, nở ra loăng quăng (bọ gậy) , rồi phát triển thành muỗi trưởng thành, đốt người mắc bệnh và truyền cho người khác. Cho nên để phòng bệnh SXH, trong khi chưa có vắc xin phòng chống thì cần xử lý các vật dụng chức nước sạch để không còn chỗ cho muỗi đẻ trứng, thực hiện khẩu hiệu có loăng quăng thì không có SXH. Nếu đã mắc bệnh, mà có dấu hiệu cảnh báo nặng thì phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh tử vong.

Tôi cũng từng bị sốt xuất huyết, cũng mệt nhưng mấy ngày tự điều trị là tôi khỏi, không có gì làm nghiêm trọng, có phải các vị nói quá về tình trạng dịch sốt xuất huyết hiện nay không?

Nguyễn Mạnh Dũng (Thanh Hóa)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :SXH Dengue có các biểu hiện lâm sàng từ nhẹ tới nặng. Phần lớn các trường hợp ở thể nhẹ như bạn đã nêu. Khoảng 20% các trường hợp có thể diễn biến thành các thể nặng với các dấu hiệu tiền sốc, hoặc sốc, hoặc có các dấu hiệu cảnh báo nặng, cần phải nhập viện điều trị như: Sốt cao liên tục trên 39 độ C, li bì, đau đầu nhiều, nôn hoặc buồn nôn, hoặc tiêu chảy, đau tức vùng gan…

 

 Để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ cho biết có thể dựa vào các yếu tố lâm sàng nào?

Thành An (Cà Mau)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Chẩn đoán sốt xuất huyết dựa vào: Dựa vào yếu tố dịch tễ học, lâm sàng với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau mỏi toàn thân, biểu hiện xuất huyết dưới dạng khác nhau: Xuất hiện chấm xuất huyết trên da, chảy máu cam, chảy máu ở lợi, chảy máu ở cổ mạc, mắt. Phụ nữ có thể hành kinh sớm, rong kinh, hoặc xuát hiện xuất huyết ở chỗ tiêm.

Nặng hơn, có thể có biểu hiện của đau vùng gan, ngủ li bì, xuất quản huyết tương làm cho bệnh nhân bị sốc và xét nghiệm có cô đặc máu và tiểu cầu hạ.

Để chẩn đoán xác định thì cần làm xét nghiệm: Ba ngày đầu thì làm xét nghiệm NS1 dương tính. Sau ngày thứ ba có thể làm phản ứng miễn dịch, tìm kháng thể IgM.

Sốt xuất huyết là căn bệnh dễ nhầm với các căn bệnh khác, trên mạng tôi thấy để phát hiện chính xác nhất bệnh sốt xuất huyết thì phải làm các xét nghiệm cần thiết, nếu chỉ chẩn đoán lâm sàng rất dễ nhầm lẫn, vậy thì cứ sốt cao kéo dài là phải đi bệnh viện xét nghiệm hay sao?

Thảo Nguyên (Phú Thọ)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Không phải như vậy. Như trên đã trả lời, bệnh SXH có các triệu chứng đặc thù của nó,. Đó là có sốt cao kéo dài từ 2 đến 7 ngày, đau đầu, đau mỏi mình,. Từ ngày thứ ba có thể xuất huyết dưới  nhiều hình thái khác nhau, như chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết củng mạc mắt, xuất huyết trên do dạng chấm, dạng nốt thậm chí từng mảng. Tùy theo mức độ giảm tiểu cầu, hoặc sốc kèm theo rối loạn đông máu. Rất nhiều trường hợp nhẹ đều có thể điều trị tại nhà, chỉ những trường hợp có dấu hiệu cảnh báo nặng mới phải nhập viện điều trị. Ở nước ta việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, kết hợp với yếu tố dịch tễ học. Những trường hợp nhập viện, mới phải làm một số xét nghiệm, nhất là xét nghiệm số lượng tiểu cầu, hoặc mức độ cô đọc máu… để phục vụ điều trị có kết quả tốt.

Tôi có cháu nhỏ hơn một tuổi, tôi thấy báo đài đưa tin đang có dịch SXH trên toàn quốc nên rất lo lắng, vậy cách nào để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh? Ngoài bị muỗi đốt thì còn cách lây bệnh nào khác không thưa bác sĩ?

Thanh Mai, 32 tuổi, Thanh Hoá

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Để bảo vệ trẻ không bị nhiễm bệnh thì cần phải bảo vệ trẻ để không bị muỗi nhiễm virut SXH đốt bằng cách diệt bọ gậy trong nhà hoặc thậm chí nhà hàng xóm và không mang cháu tới các nơi có dịch SXH. Nên cho trẻ ngủ màn ngay cả ban ngày để ngăn không cho muỗi đốt. Bệnh SXH chỉ lây qua muỗi vằn truyền bệnh.
Việt Nam đã có vaccine phòng SXH chưa? Bệnh này đã tồn tại nhiều năm như vậy, tại sao ngành y không đầu tư nghiên cứu sản xuất vắc xin để người dân không phải nơm nớp lo sợ căn bệnh này?

Xuân Mai, 43 tuổi, Đà Nẵng

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Hiện nay, chưa có vaccine sử dụng cho người mà mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Việc nghiên cứu vaccine rất tốn kém và hiện có 4 loại vaccine đang thử nghiệm lâm sàng nhưng để có một loại vaccine sử dụng cho người thì phải chờ trong thời gian tới.
Nhà tôi đã phun thuốc muỗi lên tường cách đây hơn 1 tháng, họ bảo có tác dụng trong 6 tháng, vậy khi phường phun thuốc tôi có nên tiếp tục phun một lần nữa không?

Mai Thu Hiền, 26 tuổi, Hà Nội

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Trước hết cần làm rõ nhà anh chị đã phun thuốc gì và có phải là thuốc diệt muỗi SXH hay không. Nếu trong trường hợp đã phun đúng chủng loại và liều lượng thì không cần phun thêm một lần nữa. Tuy nhiên, nếu vẫn thấy có muỗi SXH, thì cũng có thể phun tiếp vì biện pháp phun này là biện pháp phun không gian, rất nhanh chóng và độ tồn lưu ngắn không ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình.
Giờ đang là mùa mưa, muỗi bay vào nhà rất nhiều, diệt muỗi bằng vợt điện mà không hết, tôi ở Quận Hà Đông không thấy y tế phường xuống phun diệt muỗi. Tôi nghe thông tin không phải khu vực nào ở Hà Nội cũng được phun thuốc diệt muỗi có phải vậy không ạ?

Xuân Lan, 29 tuổi, Hà Đông, Hà Nội

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Muỗi có nhiều loài và cần phải xem đó có phải là loại muỗi truyền bệnh SXH hay không. Việc phun hoá chất diệt muỗi được thực hiện dưới sự chỉ định và hướng dẫn của các cán bộ Y tế dự phòng khi có dịch. Vì vậy, không phải khu vực nào cũng được phun hoá chất diệt muỗi SXH.
Có cách nào phòng chống hiệu quả hơn là mỗi lần dịch bùng phát lại đi phun thuốc diệt muỗi?

Nguyễn Hoà Bình, 31 tuổi, Sóc Sơn, Hà Nội

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Có, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là diệt bọ gậy triệt để tại từng hộ gia đình vì không có bọ gậy thì không có SXH. Việc phun thuốc chỉ là biện pháp tình thế khi có dịch để diệt đàn muỗi nhiễm vi rút.
Hiện nay vào mùa mưa, điều kiện vệ sinh, môi trường nhiều nơi rất kém, bệnh SXH càng có môi trường phát triển mạnh. Vậy sau khi phun, hóa chất liệu còn có tác dụng sau mỗi trận mưa không và hiện với các vùng dịch có nguy cơ cao phương pháp phun được thực hiện ra sao, có gì đặc biệt hơn không? Trong quá trình triển khai, ngành y tế có gặp khó khăn gì không?

Nguyễn Khánh Linh, 30 tuổi, Nam Định

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Nói như vậy là chưa chính xác bởi loài muỗi truyền bệnh SXH sinh sản tại các nơi chứa nước sạch mà chủ yếu là các dụng cụ chứa nước do con người làm ra.

Việc phun thuốc diệt muỗi SXH khác với phun thuốc diệt muỗi sốt rét. Tại vùng dịch SXH, người ta phun dưới dạng thể tích cực nhỏ, tác là tung lên không gian một lượng hạt hoá chất có kích thước rất bé, bay lơ lửng trong hàng giờ và dính vào muỗi để diệt muỗi. Bằng phương pháp này, hiệu quả diệt muỗi tồn tại không lâu. Tuỳ theo mức độ của dịch mà quy mô phun có thể nhỏ hoặc lớn. Nhỏ là xung quanh nhà bệnh nhân với bán kính 100m còn lớn là có thể phạm vi thôn, xã hoặc huyện.

 

Việc phòng bệnh không thể do một mình ngành Y tế thực hiện được bởi muỗi truyền bệnh phát triển từ chính trong nhà người dân và gia đình đã tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển. Vì vậy muốn diệt muỗi hiệu quả phải có sự tham gia tích cực của từng người dân, hộ gia đình.

 Làm thế nào để biết được bệnh nhân bị sốt xuất huyết đang tiến triển tốt hoặc có chiều hướng xấu đi, cần phải nhập viện gấp ạ?

 

Thùy Liên (Quận 1, TPHCM)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Nếu bệnh nhân bị SXH có dấu hiệu cảnh báo như sốt cao liên tục, li bì, xuất huyết nhiều nơi, nhất là xuất huyết củng mạc mắt hoặc xuất huyết nội tạng, đau tức vùng gan, nôn và buồn nôn nhiều thì cần phải đi viện gấp để điều trị. Những biến cố như sốc thường xuát hiện từ ngày thứ ba đến ngày thứ bảy của bệnh. Nếu bệnh nhân bị SXH nhưng có dấu hiệu cảnh báo trên từ ngày thứ ba trở đi nhiệt độ hạ thấp dần, rồi hết sốt, chỉ có xuất huyết trên da nhẹ. Nếu nằm viện thì làm xét nghiệm tiểu cầu có số lượng tăng dần. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, ăn ngon miệng thì bệnh sẽ diễn biến đến khỏi rất nhanh.
Tôi ở TP Hà Nội tôi không thấy mấy chum nước, chai lọ đọng nước – nơi được cho là có cung quăng, mà vẫn có nhiều muỗi, tôi cho rằng, do những chỗ tập kết rác của bà con, chợ búa… những chỗ này ngành y có triển khai phun phòng chống muỗi thế nào?

Trần Thanh Dương, Gia Lâm, Hà Nội

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Hiện nay, ở Việt Nam, có khoảng hơn 170 loài muỗi khác nhau nên muỗi mà độc giả thấy trong hoặc ngoài nhà mình có thể là loại muỗi khác. Những nơi tập kết rác không phải là nơi sinh sản của loại muỗi truyền bệnh SXH. Việc phun thuốc diệt muỗi tại những địa điểm này phụ thuộc vào việc điều tra sự có mặt của loài muỗi truyền bệnh SXH hoặc chỉ là tập trung thu gom xử lý rác thải.
Bác sĩ cho biết có phải bệnh SXH chỉ xảy ra vào tháng 9 hàng năm không năm?

Quang Linh, 28 tuổi, Hoà Bình

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Không phải thế, bệnh SXH xảy ra quanh năm, đặc biệt là ở phía Nam và ven biển miền Trung. Tuy nhiên, bệnh tăng cao vào mùa mưa, bắt đầu vào tháng 4 và 5 và đỉnh của mùa dịch vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 trong năm.
Được biết, mỗi khi phát hiện có bệnh nhân mắc SXH y tế xã phường thường tổ chức phun thuốc diệt muỗi. Vậy có phải là những người dân sống trong khu vực đó có nguy cơ mắc bệnh cao và phải cách ly không?

Đại Minh, 39 tuổi, Hà Nam

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống SXH là diệt muỗi truyền bệnh bằng cách phun hoá chất diệt muỗi và diệt bọ gậy. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người mà qua muỗi truyền nên không phải cách ly với người sống trong vùng có dịch mà vấn đề là không để cho muỗi truyền bệnh đốt.

Với hàng nghìn ca bệnh sốt xuất huyết như thế các bệnh viện có quá tải không, các bệnh viện có phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất đối với dịch sốt xuất huyết không?

Phương Ánh (Huế)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Như trên đã nêu, SXH có diễn biến với nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng, chỉ những ca nặng mới phải nhập viện điều trị, nên những ca nhẹ có thể điều trị tại nhà, nhưng phải theo dõi sát. Nếu có các dấu hiệu cảnh báo nặng như câu trả lời ở trên đã nêu thì phải nhập viện điều trị. Hiện nay các bệnh viên trên toàn quốc đều đã đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận các bệnh nhân nặng, chứ không chỉ ở những bệnh viện trung ương nên bạn không sợ bị quá tải.
Tôi thấy mách là nên mua thuốc diệt muỗi của Viện VS dịch tễ là tốt nhất. Bác sĩ cho biết khi phun thuốc đó cần chú ý những gì? Có gây độc hại về lâu dài không?

Xuân Quang, 36 tuổi, Quảng Bình

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Thứ nhất, mua hoá chất diệt muỗi thì nên chọn các loại hoá chất đã đăng ký và được Bộ Y tế cho phép sử dụng để phun diệt muỗi xuất huyết bao gồm Permethrin, Deltamethrin, Malathion.

Thứ hai, khi phun hoá chất diệt muỗi, cần lưu ý che đậy thức ăn, nguồn nước. Cũng nên sơ tán chim cảnh, dâu tằm và nếu phun dưới dạng khí dung hạt cực nhỏ thì nên ra khỏi nhà khoảng 1h trước khi quay trở lại.

Thứ ba, các loại hoá chất sử dụng trong phun diệt muỗi phòng chống SXH có tính độc cho động vật có vú như con người là rất thấp và sử dụng với liều lượng thấp đồng thời phun dưới dạng thể tích cực nhỏ nên về cơ bản không có tồn lưu lâu. Do đó, tính độc cho sức khoẻ con người là rất thấp.

Tôi đốt hương muỗi, vợt muỗi và xịt thuốc muỗi đủ kiểu nhưng nhà vẫn có muỗi, nếu đốt hương muỗi trong phòng ngủ có gây độc hại không nếu đóng cửa đi ngủ? tôi phải làm sao để diệt muỗi ạ? Ngành y tế cần hướng dẫn cho dân nên dùng các loại thuốc xịt hay hương muỗi nào an toàn cho sức khỏe?

Phạm Tùng, 39 tuổi, Phú Thọ

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Thứ nhất, khi đốt hương muỗi trong phòng kín thì tốt nhất nên ra ngoài và chỉ trở lại khi đã hết hương. Thứ hai, nên dùng hương đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng lưu hành trong gia dụng và y tế.

Thứ ba, để diệt muỗi có nhiều biện pháp, có thể dùng hương muỗi, phun hoá chất diệt muỗi và quan trọng hơn cả là diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước do con người tạo ra ở trong và xung quanh nhà.

Những ca bệnh mắc SXH dẫn đến tử vong có phải do bệnh SXH đang có những biến đổi nguy hiểm không?

Nguyễn Thị Mai Hoa, 25 tuổi, Nghệ An

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Bệnh SXH do virus Dengue gây nên, cho đến nay virus chưa có biến đổi về gene, các bệnh cảnh lâm sàng vẫn giống như nhiều năm trước đây. Các bệnh nhân bị tử vong phần nhiều do đến bệnh viện muộn, ở giai đoạn sốc không hồi phục.
Mới đây tại BV Bạch Mai đã có ca mắc SXH biến chứng viêm màng não tử vong, tại sao SXH lại có thể kéo theo viêm não vậy?

Trần Lâm, 33 tuổi, Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Trước hết virus Dengue không gây viêm màng não. Các biểu hiện của não trong sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện trong các trường hợp nặng có sốc. Bệnh nhân thường bị tử vong do sốc không hồi phục.
Tôi nghe nói nhiều người mắc SXH tiểu cầu bị sụt giảm rất nhiều phải truyền tiểu cầu ngay nếu không nguy hiểm đến tính mạng. Vậy tại các BV tuyến dưới có sẵn tiểu cầu để truyền cho bệnh nhân không?

Xuân Lân, 44 tuổi, Đà Nẵng

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Trước hết SXH diễn biến với nhiều thể lâm sàng khá nhau từ nhẹ cho đến có cacsc dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và nặng nhất là sốc. Hạ tiểu cầu là biểu hiện thường gặp trong SXH. NGười ta chỉ truyền tiểu cầu khi trên lâm sàng có các biểu hiện xuất huyết và xét nghiệm tiểu cầu hạ xuống dưới 70.000/ml máu. Trường hợp không có xuất huyết, thì người ta chỉ truyền tiểu cầu khi hạ xuống dưới 5000/ml máu. Các bệnh viện đều có dự trù tiểu cầu để truyền cho bệnh nhân khi cần thiết.

 

Được biết, ngành y tế đã có dự án thử nghiệm thả muỗi có đề kháng lại với bệnh SXH ra môi trường. Tôi muốn biết dự án đó có mang lại hiệu quả không? Hiện ở những nơi nào đang được thử nghiệm?

Quang Phan, 36 tuổi, Sơn La

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Đúng là như vậy, thông thường người ta nghĩ đến phòng SXH là diệt muỗi nhưng trong dự án này lại là thả muỗi, nhưng những con muỗi này mang vi khuẩn Wolbachia – loại vi khuẩn ngăn cản sự phát triển của virut SXH trong muỗi làm cho muỗi không truyền vi rút này. Hiện nay, đã có nhiều nước trên thế giới đã thử nghiệm phương pháp này như Úc, Indonesia, Brazil và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang thử nghiệm tại đảo Chí Nguyên của tỉnh Khánh Hoà. Đến thời điểm này, quần thể muỗi Wolbachia phát triển rất tốt trên thực địa và đang thay thế quần thể muỗi hoang dại. Hy vọng trong những năm tới nếu kết quả trên thực địa cho phép sẽ mở rộng việc áp dụng phương pháp này tới thành phố Nha Trang.

Tại sao nhiều người đã mắc SXH song vẫn bị mắc lại và lần sau còn nặng hơn? ông có thể giải thích rõ cơ chế mắc  căn bệnh này không?

Nguyễn Quang Thịnh, Lai Châu

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Virút gây ra bệnh SXH có 4 tuýp khác nhau khi nhiễm 1 tuýp thì có miễn dịch suốt cả đời. Tuy nhiên, vẫn có thể có những lần nhiễm khác với những tuýp khác. Về nguyên tắc, 1 người có thể nhiễm SXH 4 lần. Thông thường, người ta thấy lần nhiễm vi rút lần thứ 2 thường là nặng hơn.

Tôi thấy mọi người nói rằng có thể điều trị sốt xuất huyết hiệu quả bằng cây nhà lá vườn như lá cúc tần, cây nhọ nồi, mã đề,… để uống có đúng không ạ? Nếu đúng bác sĩ có thể cho tôi biết cách chữa bằng những cây này.

Thanh Hải (TP. Đà Nẵng)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Phần nhiều người ta có thể kết hợp với đông y để trị các trường hợp sốt xuất huyết Dengue thể nhẹ. NGuyên tắc là thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết, nâng cao thể trạng. Với mục tiêu chủ yếu là bồi phụ nước và điện giải, hạ nhiệt. Có rất nhiều bài thuốc được ứng dụng mà trong QĐ 1537/QĐ BYT ban hành ngày 29.4.2014 đã nêu rõ,ví dụ như bài thuốc:

Lá dâu 15g, bạc hà 12g, mật ong 20g, cúc hoa 12g, hoa mướp 20g. Các vị thuốc tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín, trong 20 phút thì dùng được. Có thể uống nước này thay trà hằng ngày. Muốn biết thêm nhiều bài thuốc thì bạn có thể vào tham khảo quyết định nêu trên.

Ngành y tế cho rằng một trong những nguyên nhân khiến bệnh SXH gia tăng là do ngành y tế còn thiếu hụt về nguồn nhân lực cho y tế dự phòng và nguồn kinh phí bị cắt giảm nên công tác phòng chống bệnh đã bị sụt giảm?

Phạm Thanh Hải, 32 tuổi, Hải Phòng, NVVP

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế :Với phương châm dự phòng tích cực và chủ động, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã thể hiện quan điểm về phòng bệnh của nhà nước ta từ xưa đến nay. Và trên thực tế, từ trước đến nay, Đảng và nhà nước cũng quan tâm tới việc đầu tư cho công tác phòng bệnh nhưng rõ ràng rằng việc đầu tư cho phòng bệnh là cần đòi hỏi một nguồn lực rất lớn nên trong điều kiện kinh tế nước ta còn hạn chế do đó còn gặp phải những khó khăn do thiếu nguồn lực.

Việc đầu tư của các địa phương cũng không đồng đều, trong thời gian qua còn một số địa phương cũng chưa tập trung đầu tư cho công tác phòng chống dịch. Hoặc khi dịch xảy ra thì mới bố trí kinh phí. Do đó, đầu tư cũng chưa kịp thời. Riêng đối với chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống SXH trong năm 2021 – 2021 và 2021 – 2021 đã bị cắt giảm đi 40% tổng kinh phí do đó kinh phí cấp cho phòng chống SXH phải kết cấu vào các hoạt động ưu tiên như việc phun hóa chất để dập dịch, tổ chức các hoạt động truyền thông. Các hoạt động hỗ trợ cho cộng tác viên cũng bị cắt giảm.

Chúng tôi mong muốn rằng, SXH là một bệnh truyền nhiễm hàng năm có số mắc cao không tập trung tốt đầu tư nguồn lực thì sẽ ảnh hưởng tới việc khống chế tỉ lệ mắc cũng như tử vong do dịch bệnh gây ra.

Giờ là thời điểm chuyển mùa, mưa nhiều dễ bùng phát và lây lan các dịch bệnh nhưng thời điểm này các cháu bắt đầu nhập học. Cháu nhà tôi học bán trú, nên tôi rất lo lắng liệu cháu có bị lây tay chân miệng, bệnh cúm, sốt xuất huyết, vậy ngành y đã có những biện pháp gì triển khai bảo vệ các trường học trước nguy cơ của những dịch bệnh trên?

Trần Bằng Kiều, 39 tuổi, NVVP, Hà Nội

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế :Chúng tôi đánh giá rất cao bạn đã quan tâm tới sức khỏe của con bạn bởi vì dịch bệnh cũng có thể lây lan qua trường học và tăng cao trong mùa tựu trường. Liên quan tới phòng chống bệnh chân tay miệng, SXH, bệnh cúm, hoặc các bệnh truyền nhiễm khác thì ngay trong đầu tháng 9 vừa qua Bộ Y tế cũng đã có công văn gửi Bộ GD ĐT triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Chúng tôi cũng được biết Bộ GD cũng rất quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt là vấn đề ý thức phòng bệnh của các cháu cũng như triển khai các biện pháp hạn chế phát sinh phát triển lây lan các bệnh truyền nhiễm trong trường học.

Chúng tôi cũng mong muốn rằng mỗi học sinh là một tuyên truyền viên về phòng bệnh cho chính bản thân các cháu cũng như gia đình và cộng đồng.

Xin được hỏi rõ hơn về tình hình dịch bệnh hiện nay đang diễn biến như thế nào, bùng phát mạnh ở đâu thưa cơ quan quản lý của ngành y tế?

Trần Thu Hà, 34 tuổi, Hà Tĩnh, Nội trợ

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế :Dịch SXH là bệnh dịch lưu hành tại Việt Nam. Bệnh có ở nước ta từ năm 1959 và từ đó đến nay liên tục xảy ra qua các năm và đã trở thành bệnh dịch lưu hành địa phương.

Tuy vậy, dịch xảy ra ở miền Bắc thường từ tháng 4 – tháng 10 và ở miền Nam là tất cả các tháng quanh năm. Song số mắc nhiều là từ tháng 4 – tháng 11, đó là những tháng có nhiệt độ phù hợp 25 -35 độ C và là mùa mưa tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh SXH sinh sản và phát triển để truyền bệnh.

Hiện nay, bệnh vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam và các tỉnh duyên hải miền trung chiếm khoảng 80-90% số trường hợp mắc trong năm.

Tôi không thể tin được là tại sao tới năm 2021 – 2021 rồi mà vẫn có người chết vì SXH, các ông có thể cho biết rõ hơn nguyên nhân về 24 ca tử vong do dịch bệnh SXH không, có phải do bệnh viện yếu kém không?

Hoàng Hà, 35 tuổi, Nhân viên văn phòng, Hà Đông

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế :Như các bạn biết, SXH là bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên chúng ta chưa thể thanh toán được căn bệnh này. Đồng thời, các triệu chứng của SXH có thể từ nhẹ như là chỉ có sốt, đau đầu, đau cơ nhưng nặng là gây ra sốc, rồi các biểu hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết phủ tạng, thậm chí có cả xuất huyết não và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.

Việt Nam đã có kinh nghiệm trong việc điều trị sốt xuất huyết nên số tử vong trong 5 năm gần đây đã giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước kia. Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có kinh nghiệm và thành công cao trong điều trị SXH.

Số tử vong năm 2021 – 2021 thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Ví dụ như năm 2013 tử vong 42 trường hợp, năm 2012 là 80 trường hợp, năm 2010 là 109 trường hợp. Đặc biệt năm 1987 có số tử vong cao nhất là 1566 trường hợp.

Mong muốn của các bạn cũng như chúng tôi là không để xảy ra trường hợp nào tử vong và chúng ta cần phải cố gắng làm sao đưa số tử vong về là 1 chữ số. Đây cũng là một thách thức cần phải cố gắng rất nhiều trong thời gian tới. Tuy vậy, chúng tôi cũng lưu ý rằng, bệnh nhân bị SXH cần đến các cơ sở Y tế sớm để được khám, cấp cứu và điều trị kịp thời. Bởi vì một trong những thành công của kết quả điều trị là được khám và điều trị kịp thời.

Ngành y tế thường tổ chức các chiến dịch tiêm phòng vaccin phòng bệnh sởi, bạch hầu, ho gà…tại sao không thấy có chiến dịch phòng bệnh SXH ? Tôi nghĩ có các chiến dịch thì người dân sẽ chú ý quan tâm hơn đến cách phòng chống bệnh hơn?

Đặng Thị Ngà, 36 tuổi, NVVP, TPHCM

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế :Như các bạn biết hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu SXH. Do đó chúng ta không tổ chức chiến dịch tiêm phòng bệnh SXH được.

Tuy nhiên, hàng năm Bộ Y tế đã tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động cộng đồng tham gia phòng chống dịch SXH, đặc biệt, chiến dịch diệt bọ gậy (loăng quăng). Trong 5 năm trở lại đây, cứ vào dịp 15.6 hàng năm Bộ Y tế đều tổ chức phát động hưởng ứng ngày ASEAN (Các nước Đông Nam Á) phòng chống sốt xuất huyết.

Các hoạt động còn được phát động ở tại các tỉnh do UBND các tỉnh đứng ra tổ chức. Tháng 6.2015 vừa qua, Bộ Y tế đã tổ chức phát động ở TPHCM với khoảng trên 3000 người tham gia dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo UBND TPHCM.

Chính các cuộc phát động này đã tuyên truyền rộng rãi đến người dân hiểu và tham gia phòng chống sốt xuất huyết.

Chỉ là một vết đốt nhỏ xíu song hậu quả lây truyền bệnh vô cùng lớn và căn bệnh này là nỗi ám ảnh không chỉ của người dân mà cả với các thầy thuốc, các cơ sở y tế. Vậy ngành y tế có đặt ra mục tiêu đến khi nào sẽ thanh toán được căn bệnh này thưa ông?

Phạm Thu Hạnh, 33 tuổi, Nhân viên văn phòng, Lâm Đồng

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế :Hiện nay, SXH đang lưu hành khoảng hàng trăm quốc gia trên thế giới. Khu vục Đông Nam Á là khu vực có số mắc SXH khá nhiều. SXH hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, việc xử lý bọ gậy và muỗi truyền bệnh vẫn là biện pháp chính trong công tác phòng, chống bệnh SXH.

Chính vì vậy, kể cả các nước trên thế giới cũng như Việt Nam chưa thể đặt ra việc thanh toán hoàn toàn SXH mà mục tiêu đặt ra là cố gắng giảm số mắc và số tử vong.

Nhà tôi ở ổ dịch Tứ Kỳ- Hoàng Liệt- Hoàng Mai- Hà Nội, các ông cho tôi hỏi tại sao các ông đi phun hóa chất khắp trong ngõ, trong nhà người ta mà những cái bãi ruộng hoang, nước thải đen kịt, lúc nhúc bọ gậy ngay sát khu dân cư thì không ai xử lý, không ai phun thuốc? Năm nào khu dân cư của chúng tôi cũng là ổ dịch. Vậy bao giờ các ông mới xử lý cho triệt để?

Văn Thưởng ( Hoàng Liệt – Hà Nội)

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Muỗi SXH đẻ trứng và bọ gậy phát triển trong các dụng cụ chứa nước sạch như chum vại, bể, chậu hoa, cây cảnh và không đẻ trứng ở trong các vũng nước thải và đồng ruộng. Bọ gậy mà quý độc giả nhìn thấy trong các bãi ruộng hoang, nước thải là bọ gậy của loài muỗi khác không phải là muỗi SXH. SXH là do muỗi truyền, muỗi lại đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước do con người làm ra. Vì vậy, muốn không để dịch xảy ra, cần có sự tham gia tích cực của mỗi thành viên trong cộng đồng trong việc phát hiện và xử lý ổ bọ gậy trong hộ gia đình mình.

Tôi ở trong vùng dịch sốt xuất huyết, tôi bị sốt và đã điều trị 11 ngày trên viện mới khỏi. Bác sĩ kết luận tôi bị sốt vi rút. Vậy sốt xuất huyết và sốt vi rút khác nhau thế nào?

Khánh Hòa ( Hoàng Mai – Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Có nhiều loại virus gây ra sốt gồm có virus đường hô hấp như là cúm, virus đường ruột dẫn tới bệnh tay – chân – miệng. Các bệnh virus do muỗi truyền như SXH, viêm não Nhật Bản B… Mỗi bệnh do căn nguyên khác nhau thì có bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. SXH do virus Dengue gây nên, với bệnh cảnh là sốt cao liên tục, kéo dài trong vòng từ hai đến 7 ngày, có biểu hiện xuất huyết dưới nhiều hình thức khác nhau, tiểu cầu hạ, nặng hơn có thể dẫn tới sốc. Có thể dựa vào các bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm để phân biệt.

Nhà tôi rất sạch sẽ, được dọn dẹp thường xuyên, không có bất cứ chỗ nào đọng nước để muỗi có thể sinh sản được nhưng 2 đứa con tôi vẫn bị sốt xuất huyết. Quanh nhà tôi vẫn chưa có ai bị sốt xuất huyết. Vậy lí do là ở đâu thưa bác sỹ?

Bích Hà ( Đống Đa – Hà Nội)

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Thứ nhất, muỗi truyền bệnh SXH đẻ trứng ở những nơi nước sạch như bể, chum vại, dụng cụ chứa nước trong nhà. Cho nên, dù nhà sạch nhưng vẫn có thể có muỗi xuất huyết nếu như trong nhà, xung quanh nhà và thậm chí là nhà hàng xóm có ổ bọ gậy của loại muỗi này.

Thứ hai, nếu thực sự trong nhà không có muỗi mà các cháu vẫn bị mắc SXH thì có thể là do bị muỗi SXH đốt khi cháu đi học hoặc đi chơi ở nơi có dịch SXH hoặc có muỗi SXH truyền bệnh.

Tôi thấy thuốc diệt muỗi chẳng có hiệu quả gì cả. Chỗ nhà tôi phun suốt mà vẫn có người bị sốt xuất huyết. Liệu có phải phun nhiều quá nên muỗi bị nhờn thuốc rồi không?

Bình Yên ( Biên Hòa – Đồng Nai)

GS-TS Vũ Sinh Nam – chuyên gia cao cấp – Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương :Hiện nay, SXH chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh hiệu quả nhất là diệt muỗi truyền bệnh. Phun thuốc để diệt muỗi truyền bệnh là một biện pháp diệt muỗi bị nhiễm vi rút trong ổ dịch. Tuy nhiên, để phun thuốc có hiệu quả, cần phải lưu ý đến kỹ thuật phun, liều lượng phun và hoá chất sử dụng.

Theo kết quả thử nghiệm sinh học hiện nay tại các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur, muỗi truyền bệnh SXH vẫn còn nhạy cảm với hoá chất diệt muỗi đã được Bộ Y tế phê duyệt. Vì vậy, đề nghị quý độc giả liên hệ trực tiếp với TT Y tế dự phòng của tỉnh, thành phố để được tư vấn đầy đủ về kỹ thuật phun và hoá chất sử dụng nhằm có được kết quả diệt muỗi tốt nhất.

Con tôi bị sốt xuất huyết, đã nặng tới mức bị tràn dịch đa màng, tràn dịch màng phổi, màng bụng. Nhưng nay đã điều trị khỏi và được xuất viện. Bác sỹ cho tôi hỏi, tràn dịch đa màng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu sau này không?

Phạm Thanh ( Bắc Ninh)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Khi bệnh sốt xuất huyết đã khỏi thì không để lại hậu quả gì nên chị cứ yên tâm.

Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng thế nào cho thai nhì, thưa bác sĩ?

Bình Mai ( Hải Dương)

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương :Bệnh SXH không dẫn tới dị dạng thai nhi. TUy nhiên trong những hợp bị SXH nặng, xuất huyết nội tạng thì phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sẩy thai hoặc đẻ non.