Sốt xuất huyết là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền bệnh (muỗi) và virus đã đưa đến sự tăng cao…

Có thể bạn quan tâm:

Sốt xuất huyết là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền bệnh (muỗi) và virus đã đưa đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều chủng huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới.

1. Sốt xuất huyết là gì? Có bao nhiêu loại sốt xuất huyết do muỗi? Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, phát hiện triệu chứng và cách điều trị

Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Thông qua muỗi Aedes đốt Virus Dengue có thể lấy từ người bệnh sang người lành, tuy nhiên virus này không lây trực tiếp từ người sang người . Virus Dengue có nhân ARN, thuộc nhóm Flavivirus, có 4 típ huyết thanh (D1, D2, D3, D4). Các virut Dengue  có kháng nguyên đặc hiệu của típ, có những kháng nguyên chung của nhóm, có những kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng típ, có thể gây phản ứng chéo một phần sau khi bị nhiễm một trong bốn típ. Trong thời gian bị sốt, Virút Dengue  tồn tại ở trong máu bệnh nhân. Có thể tìm thấy kháng nguyên vi rút Dengue ở tuyến ức,đại thực bào, phổi, tế bào Kuffer ở gan, lách, tế bào monocyt ở máu ngoại biên.

2. Vì sao sốt xuất huyết được xem là bệnh nguy hiểm? Có mấy dạng sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm hay không? Tính đến thời điểm hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh sốt xuất huyết có thể gây thành dịch lớn nhất là trong thời điểm mùa mưa , bênh lây từ người bệnh qua người lành thông qua việc bị muỗi đốt (để tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết bạn xem tại đây). Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không đưa đến trung tâm y tế kịp thời có thể dẫn đến sốc, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, tay tê liệt,  trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến khả năng tử vong cao, nhất là đối với trẻ em bị sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao. Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa. Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).

  • Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
  • Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.

3. làm sao để biết trẻ bị sốt xuất huyết?

Khi thấy những dấu hiệu sau là bạn đã bị sốt xuất huyết:Sốt (nóng) cao 39-400 , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền. Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:

  • Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn. Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng. Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
  • Đau bụng: Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốt xuất huyết gồm: Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã. Chân tay lạnh. Tiểu ít. Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.

Thực tế điều trị bệnh cho thấy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh sốt xuất huyết người lớn là tràn dịch màng phổi. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã phải cấp cứu nhiều trường hợp sốt xuất huyết bị tràn dịch màng phổi mà nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc trị bệnh. Khi mới sốt, những bệnh nhân này đã yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc bác sĩ tư nhân truyền dịch, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Đối với sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài thì việc điều trị phải được thực hiện theo đúng phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết. Hiện nay đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết cho người lớn. Đây là phác đồ chuẩn được áp dụng cho tất cả các nước có sốt xuất huyết trên toàn thế giới. Theo đó, nếu mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Tất cả các cơ sở tuyến đầu đều đã được tập huấn đủ khả năng để xử lý những trường hợp ở cấp độ nhẹ.

Khi điều trị tại nhà (sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống paracetamol để hạ sốt, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế ngay.

4. Dấu hiệu chính xác và cách nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết.

Đa số những trường hợp sốt xuất huyết (SXH) có biến chứng nặng thường là đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào có thể nhận biết SXH sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho gia đình bệnh nhân, mà còn là vấn đề của thầy thuốc, bởi vì chẩn đoán sớm SXH thật sự không đơn giản chút nào. Thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Bà con cần lưu ý hai yếu tố:

Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh SXH). Nếu cháu có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng cháu bị SXH.

Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân): Lưu ý 3 ngày đầu tiên:

  • Ngày thứ 1:  Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.
  • Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể bé như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.
  • Ngày thứ 3Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán SXH chính xác đến trên 90%. Test nhanh SXH có thể làm trong ngày này. Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất

Như vậy để chẩn đoán sớm SXH là trong 3 ngày đầu tiên chúng ta lưu ý kỹ về các triệu chứng của bé. Các bà mẹ phải nhớ ngày khởi phát sốt của con, các dấu hiệu của con để báo bác sĩ và tập trung các trẻ có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh SXH. Hãy đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì điều trị SXH sẽ đạt kết quả tốt nhất.

4. Cách theo dõi chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết:

Khi đã xác định chính xác trẻ bị sốt xuất huyết, bạn cần theo dõi thường xuyên những dấu hiệu sau, việc này sẽ giúp ích khá nhiều trong việc bạn cung cấp thông tin tình trạng bệnh cho bác sĩ để có những can thiệp kịp thời cũng như có phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả hơn: Trẻ mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã, Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn, Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết:

Theo bác sĩ Lê Bích Liên – Trưởng khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, rất khó để phân biệt bệnh sốt xuất huyết với bệnh nhiễm siêu vi thông thường. Sau đây là một số triệu chứng mà các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào đó để có thể phát hiện ra con mình bị sốt xuất huyết: bé đang chơi bình thường thì đột ngột sốt cao liên tục từ 2 đến 3 ngày có khi lên đến 7 ngày, có nhiều chấm xuất huyết dưới da, bầm chỗ chích, máu chân răng… Trong giai đoạn nặng, sốt xuất huyết sẽ có những biểu hiện như chảy máu cam, chấm đỏ ngoài da, nôn ói, đau bụng nếu không có biện pháp hạ sốt sẽ dẫn đến tình trạng bị trụy tim mạch (sốc). Khi phát hiện bé có những triệu chứng trên, các bậc phụ huynh phải đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và được theo dõi tình trạng bệnh.

  • Đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu bị sốt xuất huyết.  Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau: Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…
  • Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường… Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao. Không cho trẻ uống Aspirin (vì gây thêm xuất huyết), không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống.

Đối với sốt xuất huyết, những trường hợp nặng thì phải nhập viện còn nhẹ thì có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà. Trong thời gian chăm sóc bé tại nhà, các bậc phụ huynh nên thường xuyên lau mát cho bé, khuyến khích trẻ ăn uống, bú mẹ, nghỉ ngơi và đặc biệt là uống nhiều nước. Bố mẹ phải theo dõi trẻ 24/24, khi có dấu hiệu trở nặng như: trẻ ói mửa nhiều, đau bụng, bứt rứt, tay chân lạnh tím, vã mồ hôi… thì lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ Liên nói: “Khi trẻ sốt cao co giật, ta phải bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng, dùng cây đè lưỡi, muỗng hoặc ngón tay cho vào giữa 2 hàm răng trẻ để tránh cắn lưỡi, lau mát bằng nước ấm và hạ sốt cho trẻ bằng thuốc đặt hậu môn, theo dõi trẻ xem cơn co giật thế nào, kéo dài trong bao lâu và nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý không được cho bất cứ đồ ăn, thức uống gì vào miệng trẻ (kể cả vắt chanh) khi trẻ đang co giật“.

 5. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em:

Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt). Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm. Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.

5 biện pháp loại bỏ khu sản của muỗi,tiêu diệt lăng quăng, cung quăng, tiêu diệt bọ gậy:

  • Đậy kín các chum, lu, khạp…chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng.
  • Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà để ăn bọ gậy.
  • Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước ( lu, chum, bể..) 1 tuần 1 lần.
  • Bỏ muối vào chén nước kê chân giường tủ, chân chạn bát,  cho thêm cát ẩm vào lọ hoa.
  • Thu gom đồ phế thải quanh nhà như vỏ dừa, lốp xe hỏng, chai lọ vỡ…Lật úp các vật thải có khả năng chứa nước.

5 biện pháp phòng tránh muỗi đốt để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết:

  • Khi ngủ cần ngủ trong màn (mùng) kể cả là ban ngày (vì muỗi vằn thường hoạt động ban ngày)
  • Mặc áo quần dài tay để tránh bị muỗi đốt.
  • Cho người bị mắc bệnh sốt xuất huyết nằm trong màn để tránh muỗi đốt tránh lây lan cho người lành.
  • Dùng mành , rèm tẩm hóa chất diệt muỗi, sử dụng các công cụ diệt muỗi như vợt điện, đèn diệt muỗi,…
  • Diệt muỗi bằng một số loại hóa chất như tẩm màn, phun thuốc,dung bình xịt diệt muỗi, tháp hương muỗi, bôi kem chống muỗi