Theo thống kê từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng từng ngày. Số người nhập viện ngày 26/9 là 15 ca, đến ngày 27/9 đã tăng lên 26 ca.  Trong tháng 7 chỉ có 92 ca nhập viện thì đến tháng 8 đã tăng 188 ca. Từ đầu tháng 9 đến nay có 290 ca nhập viện. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 633 ca sốt xuất…

Có thể bạn quan tâm:

Theo thống kê từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng từng ngày. Số người nhập viện ngày 26/9 là 15 ca, đến ngày 27/9 đã tăng lên 26 ca.  Trong tháng 7 chỉ có 92 ca nhập viện thì đến tháng 8 đã tăng 188 ca. Từ đầu tháng 9 đến nay có 290 ca nhập viện. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 633 ca sốt xuất huyết.

Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết tháng 9 tăng gấp đôi tháng 8

Nằm trên chiếc giường được kê dọc lối hành lang của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, ông Nguyễn Văn Nam (Duy Tiên, Hà Nam) được chẩn đoán sốt xuất huyết và đã nhập viện được 4 ngày. Khi nhập viện, ông phải nằm ghép giường, sau đó chuyển sang khu giường bệnh mới được kê ở hành lang.

Theo thống kê từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng từng ngày. Số người nhập viện ngày 26/9 là 15 ca, đến ngày 27/9 đã tăng lên 26 ca.  Trong tháng 7 chỉ có 92 ca nhập viện thì đến tháng 8 đã tăng 188 ca. Từ đầu tháng 9 đến nay có 290 ca nhập viện. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 633 ca sốt xuất huyết.

Bác sĩ Trần Thị Tú ở Khoa Virus – Ký sinh trùng cho biết, khoa đã được tăng cường 14 giường tại hành lang tuy vậy bệnh nhân vẫn phải nằm ghép rất chật. Do tình trạng bệnh viện quá tải nên tất cả bệnh nhân nằm ghép đều chấp nhận ký cam kết tự nguyện. Mỗi bệnh nhân nhập viện sẽ được điều trị và theo dõi khoảng 10 ngày, sau đó cho ra viện để tránh tình trạng quá tải. Tuy nhiên, diễn biến bệnh phức tạp và tùy vào tình trạng bệnh nhân có thể bắt buộc phải nằm điều trị thêm.

Bệnh nhân chủ yếu là người lớn, hầu hết sống tại các khu vực Hà Nội (556 ca), Nam Định (13 ca), Hà Nam (10 ca), Bắc Ninh (10 ca), hải Dương (9 ca). Mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 20 bệnh nhân nhập viện, trong khi đó số bệnh nhân cũ chưa kịp ra viện đã dẫn đến tình trạng quá tải.

Bác sĩ Nguyễn Kim Thư, Phó trưởng Khoa Virus – Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sức khoẻ yếu, chủ quan không nghĩ mình bị sốt xuất huyết, đến khi nổi ban trên da, nôn thốc nôn tháo, đau bụng dữ dội… mới đến viện. Nhiều bệnh nhân đến viện đã có hiện tượng xuất huyết do tiểu cầu giảm như chảy máu cam, tiểu cầu giảm, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa… Tuy vậy bệnh viện chưa ghi nhận ca tử vong nào có liên quan đến sốt xuất huyết.

Trong những ngày tiếp theo bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị y tế, giường bệnh và liên hệ với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương để tiếp nhận các đơn vị máu, điều trị cho bệnh nhân”, bà Thư cho biết.

Tại TP HCM, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thành Dũng, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết, số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tăng cao hơn so với đầu tháng 9. Ngày 28/9 có 202 bệnh nhân đang nội trú, 39 bệnh nhân mới. Trong khi đó ngày 1/9 tổng số bệnh nhân nội trú chỉ 119 người. “Tuy số lượng bệnh nhân gia tăng nhiều nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của bệnh viện nên hiện chưa xảy ra tình trạng quá tải”, bác sĩ Dũng cho biết.

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng và xuất hiện các ổ dịch nhỏ ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, dự báo sẽ bùng phát trở lại theo chu kỳ. Hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và văcxin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi và phòng chống muỗi đốt.

Để phòng bệnh, phương pháp chính là kiểm soát số lượng muỗi, đảm bảo vệ sinh môi trường, không để có nước đọng, những nơi ẩm thấp muỗi thường cư trú. Tránh tuyệt đối bị muỗi đốt, ngủ phải nằm màn, nếu cần phải phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng. Nếu đã mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh tử vong.

Dịch sốt xuất huyết bùng phát cả nước

Sốt xuất huyết phát triển theo chu kỳ năm một, mỗi năm có một đỉnh dịch. Đỉnh thường rơi vào mùa mưa là các tháng 8, 9 hoặc 10; và thấp điểm vào tháng cuối năm. Hai năm gần đây đỉnh dịch xuất hiện muộn, như năm 2021 – 2021 dịch lên cao vào tháng 11 kéo dài đến tận tháng 12. Các chuyên gia dự báo dịch năm nay diễn biến phức tạp, bắt đầu vào mùa và sẽ tiếp tục tăng cao vào cuối năm do vào chu kỳ dịch bệnh.

Hơn 1.500 ca sốt xuất huyết tại Hà Nội được ghi nhận từ đầu năm đến nay, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội đang đứng thứ 6 cả nước về số ca sốt xuất huyết. Bệnh nhân liên tục gia tăng trong tháng 7 và tháng 8, từ 359 ca tăng lên 633 và đang tiếp tục có xu hướng gia tăng. Hiện số bệnh nhân ghi nhận cao tại một số quận huyện trọng điểm như Thanh Trì, Hoàng Mai, Ba Đình, Thanh Xuân, Hoài Đức.

sotxuathuyet1-2972-1406342237-5582-14417

Dịch sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng vào 4 tháng cuối năm. Ảnh: Hà An.

Thời tiết năm nay diễn biến thất thường, nóng bức mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Hoạt động chính của công tác phòng bệnh là vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diện rộng hiệu quả còn chưa cao. Nhiều hộ gia đình từ chối phun hóa chất, không hợp tác với cán bộ y tế (18%), số hộ gia đình vắng mặt nhiều (18%)…

Theo ngành y tế Hà Nội, chỉ 64% hộ gia đình hợp tác với cán bộ y tế phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh. Đây là khó khăn lớn cản trở công tác phòng chống dịch bệnh này. Trong cùng một khu vực nếu còn một số hộ không phun hóa chất diệt muỗi thì muỗi từ những hộ này vẫn sinh sôi nảy nở, bay sang các hộ bên cạnh lây truyền bệnh. Muỗi sốt xuất huyết sống từ tầng trệt đến tầng thượng, chung cư cao đến 12 tầng vẫn có, vì thế phun hóa chất cho hộ gia đình thì việc phun tất cả các tầng rất quan trọng.

Để phòng bệnh Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như sau:

– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn.

– Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Dấu hiệu chính xác và cách nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết.

Đa số những trường hợp sốt xuất huyết (SXH) có biến chứng nặng thường là đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào có thể nhận biết SXH sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho gia đình bệnh nhân, mà còn là vấn đề của thầy thuốc, bởi vì chẩn đoán sớm SXH thật sự không đơn giản chút nào. Thông thường sốt xuất huyết cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Bà con cần lưu ý hai yếu tố:

Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh SXH). Nếu cháu có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng cháu bị SXH.

Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân): Lưu ý 3 ngày đầu tiên:

  • Ngày thứ 1:  Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.
  • Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể bé như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.
  • Ngày thứ 3:  Dấu hiệu sốt xuất huyết trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán SXH chính xác đến trên 90%. Test nhanh SXH có thể làm trong ngày này. Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất

Như vậy để chẩn đoán sớm SXH là trong 3 ngày đầu tiên chúng ta lưu ý kỹ về các triệu chứng của bé. Các bà mẹ phải nhớ ngày khởi phát sốt của con, các dấu hiệu của con để báo bác sĩ và tập trung các trẻ có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh SXH. Hãy đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì điều trị SXH sẽ đạt kết quả tốt nhất.