Đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tình trạng tiểu cầu giảm rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong. Vì thế, bệnh viện phải ưu tiên truyền cho những ca nặng hơn (tiểu cầu giảm cực thấp hoặc xuất huyết). Những trường hợp nào không đợi được, phải vận động…
Có thể bạn quan tâm:
Đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tình trạng tiểu cầu giảm rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong. Vì thế, bệnh viện phải ưu tiên truyền cho những ca nặng hơn (tiểu cầu giảm cực thấp hoặc xuất huyết). Những trường hợp nào không đợi được, phải vận động người nhà hiến máu.Bác sĩ Trần Duyên, Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn cũng cho biết, nếu như trong tháng 7, bệnh viện chỉ sử dụng 17 đơn vị tiểu cầu thì đến tháng 9, bệnh viện đã truyền khoảng 55 đơn vị….
Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Theo bác sĩ Dự, năm nay virus sốt xuất huyết có độc lực cao, đánh thẳng vào gan hoặc các tạng khác gây viêm tụy cấp, tăng men gan, tràn dịch màng phổi. Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân giảm tiều cầu nặng, sốc, trụy mạch… “Cũng vì có nhiều ca nặng, lại thêm số lượng bệnh nhân đông (các giường đều ghép 2-4 người) nên bệnh viện luôn trong tình trạng thiếu tiểu cầu trầm trọng. Có bệnh nhân đợi 1-2 ngày vẫn chưa có tiểu cầu để truyền“, bác sĩ Dự cho biết.
Đối với bệnh nhân bị sốt xuất huyết nặng, tình trạng tiểu cầu giảm rất nguy hiểm. Nếu bệnh nhân không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong. Vì thế, bệnh viện phải ưu tiên truyền cho những ca nặng hơn (tiểu cầu giảm cực thấp hoặc xuất huyết). Những trường hợp nào không đợi được, phải vận động người nhà hiến máu.
Bác sĩ Trần Duyên, Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn cũng cho biết, nếu như trong tháng 7, bệnh viện chỉ sử dụng 17 đơn vị tiểu cầu thì đến tháng 9, bệnh viện đã truyền khoảng 55 đơn vị. Tại Bệnh viện Xanh Pôn, số ca nhập viện do sốt xuất huyết cũng tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Theo một bác sĩ của bệnh viện này, số ca đến khám nhiều đến mức bệnh viện chỉ đủ chỗ thu dung các bệnh nhân rất nặng, còn các bệnh nhân nhẹ (tiểu cầu giảm ít) đành phải cho về chữa ở nhà.
Tình hình tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cũng tương tự. Nhu cầu về tiểu cầu để điều trị sốt xuất huyết tăng 4-5 lần. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10-15 bệnh nhân cần được truyền máu, tiểu cầu. Bệnh viện cũng đăng kí lấy máu tại Viện Huyết học và truyền máu Trung ương nhưng mỗi lần chỉ được lấy khoảng 4 đơn vị tiểu cầu và chỉ sử dụng cho những trường hợp bệnh quá nặng. Giải thích về vấn đề thiếu tiểu cầu, ông Ngô Mạnh Quân, thuộc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, do dịch sốt xuất huyết năm nay bùng phát mạnh nên nhu cầu về tiểu cầu của các bệnh viện rất cao. Nhưng lượng người hiến máu tình nguyện ít nên không thể thu gom, phân tách được đủ lượng cần thiết (để có được một đơn vị tiểu cầu phải trộn 4 đơn vị máu, tương đương 4 người cho cùng nhóm máu).
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em, do sức đề kháng yếu, chẩn đoán điều trị khó hơn so với người lớn. Mặc dù được sự chung tay của cả cộng đồng nhưng cho tới nay tỷ lệ trẻ mắc SXH và số ca tử vong vẫn đáng báo động.
Tại sao trẻ em dễ bị sốt xuất huyết?
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong một tháng qua, trung bình mỗi tuần có hơn 250 bệnh nhân được phát hiện mắc sốt xuất huyết. Trong đó, 60-70% số ca là trẻ em. Bản tính hiếu động và ham chơi nên trẻ thích chơi ở những chỗ tối – là “địa bàn hoạt động” của muỗi, nên dễ bị muỗi tấn công.
Mặt khác, cũng có thể lý giải rằng do hoạt động thường xuyên nên thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, nhịp thở của trẻ cũng cao, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, khiến muỗi dễ phát hiện và đốt. Mặt khác trẻ chưa có ý thức phòng muỗi đốt nên muỗi đốt “vô tư” (cả muỗi gây bệnh SXH). Khi bị muỗi đốt, sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn người lớn nên trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.
Khó phát hiện triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Bệnh khó phát hiện, chẩn đoán sớm do những ngày đầu, các triệu chứng như sốt cao, phát ban ra ngoài da, biếng ăn, đau nhức người,… tương tự với các bệnh nhiễm vi-rút khác như sốt siêu vi, sốt phát ban.… Xét nghiệm thời gian đầu của bệnh cũng không phân biệt được SXH và các bệnh nhiễm vi-rút khác. Xem Dấu hiệu sốt xuất huyết và cách điều trị sốt xuất huyết
Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt cao đột ngột kéo dài 5-7 ngày, kèm theo một trong các dấu hiệu: nổi chấm đỏ ở da, nôn ói có máu, tiêu phân đen, chảy máu mũi, chân răng.… Ngoài ra, các triệu chứng có thể kèm theo như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau quanh hốc mắt, chán ăn, buồn nôn. Khi bệnh nặng, có thể sốc, xuất huyết nặng, tổn thương các cơ quan như gan, não, tim, phổi…. Do đó, cần theo dõi kĩ các triệu chứng để phát hiện kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết:
Hạ sốt đúng cách: Khi trẻ sốt cao ≥ 380C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng, uống lặp lại 4-6 giờ một lần nếu trẻ sốt, lau mát bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, gây co giật. Tham khảo cách hạ sốt cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
– Thức ăn: Trẻ cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường. Nên chọn những thức ăn trẻ thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa….
– Nước uống: Lượng nước cần cung cấp cũng nhiều hơn. Loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.
Theo dõi và cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời: Khi không được phát hiện kịp thời, SXH có thể gây biến chứng nguy hiểm như sốc nặng, suy hô hấp, xuất huyết nội tạng, tổn thương đa cơ quan và tử vong. Vì vậy, khi trẻ sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6). Trẻ có thể trở nặng và sốc, dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.
Các chăm sóc và xử trí đúng cách tại nhà khi trẻ bị sốt xuất huyết:
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy cách tốt nhất, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và xuất huyết thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh này và đưa trẻ vào bệnh viện theo dõi. “Tuy nhiên không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng phải nhập viện. 70% các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi tại nhà“, BS Liên nói.
Việc đầu tiên là hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát. Khi lau mát nên chú ý lau bằng nước ấm ở các kẽ nách, háng. Lau nhanh ở ngực, lưng vì hai nơi này dễ dẫn đến viêm phổi. Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Các bậc phụ huynh cũng nên nhớ đừng cho trẻ ăn, uống những thức ăn có màu sẫm vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ ói hoặc đi ngoài.
Trường hợp trẻ sốt cao dẫn đến co giật thì xử trí thế nào? BS Liên khuyên, trước hết, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Tiếp theo là lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.
Luôn ở bên cạnh trẻ để theo dõi diễn biến của bệnh, có phát hiện dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết không (như ói mửa nhiều, đau bụng, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi; chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói và đi tiêu ra máu. Lúc này cha mẹ phải cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.
“Thủ phạm” gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái, thường sống trong nhà, đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước, vì vậy trẻ có thể bị muỗi chích vào ban ngày hoặc xẩm tối. Để phòng ngừa bệnh nên tích cực diệt muỗi, lăng quăng; ngủ mùng kể cả ban ngày. Việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết không phải chỉ riêng gia đình bạn, mà cần tuyên truyền cho lối xóm, cộng đồng cùng tham gia.