Bé bị lên lẹo mắt: Khi bị lẹo, mắt bé rất khó chịu và bé sẽ chảy nước mắt, thậm chí bé có thể bị đau mi mắt nữa. Việc đầu tiên là bố mẹ bé đừng có bao giờ nặn lẹo ra giống như nặn mụn nhọt nhé! Bé sẽ rất đau và thậm chí có thể để lại sẹo trên mi rất xấu nữa đó. Vậy thực chất lẹo là gì? Đó là một khối sưng nề đỏ và có nhân vàng giống như mụn nhọt nằm ngay…

Có thể bạn quan tâm:

Bé bị lên lẹo mắt: Khi bị lẹo, mắt bé rất khó chịu và bé sẽ chảy nước mắt, thậm chí bé có thể bị đau mi mắt nữa. Việc đầu tiên là bố mẹ bé đừng có bao giờ nặn lẹo ra giống như nặn mụn nhọt nhé! Bé sẽ rất đau và thậm chí có thể để lại sẹo trên mi rất xấu nữa đó. Vậy thực chất lẹo là gì? Đó là một khối sưng nề đỏ và có nhân vàng giống như mụn nhọt nằm ngay ở chân các lông mi. Đôi khi chỉ là một vùng sưng đỏ một phần hoặc thậm chí cả bờ mi mắt. Đó là do sự nhiễm khuẩn của các chân lông mi mà thủ phạm thường là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Vi khuẩn này có nhiều ở mũi bé nên khi bé dụi mũi và sau đó dụi vào mắt thì cũng có thể đem vi khuẩn lên trên mi mắt đấy.

1. Lẹo mắt ở trẻ là gì? nguyên nhân gây bệnh lẹo mắt ở trẻ

  • Theo báo sức khỏe và Đời sống, lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
  • Lẹo mắt hay còn gọi là chắp mắt là một dạng bệnh viêm nhiễm lành tính ở mắt, dường như đứa trẻ nào cũng trải qua một lần trong đời. Bệnh nếu điều trị sớm và đúng cách sẽ không gây hại cho trẻ. Dưới đây là cách xử lý khi trẻ bị lẹo mắt các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
  • Lẹo mắt là một khối sưng phù nề màu đỏ, nhân vàng giống mụn nhọt hay một phần sưng đỏ mọc ngay ở chân lông mi hoặc ở bờ mi mắt của bé. Sau 3-4 ngày mọc, lẹo sẽ bưng mủ và vỡ. Bệnh thường hay tái phát nhiều lần và có thể lan từ mắt này sang mắt khác, thậm chí sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
  • Nguyên nhân gây lẹo mắt ở trẻ thường là do vi khuẩn tụ cầu vàng có tên là staphylococcus aureus gây ra. Vi khuẩn này tập trung nhiều ở mũi bé, vì thế khi trẻ dùng tay dụi mũi sau đó dụi mặt vi khuẩn sẽ bám dính lên mi mắt và gây bệnh.
  • Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị lên lẹo là do: viêm mi mắt, dùng khăn chung hoặc dùng quá nhiều mỹ phẩm (kẻ viền mắt). Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (rửa mắt bằng nước muối, không tự ý nặn mủ ở lẹo…). Nhưng nếu thấy lẹo sưng đau, mắt khó nhìn, chảy máu… hãy tới bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn điều trị.

Lẹo mắt ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả

Các dạng lẹo mắt ở trẻ: Khi trẻ bị lẹo mắt, trẻ thường khó chịu ở mắt, chảy nước mắt, thậm chí một số bé bị đau mi mắt. Có hai dạng lẹo bao gồm: Lẹo mắt bên trong và lẹo bên ngoài.

  • Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ mọc ở chân mi mắt, có kích thước và độ rắn giống hạt đậu.
  • Lẹo bên trong: nằm bên trong mi mắt, khi lật mi mắt ra thì có xuất hiện nốt đỏ tương tự như lẹo bên ngoài, một số khác còn xuất hiện mủ trắng.
  • Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

2. Triệu chứng & cách nhận biết trẻ bị lẹo mắt:

Chắp mắt là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.
Cần phân biệt với lên lẹo mắt là bệnh nhiễm khuẩn cấp có mủ không lan rộng của một hay nhiều tuyến zeis hay moll (lẹo phía ngoài); hoặc của các tuyến meibomius (lẹo trong mi mắt) do tụ cầu khuẩn gây nên). Trước khi bị lên chắp, có thể có nhưng triệu chứng sau:

  • Thấy ngứa mi mắt, Bờ mi có màu đỏ, Cảm thấy cộm
  • Sờ vào thấy cảm giác khác những điểm khác. Thoạt đầu, mụn chắp xuất hiện với cái đầu nhỏ, màu vàng vì bên trong có mủ. Sau đó chấm vàng nở dần thành hạt và vỡ.

3. Phòng ngừa và điều trị cho trẻ bị lẹo mắt:

Báo Tuổi trẻ dẫn tin theo Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, bố mẹ lấy một chiếc khăn mỏng nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô đi một chút và áp lên mi mắt bé. Nếu có thời gian hãy làm như vậy 3 lần một ngày, mỗi lần 10 phút.

Việc này sẽ có tác dụng làm cho lẹo khu trú lại và dễ thoát lưu mủ hơn. Nếu bố mẹ bé cảm thấy lo lắng thì đừng ngần ngại đem bé đi khám mắt, các bác sĩ sẽ có những biện pháp hỗ trợ thêm cho bé. Bé có thể được các bác sĩ cho dùng thêm thuốc kháng sinh dạng mỡ để bôi lên mi mắt và cả thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Trong hầu hết các trường hợp điều trị hỗ trợ như vậy là mắt bé sẽ lành, chỉ có một số ít trường hợp lẹo “bướng bỉnh” thì các bác sĩ sẽ phải rạch dẫn lưu mủ mà thôi. Tuy nhiên trong trường hợp mi mắt bé sưng thật to, bé bị tái phát nhiều lần, bé đau nhức, bé bị sốt hoặc lẹo không tự khỏi trong một tuần thì bố mẹ nên đem bé đến khám mắt ngay.

Để phòng ngừa cho bé khỏi bị lẹo thì vấn đề vệ sinh cho bé là ưu tiên số một. Bố mẹ phải tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ. Nếu bé hay bị lẹo thì việc vệ sinh mi mắt cho bé để tránh tái phát cũng cần phải làm. Bố mẹ bé có thể dùng que bông gòn tẩm một ít nước ấm để vệ sinh chân lông mi của bé ít nhất mỗi ngày một lần.

4. Làm gì khi trẻ bị lẹo mắt?

Khi trẻ bị lẹo mắt, cha mẹ tuyệt đối không nặn hoặc dùng kim chích để làm vỡ mụn bọc. Vì có thể để lại sẹo và gây đau đớn cho bé, thậm chí bị nhiễm trùng. Lúc này, bạn nên dùng khăn nhúng nước ấm, vắt khô nước rồi đắp lên phần mi bị lẹo của bé. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần 10 phút. Với cách làm này sẽ giúp lẹo dễ thoát lưu mủ, giảm đau đớn cho bé.

Sau khi chườm nóng mà bé chưa hết lẹo và có dấu hiệu sưng phù nề nặng hơn thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ để bôi lên mi mắt bé và cho trẻ uống thuốc giảm đau khi cần thiết. Thông thường sau một vài ngày dùng thuốc bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên một số trường hợp nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả bác sị sẽ rạch lẹo để lấy mủ ra ngoài.

Khi trẻ bị lẹo mắt cần kiêng những gì? Khi trẻ bị lẹo mắt cần kiêng chất kích thích như rượu, thuốc lá và các loại nước uống có cồn. Ngoài ra không nên cho trẻ ăn hành, tỏi, ớt, rau hẹ, rau kinh giới và những thực phẩm có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn. Để bé mau khỏi bệnh cha mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn thủy hải sản.

5. Bài thuốc dân gian để chữa trị lẹo mắt ở trẻ em:

Sữa đậu nành vừng đen: Khi trẻ bị lẹo mắt mẹ có thể dùng 2 thìa bột canh vừng đen trộn với sữa đậu nành đã được nấu chín, cho thêm một thìa mật ong rồi cho bé uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn sáng.

Kim ngân hoa và bồ công anh: 20g kim ngân hoa, 20g hoa cúc, 20g bồ công. Sau khi rửa sạch cho tất cả vào đun sôi, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun trong vòng 15 phút, chắt lấy nước đầu. Tiếp tục cho nước vào đun lần hai. Trộn nước đầu tiên và nước thứ hai vào nhau, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Trong trường hợp bệnh nặng kèm đau nhức toàn thân, sốt, sợ rét, miệng khô khát nước mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau: Kim ngân hoa 15g, liên kiều 15g, bồ công anh 15g, gai bồ kết 15g, phòng phong 12g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc nước như bài thuốc trên, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Hy vọng với thông tin cách chữa bệnh lẹo mắt ở trẻ em hiệu quả nhanh tại nhà trên đây các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe cho trẻ em hiệu quả nhất phòng tránh được nguy hiểm về thị giác. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện mỗi ngày và các mẹ cũng đừng quên đón đọc các bài viết về cách chăm sóc bé của congaiba.com để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé.