Vào những ngày này, bà con nông dân ở xã Thượng Mỗ đang hối hả thụ hoạch bưởi tết.Vườn bưởi tôm vàng của anh Nguyễn Văn Thuận. Ảnh: H.HĐược biết, năm 2012, bưởi tôm vàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”.Anh Nguyễn Văn Thuận (37 tuổi) ở đội 1, xã Thượng Mỗ cho hay: Nhiều người gọi…
Có thể bạn quan tâm:
Vào những ngày này, bà con nông dân ở xã Thượng Mỗ đang hối hả thụ hoạch bưởi tết.
Vườn bưởi tôm vàng của anh Nguyễn Văn Thuận. Ảnh: H.H
Được biết, năm 2012, bưởi tôm vàng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể với tên gọi “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”.
Anh Nguyễn Văn Thuận (37 tuổi) ở đội 1, xã Thượng Mỗ cho hay: Nhiều người gọi bưởi tôm vàng là đệ nhất bưởi cũng phải, bởi giống bưởi này khi chín không chỉ có màu sắc vàng tươi rất đẹp, khi ăn có vị ngọt dịu đặc trưng, mà còn có mùi thơm đặc biệt, đến độ mà người ăn chỉ cần sờ vào vỏ thôi, dù rửa tay bằng xà phòng vẫn không thể hết mùi thơm trên tay.
Theo anh Thuận, với diện tích hơn 6 sào, trồng hơn 100 cây bưởi, trung bình mỗi năm gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng. Điều đáng nói là dù cho thu nhập cao, nhưng chi phí đầu tư cho cả vườn bưởi rất ít nên vợ chồng anh và bà con ở Thượng Mỗ rất phấn khởi.
“Dù bây giờ có nhiều giống bưởi, nhiều hộ trồng bưởi nhưng bưởi tôm vàng nhà tôi trồng vẫn đắt như tôm tươi. Hàng năm cứ vào dịp giáp tết vườn bưởi tôm vàng của tôi lại được thương lái đặt mua hết sạch trước tết cả tháng với giá từ 30.000 – 40.000 đồng/quả, tùy loại” – anh Thuận phấn khởi nói.
Theo ông Nguyễn Khắc Hậu ở đội 4, xã Thượng Mỗ, bưởi tôm vàng có xuất xứ từ xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – nơi có giống bưởi Diễn nổi tiếng. Từ năm 1995, được người dân một số xã ven sông Đáy như Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình… đưa về trồng, chăm sóc nhiều năm mới cho quả.
“Ban đầu trồng, người dân không hề lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây. Nhưng khi bưởi lớn lên và chín có màu vàng tươi, bà con hái ăn thử mới thấy múi to, tôm vàng, có vị ngon ngọt kỳ lạ, khác hẳn so với giống bưởi Diễn ngọt đậm. Và giống bưởi được đặt tên tôm vàng từ đó” – ông Hậu chia sẻ.
Vào những ngày cận Tết Nguyên đán, gia đình ông Hậu bận rộn với công việc tiếp khách vào mua bưởi. Theo ông Hậu, dù năm nay bưởi nhà ông ít hơn và chín muộn hơn nhưng vẫn kịp bán tết nên thu nhập của gia đình vẫn đảm bảo.
Chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc “đệ nhất bưởi”, ông Nguyễn Khắc Hậu cho rằng: Để bưởi ra được quả ngọt và giòn tôm thì nhà vườn cần chú ý đến việc bón phân ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây sao cho phù hợp. Đặc biệt, ở thời kỳ ra hoa là giai đoạn nhạy cảm nhất, cần được chăm sóc nhiều nhất.
“Bưởi tôm vàng rất hay bị nấm và dễ bị rệp sáp, nhện đỏ tấn công nên chủ vườn cần phải thường xuyên quan sát, theo dõi để có thể kịp thời phòng tránh và chữa trị sâu, bệnh, giúp cây có thể phát triển ổn định đến lúc thu hoạch” – ông Hậu cho biết. Theo ông Hậu, giống bưởi tôm vàng trồng ở Thượng Mỗ có thời gian chín và thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh, giá cao.
Nói thêm về bí quyết bảo quản bưởi, anh Thuận cho hay: Bưởi tôm vàng sau khi cắt về có thể để được tới 4-5 tháng nếu biết cách bảo quản.
“Có rất nhiều cách để giữ cho bưởi không bị hỏng nhanh sau khi thu hoạch như quét vôi, bọc túi nylon… Tuy nhiên, để bưởi ngon, có chất lượng tốt, khi bảo quản bà con không nên xếp bưởi cao quá 2-3 lượt. Đặc biệt, nên rải một lớp chăn bông dưới nền rồi mới xếp bưởi lên, như vậy thì khi thời tiết nồm, ẩm ướt bưởi sẽ không bị hư thối” – anh Thuận tiết lộ.
Hoàng Huyền