Những cách phát triển trí não cho bé thông minh bằng những trò chơi được MecuBen.com chia sẻ dưới đây có thể giúp bé vừa học vừa chơi hình thành những khả năng thông minh ngay từ giai đoạn đầu. Chắc chắn bé yêu sau này sẽ thông minh vượt trội hơn những bạn cùng lứa tuổi….

7 trò chơi giúp bé phát triển trí não và thông minh
Theo Hiệp hội Quốc gia về trẻ có năng khiếu của Mỹ NAGC,…

Có thể bạn quan tâm:

Những cách phát triển trí não cho bé thông minh bằng những trò chơi được MecuBen.com chia sẻ dưới đây có thể giúp bé vừa học vừa chơi hình thành những khả năng thông minh ngay từ giai đoạn đầu. Chắc chắn bé yêu sau này sẽ thông minh vượt trội hơn những bạn cùng lứa tuổi….

7 trò chơi giúp bé phát triển trí não và thông minh

Theo Hiệp hội Quốc gia về trẻ có năng khiếu của Mỹ NAGC, những trẻ được xem là có năng khiếu khi chứng minh/thể hiện được mức độ nổi bật của bản thân về khả năng lý luận và tìm hiểu ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực được chia làm 2 nhóm, nhóm hoạt động với hệ thống ký hiệu riêng như toán, âm nhạc, ngôn ngữ…; nhóm với các kỹ năng về giác quan – vận động như hội họa, khiêu vũ, thể thao. Dưới đây là 7 trò chơi giúp con thông minh các mẹ có thể tham khảo để dạy bé nhé:

7 trò chơi giúp bé phát triển trí não và thông minh hơn

7 trò chơi giúp bé phát triển trí não và thông minh hơn

1. Trò chơi xếp hình tháp và lâu đài

Các hình khối với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bé là phương pháp đơn giản nhất và giúp bé tự sáng tạo ra những lâu đài riêng biệt của mình. Trò chơi này sẽ giúp bé rèn luyện kĩ năng cầm nắm, củng cố tay và các ngón tay.

2. Trò chơi ghép hình

Đối với các bé 2 – 3 tuổi bạn hãy dùng tối đa là 20 miếng ghép để bé ghép thành những hình thù ngộ nghĩnh theo khả năng quan sát của mình. Trò chơi này giúp bé phát triển thị giác, đồng thời kích thích kỹ năng quan sát và vận động cho bé. Ngoài ra nó còn đòi hỏi sự tập trung để đạt được một mục tiêu mà bạn gợi ý. Cũng đồng nghĩa với việc để trí tượng tượng của bé được tự do phát triển.

3. Trò chơi tìm đồ vật cất giấu

Bạn hãy giấu những món đồ chơi mà bé yêu thích như búp bê, xe hơi… nhưng cố tình để cho bé thấy bạn để chỗ nào. Sau đó hãy hỏi khéo bé những đồ bạn muốn và ngỏ ý muốn bé đi tìm giúp. Bé sẽ ngoan ngoãn và thích thú đi tìm cho bạn. Sau khi tìm xong, bạn hãy dành cho bé một lời khen để bé được khích lệ. Có thể tăng độ khó lên bằng cách cho bé tìm 2, 3 món đồ cùng một lúc. Trò chơi này không chỉ giúp bé tăng cường vận động mà còn tạo cho bé sự hứng khởi khi làm một việc gì đó.

4. Trò chơi phân biệt đồ vật khác nhau

Chuẩn bị 10 cái kẹo, 10 quả bóng nhựa nhỏ, 1 lọ đựng kẹo, 1 giỏ đựng bóng. Bỏ kẹo và bóng lẫn vào nhau. Sau đó bạn bỏ bóng và kẹo vào lọ và giỏ, rồi nói bé cùng làm theo sao cho bỏ đúng chỗ. Ban đầu có thể bé bỏ nhầm giữa kẹo và bóng, nhưng qua nhiều lần bé sẽ làm tốt hơn. Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi. Hoặc bạn cũng có thể để những đồ chơi trẻ em hoặc đồ vật trước mặt bé, dạy cho bé biết từng tên đồ vật sau đó yêu cầu bé đưa cho mình đúng đồ vật đó. Nếu bé đưa không đúng đồ vật được yêu cầu hãy làm lại cho đến khi bé nhận biết được thì thôi.

5. Trò chơi nhận biết màu sắc ( Hoặc dạy vẽ cho bé)

Chọn những khối hình vuông, tròn, tam giác hoặc những quả bóng có màu sắc khác nhau, xếp chúng cạnh nhau. Sau đó nói bé đưa cho bạn những vật có màu sắc theo yêu cầu. Tương tự, bỏ tất cả các con vật, đồ vật vào một cái rổ, che kín rồi yêu cầu bé mở ra và tìm cho bạn những quả bóng màu xanh, quả cam màu vàng, chiếc xe màu đỏ, … dạy bé vẽ con vật. Bạn cũng có thể chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu. Trò chơi này giúp bé nhận biết được các màu sắc cơ bản xung quanh mình và giúp bé tự giải quyết vấn đề tốt hơn.

6. Trò chơi nhận biết âm thanh

Dùng máy ghi âm nhỏ thu lại những âm thanh trong cuộc sống hàng ngày như tiếng còi xe, tiếng cười, tiếng khóc, tiếng chuông cửa, điện thoại reo, tiếng nước chảy, tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng chó sủa… Sau đó bạn cho bé nghe lại và xem bé nhận ra bao nhiêu âm thanh. Bạn cần giải thích rõ những âm thanh bé chưa biết, sau đó cho bé nghe lại và nhắc lại âm thanh đó.

7. Trò chơi đuổi bắt thú bông

Các bé rất thích những con thú bông nhỏ nhắn, nhiều màu sắc biết chuyển động. Bạn hãy treo thật nhiều thú bông dễ thương trước mặt bé, gợi ý để bé dùng tay túm lấy chúng. Bé sẽ thích thú với trò chơi thử thách này. Đồng thời, bé sẽ tập trung quan sát các con thú bông, quan sát bạn lấy chúng như thế nào. Trò chơi này còn giúp bé luyện tập phản xạ của tay mắt rất tốt.

Kinh nghiệm nhận diện con thông minh dành cho các mẹ:

Con bạn có thể là một người xuất chúng nhưng rất có thể, bạn không biết, và không nuôi dưỡng tài năng của con mình, dẫn đến con bị thui chột khả năng và cũng trở thành một đứa trẻ bình thường. Cha mẹ của cô bé Heidi Hankins, 4 tuổi đã được Mensan chứng minh có chỉ số IQ là 159, tức ở mức vô cùng xuất sắc, chỉ kém một điểm so với Einstein và Stephen Hawking.

Trong trường hợp của Heidi, cha mẹ bé nhận thấy em là một đứa trẻ sáng dạ từ rất sớm. Cha cô, Matthew Hankins, cho biết: “Con tôi bắt đầu thử nói chuyện ngay từ lúc mới được sinh ra, nhưng rõ ràng là con bé không thể diễn đạt bất cứ điều gì”.

Trước một tuổi, cô bé này đã nói được thành câu. Bé cũng chứng minh được kỹ năng nghe hiểu bằng cách chuyển kênh truyền hình xem những gì mình thích. Lên 2 tuổi đã đọc được một cuốn sách tiểu học. Bé cũng tự học cộng và trừ… Biết được những dấu hiệu đó của con, bố mẹ Heidi đã giúp cô bé phát triển hết khả năng của mình.

Vậy còn bạn, làm thế nào để biết rằng con mình có năng khiếu? Có những cách kiểm tra IQ nhưng cách tốt nhất là quan sát hành vi của con. Bạn sẽ biết bé có năng khiếu nếu chúng đang cho thấy hành vi đa dạng và tiến bộ hơn những đứa trẻ cùng tuổi. Một số trẻ em thậm chí còn bộc lộ có năng khiếu từ trước một tuổi.

Theo Hiệp hội Quốc gia về trẻ có năng khiếu của Mỹ NAGC, những trẻ được xem là có năng khiếu khi chứng minh/thể hiện được mức độ nổi bật của bản thân về khả năng lý luận và tìm hiểu ở một hoặc nhiều lĩnh vực. Các lĩnh vực được chia làm 2 nhóm, nhóm hoạt động với hệ thống ký hiệu riêng như toán, âm nhạc, ngôn ngữ…; nhóm với các kỹ năng về giác quan – vận động như hội họa, khiêu vũ, thể thao.

1. Học nhanh chóng, dễ dàng, và hiệu quả.

2. Có vốn từ vựng đặc biệt sâu rộng so với tuổi của mình.

3. Chứng tỏ khả năng lập luận chặt chẽ, logic.

4. Có bộ nhớ mạnh mẽ khác thường, nhưng chán học thuộc lòng và ngâm thơ.

5. Ít chịu sự chi phối từ bên ngoài, mà tự kiểm soát bản thân.

6. Có sở thích đặc biệt với kiến trúc, ngăn nắp, trật tự.

7. Nhanh nhạy trong suy nghĩ về mô hình, có những liên tưởng bất thường giữa các ý tưởng tách biệt.

8. Luôn bộc lộ sự tò mò về đối tượng, tình huống, hoặc các sự kiện, hỏi rất nhiều và toàn những câu hóc búa.

9. Luôn có điểm tốt ở hầu hết các môn.

10. Có khả năng tập trung cao, chú ý mãnh liệt, nếu muốn.

11. Tỉnh táo trong các tình huống, trả lời các câu hỏi rất nhanh.

12. Có tài xoay sở, giải quyết vấn đề bằng phương pháp khéo léo.

13. Có sự say mê với khoa học hay văn học.

14. Cho thấy sự độc đáo trong cách nói chuyện và cách viết.

15. Nắm bắt nhanh các khái niệm trừu tượng, và tổng hợp.

16. Cảm xúc dồi dào.

17. Có xu hướng chi phối bạn bè hoặc tình huống.

18. Sử dụng rất nhiều giác quan.

19. Luôn sẵn sàng chấp nhận sự phức tạp, tình huống khó khăn.

20. Có cảm quan rộng mở về môi trường xung quanh.