Những ngày cuối tháng Chạp, cơ cở sản xuất các loại bánh in của ông Huỳnh Tấn Ánh, ở thôn 3, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thêm rộn ràng. Trên 10 lao động tất bật làm bánh, sấy bánh và . Mỗi ngày, cơ sở của ông Ánh làm hơn 1.200 cái bánh các loại, như bánh đậu xanh, bánh dẻo, bánh dừa nướng.Ông Ánh theo nghề làm bánh 30 năm nay. Cơ sở làm bánh in của ông Ánh sản xuất cung…
Có thể bạn quan tâm:
Những ngày cuối tháng Chạp, cơ cở sản xuất các loại bánh in của ông Huỳnh Tấn Ánh, ở thôn 3, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thêm rộn ràng. Trên 10 lao động tất bật làm bánh, sấy bánh và . Mỗi ngày, cơ sở của ông Ánh làm hơn 1.200 cái bánh các loại, như bánh đậu xanh, bánh dẻo, bánh dừa nướng.
Ông Ánh theo nghề làm bánh 30 năm nay. Cơ sở làm bánh in của ông Ánh sản xuất cung cấp cho tiểu thương khắp nơi từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi đến thành phố Đà Nẵng. Ông Huỳnh Tấn Ánh cho biết: Dịp Tết này, cơ sở của ông thu lãi hơn 200 triệu đồng; mỗi lao động thu nhập từ 4,5 – 7,5 triêu triệu đồng một tháng.
“Nhân dịp Tết nhiều người đặt hàng, bánh sản xuất quanh năm nhưng Tết doanh thu khá hơn. Nghề bánh này mang lại hiệu quả. Lượng hàng người ta đặt rất nhiều cho nên tôi phải huy động lao động tăng ca. Không những làm bánh mà tôi còn bán bột qua các tỉnh khác nữa. Bánh này mang tính chất cổ truyền cho nên người ta họ chuộng mua về cúng ông bà tổ tiên” – ông Ánh nói.
Sản xuất bánh phục vụ Tết, người dân lãi hàng trăm triệu đồng.
Còn ông Huỳnh Quang Trung ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, trước đây chủ yếu trồng lúa và rau màu, nay gia đình ông làm thêm nghề bánh, đời sống khấm khá hơn. Dịp Tết này, gia đình ông Trung sản xuất khoảng 5 tạ bánh các loại. Ông Trung cho biết, người dân nơi đây làm bánh in quanh năm nhưng rộ nhất là dịp Tết này. Bánh này làm từ bột nếp, đậu xanh, đường cát, hương liệu rồi sau đó cho vào khuôn ép chặt tạo nên những chiếc bánh với đủ hình dạng.
“Nhờ có nghề truyền thống của ông bà để lại nên hàng năm, cuối năm thu nhập cũng đỡ, hỗ trợ cho gia đình kinh tế càng phát triển. Mình làm khá nhiều không kịp để cho bạn hành họ lấy, phân phối các nơi. Ngoài lao động trong gia đình còn thuê lao động thêm ở ngoài nữa” – ông Trung nói.
Hiện nay, làng nghề bánh in An Lạc, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có hơn 20 cơ sở sản xuất bánh các loại với hàng trăm lao động có việc làm ổn định. Mỗi dịp Tết, các cơ sở sản xuất từ 10 – 30 tấn bánh. Bánh in An Lạc có vị ngọt thanh của đường, vị thơm của nếp và đậu xanh, rất xốp. Bánh dùng để cúng tổ tiên, đãi khách dịp tết đến xuân về và là món quà không thể thiếu của người dân xứ Quảng.
Làm bánh tạo cho nhiều lao động tại địa phương có mức thu nhập ổn định.
“Đây là làng nghề truyền thống lâu đời, thường xuyên quanh năm là họ làm bánh bán đi các nơi. Đặc biệt, trong dịp Tết người ta làm số lượng cao hơn. Do đó cũng tạo công ăn việc làm cho người dân và đặc biệt có nguồn chi trong dịp tết, trong gia đình. Những hộ làm ở đây có kinh tế khác giả, đặc biệt trong dịp Tết” – ông Trần Thanh Thư, Chủ tịch UBND xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam cho biết.
Để hỗ trợ người dân lưu giữ nghề truyền thống, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ vốn, giúp bà con phát triển sản xuất. Về lâu dài, địa phương này có định hướng phát triển thành làng nghề truyền thống phục vụ khách tham quan du lịch.
“Trong dịp Tết, các làng nghề họ phát huy tiềm năng cũng như giá trị. Dịp Tết tiêu thụ sản tương đối nhiều nhiều, góp phần nâng cao thu nhập. Cụ thể làm bánh các loại đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như nâng cao thu nhập của người dân. Sản phẩm trong dịp Tết nhiều hơn, nhu cầu cao hơn” – ông Lê Trung Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nói./.
Tuyết Lê/VOV-Miền Trung