Tại sao các thói quen lành mạnh có thể giúp bạn thụ thai? Chuẩn bị sẵn sàng để có con không có gì là quá phức tạp hay căng thẳng. Bạn chỉ cần chăm chút cho mình nhiều hơn và chuẩn bị để cơ thể tạo ra và nuôi dưỡng một cơ thể mới. Đối với chồng bạn, chỉ cần đảm bảo tinh trùng của anh ấy đủ khỏe mạnh để tiến đến đích cuối cùng!

Tại sao các thói quen lành mạnh có thể…

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao các thói quen lành mạnh có thể giúp bạn thụ thai? Chuẩn bị sẵn sàng để có con không có gì là quá phức tạp hay căng thẳng. Bạn chỉ cần chăm chút cho mình nhiều hơn và chuẩn bị để cơ thể tạo ra và nuôi dưỡng một cơ thể mới. Đối với chồng bạn, chỉ cần đảm bảo tinh trùng của anh ấy đủ khỏe mạnh để tiến đến đích cuối cùng!

Tại sao các thói quen lành mạnh có thể giúp bạn thụ thai?

Hãy kiểm tra sức khỏe cơ thể của bạn. Trước khi muốn có thai, bạn nên tự kiểm tra sức khỏe cơ thể của mình:

Hút thuốc: Thuốc lá làm giảm khả năng thụ thai của bạn, đó là chưa kể đến những tác hại của nó đối với sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sẩy thai hay mang thai ngoài dạ con. Nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ ngay từ bây giờ! Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn làm việc này.

Chế độ ăn uống và tập thể dục: Thiếu cân hoặc dư cân có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tập thể dục và ăn uống cân đối sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt nhất để có con. Bạn nên giảm các thức ăn chế biến sẵn và các đồ ăn chứa nhiều chất béo và đường.

Tại sao các thói quen lành mạnh có thể giúp bạn thụ thai?

Tại sao các thói quen lành mạnh có thể giúp bạn thụ thai?

Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn hãy luôn:

Ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít nhất 5 suất mỗi ngày và ăn rau quả đủ các màu sắc, Ăn nhiều chất bột như bánh mì, mì sợi, cơm (tốt nhất là loại nguyên hạt vì nó chứa nhiều axít Folic), lúa mạch và khoai tây.

Đảm bảo các bữa ăn luôn có nhiều đạm, như ăn thịt nạc, gà, cá (hai lần một tuần), bơ sữa, trứng, các loại quả hạch, hạt và đậu

Bổ sung vitamin: Nếu chế độ ăn của bạn cân đối thì bạn không cần bổ sung thêm vitamin nhưng nếu bạn uống thêm vitamin thì nhớ đó phải là loại phù hợp cho phụ nữ đang có con. Vitamin bổ sung loại thường rất hay chứa vitamin A, có thể có hại nếu dùng liều cao.

Axít Folic: Axít Folic đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa các dị tật của thai nhi, như chứng gai đôi cột sống. Axít Folic có trong một số thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng bổ dưỡng, chuối và các loại rau lá xanh. Nhưng quả là khó để ăn đủ mức 400 microgram cần thiết mỗi ngày cho phụ nữ đã lập gia đình và chuẩn bị có con. Do vậy, bạn nên dùng thêm axít Folic bổ sung trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu bạn vẫn chưa uống thì nên bắt đầu ngay và tiếp tục cho đến khi bạn mang thai được 12 tuần.

Thuốc tây: Một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng sinh sản, vì thế bạn cần phải kiểm tra với bác sĩ trước khi uống, hoặc kiểm tra về loại vòng và thuốc tránh thai mà bạn dùng gần đây. Nếu bạn chỉ vừa mới ngưng dùng các loại đó thì có lẽ nên để cho cơ thể bạn tự điều chỉnh trong vài tháng trước khi định thụ thai, tuy nhiên bạn vẫn cần tham vấn bác sĩ về điều đó.

Sự căng thẳng: Lối sống hiện đại gây cho chúng ta nhiều căng thẳng và bạn sẽ có nhiều khả năng có thai hơn nếu bạn cố gắng giảm thiểu sự căng thẳng. Mặc dù điều này nói dễ hơn là làm.

Khuyến khích chồng bạn cùng tham gia! Tất nhiên việc bạn có thai nhanh hay chậm không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Chồng của bạn cũng có vai trò rất quan trọng! Anh ấy nên cố gắng:

  • Bỏ hút thuốc và tránh uống quá nhiều bia rượu.
  • Giảm uống cà phê. Giảm bớt căng thẳng.
  • Tránh xa môi trường làm việc độc hại, một số hóa chất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của tinh trùng.
  • Giữ tinh hoàn anh ấy được mát mẻ. Hãy để anh ấy mặc quần lót vải cotton rộng rãi và nhớ là quần dài không được quá chật.
  • Khích lệ anh ấy ăn đầy đủ dưỡng chất. Ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất phong phú trong đó có vitamin C, là chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra tinh trùng khỏe mạnh. Thức ăn giàu kẽm giúp tăng khả năng có con. Vì thế anh ấy nên ăn nhiều đồ biển, thực phẩm tự nhiên, thịt, trứng và bánh mì đen. Ngoài ra cần ăn nhiều thức ăn giàu can-xi, thịt đỏ giàu chất sắt và các loại đậu.
  • Hãy thư giãn và tận hưởng lối sống mới: Lời khuyên tốt nhất cho những cặp vợ chồng muốn có con là hãy thư giãn và tận hưởng lối sống mới! Không nên thúc ép Thiên chức Làm mẹ quá vội vã. Một ý kiến hay là vợ chồng bạn nên quan hệ vui vẻ và âu yếm với nhau trong suốt tháng. Như thế hai bạn sẽ không gắn việc quan hệ với việc thụ thai và gây áp lực cho nhau.

Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên  – Dấu hiệu mang thai

Trước khi chính thức nhìn tận mắt que thử thai hiện lên hai vạch, nếu mẹ để ý sẽ nhận thấy những dấu hiệu trong cơ thể báo mẹ đã có thai những tuần đầu tiên. Nguyên nhân gây ra những thay đổi này là do sự tăng lên của nội tiết tố trong cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu mang bầu sớm nhất các mẹ cần biết:

  • Ngực sưng, đau nhức: Hầu hết các mẹ bầu đều nhận thấy dấu hiệu ngực sưng và đau nhức trong những tuần đầu mang thai. Đó là cảm giác đau, tê tê và rất nhạy cảm khi bị tác động bên ngoài. Đây là dấu hiệu đầu tiên thông báo mẹ đã có “tin vui”. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của hai hormone thai kỳ estrogen và progesterone tăng lên đáng kể. Sự thay đổi ở ngực chủ yếu là để chuẩn bị cho hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sau khi em bé ra đời. Triệu chứng này sẽ giảm bớt vào quý 2 thai kỳ.
  • Mệt mỏi: Trong thời gian đầu mang thai, phần lớn năng lượng trong cơ thể mẹ tập trung để nuôi dưỡng cho sự hình thành và phát triển của em bé. Vì vậy mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi như vừa chạy marathon hoặc leo núi cao. Thông thường khi sang quý 2 thai kỳ, triệu chứng này sẽ dần giảm bớt.
  • Chảy máu và đau bụng: Nếu một ngày mẹ bỗng nhận thấy một chút máu báo ở quần chip thì đừng quá lo lắng. Thông thường, máu báo sẽ xuất hiện sau khoảng 5-10 ngày sau khi trứng được thụ thai. Đây chính là dấu hiệu báo phôi thai đã cấy thành công vào tử cung mẹ. Một số phụ nữ cũng trải qua cảm giác đau bụng trong những tuần đầu mang thai, tượng tự như hiện tượng đau bụng dưới trước kỳ kinh nguyệt. Mặc dù vậy, không phải tất cả chị em đều trải qua triệu chứng này khi mang bầu.
  • Buồn nôn: Ốm nghén, nôn nao, buồn nôn là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ những tuần đầu mang thai và nó còn có thể kéo dài suốt 3 tháng đầu, thậm chí là cả thai kỳ. Nguyên nhân là do sự tăng lên của hormone progesterone khiến dạ dày trở lên nhạy cảm hơn. Mẹ cũng có thể bị dị ứng với nhiều mùi vụ khác nhau dù trước đó không hề có cảm giác này.
  • Thèm ăn: Hầu như tất cả các mẹ bầu đều trải qua cảm giác thèm ăn. Có một số món trước đây mẹ không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Có người còn thèm ăn cả… ớt. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã có thai.
  • Đi tiểu thường xuyên: Một thời gian ngắn trước khi bạn trở thành phụ nữ mang thai, hormone thay đổi thúc đẩy chuỗi các hoạt động gia tăng tốc độ máu qua thận của bạn. Đó là lý do bàng quang của bạn đầy lên nhanh chóng, và cần đi tiểu thường xuyên hơn. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm, trong 6 tuần của giai đoạn đầu tiên mang thai. Việc đi tiểu thường xuyên sẽ tiếp tục – hoặc nhiều hơn – như quá trình mang thai của bạn. Lượng máu tăng lên nhanh chóng trong suốt quá trình mang thai, dẫn đến lượng chất lỏng được trao đổi tăng thêm và đi đến bàng quang của mẹ. Ngoài ra, sự phát triển của em bé cũng sẽ gây ra nhiều áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên buồn tiểu.
  • Đầy hơi: Thông thường, khi có bầu thì mẹ hay có cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của mẹ bầu.