Những món ăn vặt cực ngon tại Sài Gòn bạn không nên bỏ qua: Trong số nhiều món quà vặt đường phố, bánh bò dừa là món thân thuộc và được nhiều người Sài Gòn ghiền nhất. Phần đông những người nướng bánh bò dừa là đàn ông và đôi tay của họ khi xoay khuôn cũng không kém phần điệu nghệ. Bánh tráng kẹp mạch nha là sự kết hợp giữa bánh tráng nếp Tây Ninh và kẹo mạch nha Quảng…
Có thể bạn quan tâm:
Những món ăn vặt cực ngon tại Sài Gòn bạn không nên bỏ qua: Trong số nhiều món quà vặt đường phố, bánh bò dừa là món thân thuộc và được nhiều người Sài Gòn ghiền nhất. Phần đông những người nướng bánh bò dừa là đàn ông và đôi tay của họ khi xoay khuôn cũng không kém phần điệu nghệ. Bánh tráng kẹp mạch nha là sự kết hợp giữa bánh tráng nếp Tây Ninh và kẹo mạch nha Quảng Ngãi. Món quà vặt này thường được người bán kéo chỉ kẹo mạch nha ra, sau đó khéo léo đưa lên mặt bánh tráng rất đẹp mắt.
Những món ăn vặt cực ngon tại Sài Gòn bạn không nên bỏ qua
Rong ruổi khắp đường ngang ngõ hẹp Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp bánh bò dừa, bánh tráng kẹp mạch nha hay chiếc bông lan nóng hổi… gợi kỷ niệm cho nhiều thế hệ người dân trong thành phố.
1. Bánh bò sữa, bánh bò dừa:
Trong số nhiều món quà vặt đường phố, bánh bò dừa là món thân thuộc và được nhiều người Sài Gòn ghiền nhất. Phần đông những người nướng bánh bò dừa là đàn ông và đôi tay của họ khi xoay khuôn cũng không kém phần điệu nghệ.
Không chỉ dừng lại ở mùi thơm phức từ bơ, trứng, bột, bánh bò dừa còn hấp dẫn với vị béo ngọt của phần nhân dừa nạo hòa quyện. Cắn vào miếng bánh vừa giòn bên ngoài, lại dai mềm bên trong mang lại cảm giác rất thú vị.
Tham khảo cách làm bánh bò:
Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh bò hấp dừa: 1 quả dừa cùi dày hoặc mua nước cốt dừa bán sẵn, 400g bột gạo ( loại bột để làm bánh bò), Bột baking powder, 5 viên cơm rượu ( có thể mua ở các hàng bán phụ gia làm bánh), Vani, đường thốt nốt, xửng hấp bánh
Hướng dẫn cách làm bánh bò hấp dừa ngon
- Bước 1: Nhào bột và ủ bột. Cho bột vào một cái âu sạch, trộn thêm bột baking powder, thêm 5 viên cơm rượu, sau đó cho nước vào từ từ. Tới khi thấy lượng nước đủ lượng bột ( không quá nhão) Gói bột vào mảnh vải xô sạch, sau đó ủ trong khoảng 3 tiếng.
- Bước 2: Thêm nước đường vào bột và ủ lần 2. Cho đường thốt nốt vào nồi nước đun sôi lên, sau đó đợi bớt nóng Lấy gói bột ra đổ nước đường vào quấy tan lên, sau đó dùng rây để rây lọc bột. Và lại tiếp tục ủ trong 5 tiếng. Trong thời gian này chúng ta có thể tiến hành làm nước cốt dừa từ dừa tươi bằng cách: Lấy cơm dừa xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt ( lấy khoảng 300ml nước dừa) Sau đó cho thêm chút sữa tươi và chút muối bắc lên bếp đun sôi, khi nước cốt sôi lên là có thể tắt bếp.
- Bước 3: Hấp bánh. Lấy 2/3 nước cốt dừa đổ vào bột vừa ủ, đánh đều lên để bột và nước cốt dừa quyện lại với nhau, sau đó thêm chút vani vào. Cho dầu ăn láng qua khuôn hoặc bát con sau đó múc bột vào. Xếp tất cả vào xửng hấp trong khoảng 30 phút. Sau đó chúng ta dùng đũa xâm vào bánh. Nếu bánh đã chin thì bột không bị rây ra đũa. Khi đó chúng ta có thể tắt bếp. Khi ăn chúng ta chan nước cốt dừa lên hoặc có thể cho thêm lạc rang nếu thích.
2. Bánh tráng kẹp mạch nha
Bánh tráng kẹp mạch nha là sự kết hợp giữa bánh tráng nếp Tây Ninh và kẹo mạch nha Quảng Ngãi. Món quà vặt này thường được người bán kéo chỉ kẹo mạch nha ra, sau đó khéo léo đưa lên mặt bánh tráng rất đẹp mắt.
Một chiếc bánh kẹp mạch nha tuy đơn giản nhưng đem lại nhiều trải nghiệm về hương vị. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt ngào của kẹo mạch nha, một chút giòn rụm của bánh tráng và béo của dừa nạo kết hợp. Cầm cái bánh tráng mạch nha nghe hương thơm thoang thoảng, cắn một miếng cảm nhận cái giòn rụm của bánh tráng nếp, cái vị ngọt của mạch nha cùng cái béo của cơm dừa hòa quyện vào nhau làm cho món ăn thêm thi vị.
Bánh tráng mạch nha không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà nó đã trở thành đặc sản của một vùng miền. Chiếc bánh nhỏ bé nhưng mang trong mình hình ảnh của một quê hương, là món quà quê đặc biệt có ý nghĩa đối với những người con xa xứ. Còn gì thú vị hơn khi được nhâm nhi chiếc bánh tráng thơm mùi mạch nha, vừa nhắm mắt mường tượng ra những hình ảnh quen thuộc của quê nhà, chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm vơi đi nỗi nhớ nhà.
3. Bánh bông lan nước cốt dừa
Giữa góc phố tấp nập, bạn dễ dàng nhận ra mùi thơm phức lan tỏa từ những chiếc bánh bông lan đang chín vàng trên bếp than hừng hực. Thay vì chỉ dùng bơ, người bán cho thêm nước cốt dừa vào bột bánh nên khi nướng chín có mùi rất thơm và vị béo không lẫn vào đâu.
Đặc trưng của những gánh hàng bánh bông lan ngon còn có thêm bịch bánh tổ ong, bánh chuối. Cùng là những chiếc bánh nướng nhưng bánh tổ ong cắn vào giòn rụm, bánh chuối lại mỏng như tờ giấy, ăn dai dai, thơm thoang thoảng mùi chuối ép với chút cháy cạnh nướng than.
4. Bánh tằm ngọt ( Bánh tằm dai & bánh tằm mềm)
Một món quà vặt độc đáo khác trên đường phố là bánh tằm ngọt. Thường có hai loại tằm dai, tằm mềm và bạn có thể kết hợp trong cùng một bịch với muối mè rang thơm lừng. Đây là món quà vặt gắn liền với nhiều thế hệ học sinh ở Sài Gòn.
Những xe bán bánh tằm còn có nhiều món quà vặt hấp dẫn khác như bánh mì nướng, bánh vò viên, bánh trái sán,… tất cả đều làm từ nguyên liệu củ mì và dừa khô nạo. Xe bánh tằm ở Sài Gòn không nhiều, người bán thường hay di chuyển nên khá khó tìm. Bạn có thể đến góc đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) hoặc Cống Quỳnh – Cao Thắng (quận 3) để tìm mua những món bánh thú vị này.