Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ? Biết rằng 5-10% số trường hợp ung thư vú là do di truyền. Thiếu 1 trong 2 gen, gen ung thư vú 1 (BRCA1) hoặc gen ung thư vú 2 (BRCA2), làm cho bạn có nguy cơ cao bị bệnh này. Thực tế, phụ nữ có đột biến những gen này có nhiều khả năng bị ung thư vú hơn và có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Cả nam và nữ đều có thể thừa hưởng gen này từ cha và…
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ? Biết rằng 5-10% số trường hợp ung thư vú là do di truyền. Thiếu 1 trong 2 gen, gen ung thư vú 1 (BRCA1) hoặc gen ung thư vú 2 (BRCA2), làm cho bạn có nguy cơ cao bị bệnh này. Thực tế, phụ nữ có đột biến những gen này có nhiều khả năng bị ung thư vú hơn và có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Cả nam và nữ đều có thể thừa hưởng gen này từ cha và mẹ….
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú ở phụ nữ?
Biết rằng 5-10% số trường hợp ung thư vú là do di truyền. Thiếu 1 trong 2 gen, gen ung thư vú 1 (BRCA1) hoặc gen ung thư vú 2 (BRCA2), làm cho bạn có nguy cơ cao bị bệnh này. Thực tế, phụ nữ có đột biến những gen này có nhiều khả năng bị ung thư vú hơn và có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng. Cả nam và nữ đều có thể thừa hưởng gen này từ cha và mẹ.
Mặc dù việc phát hiện những gen này là quan trọng, nhưng đây chỉ là bước đầu tiên. Ung thư vú là một bệnh phức tạp, cuối cùng có thể có nhiều nguyên nhân. Hội Ung thư Mỹ ước tính 75% số trường hợp ung thư vú xuất hiện ở phụ nữ mà không biết yếu tố nguy cơ. Vào thời điểm này, có 1 hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị bệnh.
Tuổi tác
Tuổi trung bình của phụ nữ khi được chẩn đoán ung thư vú là 60. Điều này không có nghĩa là phụ nữ ở lứa tuổi 20, 30, 40 tuổi không có nguy cơ bị UT vú, mà nó có ý nghĩa phụ nữ càng lớn tuổi, họ càng có khả năng mắc bệnh cao cùng với những yếu tố nguy cơ khác. Nguy cơ mắc bệnh UT vú tăng theo cấp số mũ sau 30 tuổi, nhưng ngay cả với phụ nữ ở độ tuổi 80, nguy cơ mắc ung thư cũng khoảng 1 trong 24. Vì vậy, khi tuổi càng lớn, phụ nữ càng nên thận trọng xem xét những biểu hiện thay đổi ở vú của mình, bởi nguy cơ mắc bệnh của họ đang ngày một tăng lên.
Tiền sử bệnh cá nhân
Những phụ nữ có tiền sử đã từng mắc các bệnh như ung thư buồng trứng, UT đại trực tràng, UT cổ tử cung có nguy cơ cao mắc UT vú. Ung thư vú cũng có liên quan nhẹ đến thời điểm xảy ra của những quá trình thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể, như thời điểm bắt đầu có kinh và thời điểm bắt đầu mãn kinh. Nếu có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi, thì người đó có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút.
Tương tự, những phụ nữ chưa mang thai hoặc lần đầu tiên mang thai sau 30 tuổi, thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ có con trước tuổi này. Thêm vào đó, quyết định cho con bú thay vì cho bé bú bình cũng có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh ung thư. Việc cho con bú góp phần làm giảm tỷ lệ ung thư ở phụ nữ. Thời gian cho con bú càng lâu thì nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ đó càng thấp.
Việc chiếu xạ vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời người phụ nữ, đặc biệt là chiếu xạ để trị bệnh ung thư có liên quan đến vùng vú mắc phải khi còn bé, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Liệu pháp estrogen hậu mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ này, đặc biệt những người sử dụng kết hợp estrogen và progestin.
Ngoài ra việc bị chẩn đoán mắc bệnh tăng sản không điển hình – một dạng bệnh vùng vú không phải là ung thư, đặc trưng bởi sự tăng trưởng của những tế bào bất thường trong các ống dẫn sữa và các tiểu thùy của vú, cũng làm tăng nguy cơ phát triển thành ung thư vú xâm lấn sau này.
Tiền sử bệnh gia đình:
Rất nhiều người tin rằng UT vú là căn bệnh di truyền trong gia đình. Nếu dựa trên các số liệu thống kê để nói thì điều này không đúng, bởi hơn 80% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh không có tiền sử gia đình liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, những phụ nữ có liên quan huyết thống với người đã mắc bệnh UT vú, thì có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, nếu đó là mối quan hệ huyết thống gần gũi như mẹ, chị em gái, con gái. Nguyên nhân của sự gia tăng nguy cơ này là do bệnh ung thư vốn xảy ra từ một sự đột biến gen, và sự đột biến này có thể được di truyền lại trong những quan hệ huyết thống gần gũi.
Chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể:
Chế độ ăn uống có thể tác động đến khả năng mắc một số loại ung thư. Những phụ nữ thừa cân hoặc quá mập, đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao hơn. Mặc dù không có một loại thực phẩm nào được xác định là làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu với liều lượng cao có khả năng tăng nguy cơ UT vú. Uống rượu càng nhiều càng tăng nguy cơ phát triển bệnh.
Duy trì tình trạng thể chất tốt thông qua luyện tập thân thể có khả năng làm giảm nguy cơ UT vú. Mặc dù không có bằng chứng là luyện tập thể dục trực tiếp chống được ung thư, nhưng việc tập thể dục giúp làm giảm lượng estrogen, chống béo phì, giảm lượng insulin, tăng cường hệ miễn dịch – những yếu tố có thể chống ung thư. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy những phụ nữ tập thể dục thường xuyên trước mãn kinh sẽ có được những thuận lợi lâu dài để chống lại ung thư vú.