Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh ung thư vú: Rất nhiều người tin rằng ung thư vú là căn bệnh di truyền trong gia đình. Nếu dựa trên các số liệu thống kê để nói thì điều này không đúng, bởi hơn 80% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh không có tiền sử gia đình liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, những phụ nữ có liên quan huyết thống với người đã mắc bệnh ung thư vú, thì có…

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh ung thư vú: Rất nhiều người tin rằng ung thư vú là căn bệnh di truyền trong gia đình. Nếu dựa trên các số liệu thống kê để nói thì điều này không đúng, bởi hơn 80% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh không có tiền sử gia đình liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, những phụ nữ có liên quan huyết thống với người đã mắc bệnh ung thư vú, thì có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, nếu đó là mối quan hệ huyết thống gần gũi như mẹ, chị em gái, con gái. …

Nguyên nhân bệnh Ung thư vú:

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến ở nữ giới, cứ 8 người thì có một người mắc bệnh ung thư. Hiểu rõ nguyên nhân ung thư vú là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng và chống ung thư.

  • Tuổi tác: Tuổi trung bình của phụ nữ khi được chẩn đoán ung thư vú là 60. Điều này không có nghĩa là phụ nữ ở lứa tuổi 20, 30, 40 tuổi không có nguy cơ bị UT vú, mà nó có ý nghĩa phụ nữ càng lớn tuổi, họ càng có khả năng mắc bệnh cao cùng với những yếu tố nguy cơ khác. Nguy cơ mắc bệnh UT vú tăng theo cấp số mũ sau 30 tuổi, nhưng ngay cả với phụ nữ ở độ tuổi 80, nguy cơ mắc ung thư cũng khoảng 1 trong 24. Vì vậy, khi tuổi càng lớn, phụ nữ càng nên thận trọng xem xét những biểu hiện thay đổi ở vú của mình, bởi nguy cơ mắc bệnh của họ đang ngày một tăng lên.
  • Tiền sử bệnh cá nhân: Những phụ nữ có tiền sử đã từng mắc các bệnh như ung thư buồng trứng, UT đại trực tràng, UT cổ tử cung có nguy cơ cao mắc UT vú. Ung thư vú cũng có liên quan nhẹ đến thời điểm xảy ra của những quá trình thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể, như thời điểm bắt đầu có kinh và thời điểm bắt đầu mãn kinh. Nếu có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi, thì người đó có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút. Tương tự, những phụ nữ chưa mang thai hoặc lần đầu tiên mang thai sau 30 tuổi, thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ có con trước tuổi này. Thêm vào đó, quyết định cho con bú thay vì cho bé bú bình cũng có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh ung thư. Việc cho con bú góp phần làm giảm tỷ lệ ung thư ở phụ nữ. Thời gian cho con bú càng lâu thì nguy cơ bị ung thư vú ở phụ nữ đó càng thấp. Việc chiếu xạ vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời người phụ nữ, đặc biệt là chiếu xạ để trị bệnh ung thư có liên quan đến vùng vú mắc phải khi còn bé, cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.

Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh ung thư vú

  • Tiền sử bệnh gia đình: Rất nhiều người tin rằng ung thư vú là căn bệnh di truyền trong gia đình. Nếu dựa trên các số liệu thống kê để nói thì điều này không đúng, bởi hơn 80% phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh không có tiền sử gia đình liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, những phụ nữ có liên quan huyết thống với người đã mắc bệnh ung thư vú, thì có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn, nếu đó là mối quan hệ huyết thống gần gũi như mẹ, chị em gái, con gái. Nguyên nhân của sự gia tăng nguy cơ này là do bệnh ung thư vốn xảy ra từ một sự đột biến gen, và sự đột biến này có thể được di truyền lại trong những quan hệ huyết thống gần gũi.
  • Chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể: Chế độ ăn uống có thể tác động đến khả năng mắc một số loại ung thư. Những phụ nữ thừa cân hoặc quá mập, đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ cao hơn. Mặc dù không có một loại thực phẩm nào được xác định là làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu với liều lượng cao có khả năng tăng nguy cơ UT vú. Uống rượu càng nhiều càng tăng nguy cơ phát triển bệnh.

Triệu chứng bệnh ung thư vú:

  • Khối u ở vú: ung thư vú mới phát hiện triệu chứng rất nghèo nàn. Thường chỉ thấy có khối u nhỏ ở vú, bề mặt gồ ghề không đều, mật độ cứng chắc, ranh giới không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm khi u chưa xâm lấn lan rộng thì di động dễ dàng. Giai đoạn cuối u đã xâm lấn rộng ra xung quanh, vào thành ngực thì di động hạn chế thậm chí không di động.
  • Thay đổi da trên vị trí khối u: thay đổi da do ung thư vú có một số biểu hiện. Thường gặp nhất là dính da, co rút da có dạng dính như “lúm đồng tiền”. Dính da ở thời kỳ đầu rất khó phát hiện, thường chỉ bác sỹ có kinh nghiệm mới phát hiện.
  • Khối u xâm lấn ra ngoài da gây sần da cam, gây vỡ loét chảy máu. Ung thư vú gây xuất hiện trên da vú ở vị trí trên khối u đỏ lên và nóng tại chỗ, có thể có phù da, sần da như vỏ cam (gọi là sần da cam).
  • Thay đổi hình dạng núm vú: khối u xâm lấn gây co kéo tổ chức xung quanh. Khi khối u ở gần núm vú có thể gây tụt núm vú, lệch núm vú. Một số trường hợp ung thư vú gây loét núm vú, lúc đầu thường chẩn đoán nhầm là chàm.
  • Chảy dịch đầu vú: ung thư vú đôi khi gây chảy dịch đầu vú. Một số trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện vì lý do chảy dịch đầu vú. Dịch chảy có thể là dịch không màu, dịch nhày, nhưng thường là dịch máu.
  • Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tổ chức ung thư phát triển gây lở loét mảng lớn ở núm vú, bầu vú cũng có thể gây mất núm vú.
  • Đau vùng vú: thường ung thư vú giai đoạn đầu không gây đau, đôi khi có thể bị đau vùng vú, dấm dứt không thường xuyên.
  • Hạch nách sưng to: giai đoạn đầu hạch nách thường nhỏ mềm khó phát hiện trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hạch nách to, cứng chắc, đôi khi dính nhau, dính tổ chức xung quanh nên di động hạn chế. Tổ chức ung thư di căn tới hạch nách phá vỡ vỏ hạch, xâm lấn ra ngoài da, gây vỡ loét da vùng nách. Đôi khi hạch nách sưng to là triệu chứng đầu tiên phát hiện ung thư vú.
  • Biểu hiện ung thư vú giai đoạn cuối: ung thư vú giai đoạn cuối tại chỗ có thể xâm lấn gây lở loét, hoại tử ra ngoài da gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau nhiều. Có thể di căn hạch nách, hạch thượng đòn, xương, não, phổi, gan, gây gày sút, mệt mỏi, đau nhiều, khó thở, liệt…

Cách phòng ngừa bệnh ung thư vú:

Không có cách phòng tránh ung thư vú nhưng các cách sau đây có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú:

  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Thực phẩm có nhiều chất xơ bao gồm hoa quả tươi và rau xanh và ngũ cốc.
  • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Hoa quả và rau xanh chứa các vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ bạn khỏi ung thư.. Có thực phẩm từ đậu nành trong chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho rằng các chất trong đậu nành có thể ức chế sự phát triển và lớn hơn của tế bào ung thư. Các nguồn đậu nành tốt gồm đậu phụ, sữa đậu nành và các sản phẩm được làm từ sữa đậu nành.
  • Hạn chế mỡ trong chế độ ăn. Một vài nghiên cứu quan sát đã ghi nhận mối liên quan giữa việc hấp thu nhiều mỡ trong chế độ ăn và nguy cơ ung thư vú.
  • Hạn chế thịt màu đỏ. Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia đã tìm ra mối liên quan giữa ăn thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt bê với việc tăng nguy cơ bị một vài loại ung thư, bao gồm ung thư vú.
  • Hạn chế rượu và thuốc lá & Tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu
  • Hoạt động thể lực. Những người tập luyện 30 phút/ngày giảm được 10% nguy cơ này. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Có mối liên quan rõ rệt giữa thừa cân và ung thư vú. Nguy cơ này cao nhất nếu bạn tăng cân khi về già, nhất là sau khi mãn kinh.

 

Điều trị ung thư vú thế nào?

Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, triệu chứng lâm sàng, tuổi của bệnh nhân mà lựa chọn các phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormon. Các phương pháp có thể được sử dụng độc lập hay phối hợp với nhau tùy theo từng giai đoạn điều trị.

  • Phẫu thuật: Cắt bỏ khối u, cắt bỏ một hoặc hai bên vú. Có thể áp dụng phương pháp tạo hình sau phẫu thuật.
  • Xạ trị: Sử dụng tia X năng lượng cao giết các tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u.
  • Hóa trị: Dùng thuốc để phá hủy tế bào ung thư.
  • Liệu pháp hormon: Các thuốc làm giảm ảnh hưởng của estrogen trong cơ thể.
  • Liệu pháp sinh học: Đôi khi được gọi là thay đổi đáp ứng sinh học hoặc liệu pháp miễn dịch, cách điều trị này kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại ung thư.