Chiều 6/2 (tức mùng 2 Tết Kỷ Hợi), trên các con phố lớn của Hà Nội, dù là dịp Tết nhưng có khá nhiều hàng quán vỉa hè ở Hà Nội vẫn hoạt động.Tết đến ăn nhiều đồ béo nên hầu như ai cũng thích thưởng thức một tô bún ốc, bún riêu để giải ngấy. Chính vì vậy, đây là cơ hội để các quán ăn mở xuyên Tết được dịp tăng giá.Chia sẻ với PV Kiến Thức, chị Thanh Thư (27 tuổi,…

Có thể bạn quan tâm:

Chiều 6/2 (tức mùng 2 Tết Kỷ Hợi), trên các con phố lớn của Hà Nội, dù là dịp Tết nhưng có khá nhiều hàng quán vỉa hè ở Hà Nội vẫn hoạt động.

Tết đến ăn nhiều đồ béo nên hầu như ai cũng thích thưởng thức một tô bún ốc, bún riêu để giải ngấy. Chính vì vậy, đây là cơ hội để các quán ăn mở xuyên Tết được dịp tăng giá.

Chia sẻ với PV Kiến Thức, chị Thanh Thư (27 tuổi, Đống Đa) cho biết vì thèm bún ốc, mùng 2 Tết cô lên phố cổ tìm hàng quen nhưng chưa mở. Cô ghé một hàng vỉa hè ở Hàng Buồm, một bát giá 50.000 đồng, trong khi ngày thường là 30.000 đồng.

Dù giá cả có cao hơn một chút thì nhiều thực khách vẫn chấp nhận. Nhưng nhìn bát bún chỉ vài con ốc bé lèo tèo mà không ít trong số họ hơi hụt hẫng, thấy mất công vượt đường sá đi ăn.

Dù dịch vụ và chất lượng của các hàng ăn dịp Tết không thể bằng bình thường nhưng vẫn thu hút được khá đông người tới ăn. Đặc biệt trên các con phố như Hàng Điếu, Bát Đàn, Hàng Da hay Hàng Bồ.

Để tránh trường hợp các thực khách thắc mắc, nhiều nhà hàng còn đề luôn giá trên biển quảng cáo của mình.

Nhiều người chấp nhận giá tăng ngày Tết vì cho rằng giá nguyên liệu đầu vào, thuê nhân viên ngày Tết cũng cao hơn, nhưng chất lượng món ăn vẫn phải đặt lên hàng đầu.

Tại một số địa chỉ ăn uống, giá ngày Tết tăng 10-30% so với ngày thường. Với các hàng ăn uống vỉa vẻ, giá một bát cao hơn ngày thường 10.000 – 20.000 đồng được đa số thực khách chấp nhận.

Tuy nhiên không phải nơi nào cũng tăng giá. Nhiều hàng quán giá và chất lượng món ăn vẫn được giữ nguyên, thậm chí khuyến mại trà đá cho khách đầu năm để lấy may.

Thiên Anh