Tắc sữa sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa tắc sữa hiệu quả. Vì sao mẹ bị tắc sữa sau sinh? làm sao để sữa về nhiều? Sữa mẹ được chứng minh là nguồn dinh dưỡng quý giá và là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Trong sữa mẹ chứa đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự…

Có thể bạn quan tâm:

Tắc sữa sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa tắc sữa hiệu quả. Vì sao mẹ bị tắc sữa sau sinh? làm sao để sữa về nhiều? Sữa mẹ được chứng minh là nguồn dinh dưỡng quý giá và là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Trong sữa mẹ chứa đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển của cơ thể trẻ. Bú sữa mẹ sẽ giúp trẻ nhanh lớn, phòng suy dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp các mẹ bị tắc sữa sau khi sinh, hoặc sữa chậm về ( hay gặp ở các mẹ sinh mổ hoặc sinh non), vậy đâu là nguyên nhân gây tắc sữa? làm sao để sữa nhanh về? Hãy cùng tìm hiểu nhé:

 

Tắc sữa là gì?

  • Tắc sữa là hiện tượng khi ống dẫn sữa của mẹ vì 1 ý do nào đó bị tắc nghẽn, sữa ứ đọng, sẽ làm tắc nghẽn sự lưu thông. Từ đó sữa được sản xuất nhưng không thoát ra được. Hiện tượng tắc tia xảy ra. Tắc tia có thể tắc từ đầu ti, hay cũng có thể tắc sâu bên trong ngực
  • Tắc sữa hay tắc tia sữa là một hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con, nhất là các bà mẹ sinh con lần đầu. Những bà mẹ phải mổ bắt con thường gặp hơn những bà mẹ sinh thường. Hay tắc tia sữa ở một bên, nhưng cũng có khi ở cả hai bên vú. Biểu hiện ở nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng.

Biểu hiện của tắc sữa? làm sao phát hiện mẹ bị tắc sữa?

Tắc sữa sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa tắc sữa hiệu quả

  • Biểu hiện bệnh tắc tia sữa xuất hiện tự nhiên, tiến triển tương đối nhanh và rõ rệt. Thường là sau khi ngủ dậy thấy toàn thân mệt mỏi, uể oải, cảm giác sốt, có thể ớn lạnh hoặc rét run, đau đầu, buồn nôn, nôn …
  • Đặc biệt bầu vú căng, đau nhẹ, nặng hơn thì bầu vú căng to, đau nhức dữ dội, đau lan cả lên nách, không ra sữa khi con bú hoặc nặn. Bề mặt vú căng đỏ, sờ nóng và đau. Có thể sờ thấy những khối tròn nhiều kích thước ở bầu vú, những khối tròn di động có bề mặt không nhẵn, mật độ vừa phải, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn.
  • Khi phát hiện và can thiệp sớm (mẹ của bé có thể tự điều trị bằng các phương pháp khác nhau, sẽ đề cập ở phần điều trị) bệnh có thể khỏi dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời, bệnh sẽ nặng lên.
  • Khi bị tắc sữa, các mẹ sẽ gặp một số triệu chứng như bị đau 1 vùng nào đó của bầu ngực, có thể bị 1 bên, đôi khi bị 2 bên, sờ thấy 1 khối căng tức hay nhiều khối lục cục lòn hòn. Vùng bị tắc có thể đỏ, nóng, đau. Mẹ có thể sốt, lạnh run, một số mẹ diễn tả mình như bị cảm cúm (khả năng mẹ bắt đầu có viêm vú)

Vì sao mẹ bị tắc sữa sau sinh?

Mẹ bầu sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, thường mắc hiện tượng tắc sữa hoặc sữa loãng. Tắc sữa sau sinh thường xuất phát từ thói quen hàng ngày mà các mẹ bầu không để ý như:

  • Do tâm lý lo lắng, phản xạ tiết sữa có thể không hoạt động được và trẻ không bú được. Có nhiều sữa tích trong bầu vú nhưng không chảy ra được. Tìm hiểu thêm về sự phát triển của bé trong 12 tháng đầu đời để biết cách chăm sóc con đúng phương pháp.
  • Mẹ không cho trẻ bú thường xuyên là nguyên nhân thông thường gây ít sữa. Một số bà mẹ cho trẻ bú từ một đến hai lần mỗi ngày, có bà mẹ không cho trẻ bú đêm, một số mẹ bỏ bữa bú vì nghĩ rằng có thể để dành sữa.
  • Mẹ do đau sau sinh, vết thương gây nhức nên không ngồi dậy, cho bé bú không đúng cách làm bé không thoải mái khiến bé dần chê ti mẹ.
  • Trẻ bú sữa bình hoặc sữa ngũ cốc sẽ ngủ lâu hơn sau bữa ăn. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng đây là dấu hiệu trẻ cần bú thêm sữa ngoài chứ không chỉ sữa mẹ. Thực ra, sữa bò và ngũ cốc lâu tiêu hơn sữa mẹ. Trẻ không đói, sẽ bú mẹ ít hơn do đó lượng sữa mẹ sẽ giảm. Sữa thừa đọng lại ở bầu sữa nhiều sau mỗi cử bú nên làm tắc tuyến sữa, viêm vú, áp xe tuyến vú dần cũng dẫn đến việc mất sữa.

Làm sao để sữa nhanh về? Mẹo chữa tắc sữa sau sinh

  • Cho con bú ngay và massage liên tục: Muốn sữa xuống nhanh, ngay sau khi sinh nở (vừa vệ sinh mẹ và con xong), bạn nên cho trẻ bú ngay dù lúc này bầu vú đang rất mềm hoặc chưa có sữa, có sữa ít. Động tác mút ti của trẻ sẽ kích thích các tuyến sữa xuống nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cần massage để kích thích tuyến sữa xuống nhanh bằng cách dùng cơm nóng vo tròn trong tấm màn sữa rồi massage xung quanh ngực. Sau đó, bôi men sữa – Sản phẩm làm từ rượu và hạt ý dĩ, giúp nở tia sữa, thúc đẩy lượng sữa về nhanh hơn. Sau đó dùng nước lá mít (đã đun sôi), lấy khăn xô lau sạch bầu ngực, đồng thời massage ngực tiếp từ 5-10 phút. Lá mít sẽ giúp các mẹ tránh tắc tia sữa khi sữa đang về. Tiếp tục cho bé bú, mẹ nhớ rằng, liên tục phải massage và cho bé bú trong những ngày sữa về để thông tia và tránh tắc tia sữa.
  • Cho con bú đúng cách: Để miệng trẻ ngậm đầy núm vú và ôm giữ cơ thể trẻ sát với mẹ, sao cho mũi trẻ áp vào vú mẹ, mũi trẻ và cằm tạo thành một đường thẳng hướng xuống dưới. Lúc đầu, khi vú đang căng đầy, nhiều sữa đầu (lỏng, giống như sữa đã lấy hết kem) trẻ mút mạnh, nuốt rồi nghỉ, cứ theo nhịp đó, sau đó vú mẹ mềm hơn, bắt đầu có sữa sau (giàu chất béo, rất tốt để trẻ tăng cân và giúp não phát triển) và trẻ bú từ tốn hơn, vì vậy cần cho trẻ bú hết từng bên bầu vú để bảo đảm thành phần dinh dưỡng được cân đối.
  • Dinh dưỡng: Sau sinh, cơ thể mẹ rất cần các chất dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe và tiết sữa cho con bú, nên mẹ cần phải ăn đa dạng thức ăn. Mẹ ăn gì bé bú nấy, nên “Nguyên liệu đầu vào có tốt thì thành phẩm ra mới tốt được”. Nếu mẹ đẻ thường thì có thể uống sữa nóng trong những ngày đầu tiên vừa sinh xong, sẽ giúp sữa về nhanh hơn. Mẹ cần lưu ý ăn đủ chất – thức ăn phải ấm, nóng: cháo thịt thăn, cháo móng giò… (không ăn quá nhiều), cháo móng giò và đu đủ xanh, trong đu đủ xanh có thành phần giúp mẹ có nhiều sữa và sữa đặc hơn. Không chỉ ăn chín mà các mẹ cần lưu ý uống sôi. Uống nhiều nước (ấm, nóng), ngoài ra có thể uống kèm lá đinh lăng, chè vằng để kích thích sữa.
  • Tinh thần: Bạn cần tranh thủ nghỉ ngơi trong lúc bé ngủ, vì mới sinh nên bé sẽ có thể thức đêm khi chưa quen sáng tối. Việc người mẹ ngủ đủ giấc và có tinh thần thoải mái sẽ giúp nguồn sữa tốt hơn.
  • Dùng máy hút sữa: Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại máy hút sữa và một người bạn của mình đã sử dụng thấy khá hiệu quả. Sản phẩm này cực hữu hiệu cho những mẹ sinh mổ. Bạn cũng có thể sử dụng để nhanh có sữa sau sinh.

Các bài viết liên quan: