Tìm hiểu về sự phát triển của con trong giai đoạn mới sinh cho tới 12 tháng tuổi & những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé trong gia đoạn này.12 tháng đầu đời đánh dấu rất nhiều cột mốc kì diệu trong sự phát triển của bé sơ sinh, vì thế, hãy dành thời gian ở bên con thật nhiều để không bỏ lỡ bất cứ bước đột phá nào của bé.

Sự phát triển của con trong 12 tháng đầu…

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về sự phát triển của con trong giai đoạn mới sinh cho tới 12 tháng tuổi & những lưu ý quan trọng khi chăm sóc bé trong gia đoạn này.12 tháng đầu đời đánh dấu rất nhiều cột mốc kì diệu trong sự phát triển của bé sơ sinh, vì thế, hãy dành thời gian ở bên con thật nhiều để không bỏ lỡ bất cứ bước đột phá nào của bé.

Sự phát triển của con trong 12 tháng đầu đời

Tháng đầu: Trong thời gian này, bé rất hào hứng nhìn ngắm mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt, bé thích nhìn chăm chú gương mặt mẹ nhất. Hãy bế bé lên gần bạn vì bé chưa thể nhìn được xa. Bé biểu hiện cảm xúc bằng âm thanh ríu rít theo cách của bé.

Lưu khi khi chăm sóc bé 1 tháng tuổi: Hãy dành thời gian để đến gần bé. Bởi trong những tháng đầu tiên sau khi mới sinh, tầm nhìn của bé chỉ nằm trong khoảng từ 20-40 cm. Khi đôi mắt đang phát triển, bé sẽ tập trung nhất vào khuôn mặt của người đối diện. Vì vậy, khi bé thức, hãy luôn giữ khuôn mặt của bạn thật gần với bé.

Tháng thứ 2: Bây giờ bé đã biết cười. Nụ cười đầu tiên của bé có lẽ là dấu mốc làm cho trái tim mẹ cảm thấy mọi thứ thật ấm áp. Bé bây giờ đã biết phản ứng khi bạn thay tã cho bé, tắm cho bé, cho bé ti, hôn và nựng bé.

Sự phát triển của con trong 12 tháng đầu đời

Lưu khi khi chăm sóc bé 2 tháng tuổi: Giúp bé phát triển hoạt động của tay và tầm nhìn tốt hơn bằng cách vỗ tay và hát. Theo thời gian, bé sẽ cố gắng bắt chước động tác và giọng nói của bạn, phát triển sự phối hợp giữa tay, mắt và ngôn ngữ. Sau đó, bé cũng sẽ bắt đầu sao chép các hành động của bạn. Hãy ôm chặt bé, thè lưỡi ra, mở miệng, hoặc cười lớn. Chỉ vài tháng tới, bé sẽ bắt đầu bắt chước được tất cả những hành động đó của bạn!

Tháng thứ 3: Bé của bạn đã biết cười đáp lại, đã phát ra âm thanh líu lo khi bạn nói chuyện với con. Hãy nói chuyện với con bất cứ khi nào có thể. Lúc này, bé bắt đầu có sự gắn bó nhất định với mẹ. Bé có thể cười với người lạ, nhưng bé đã bắt đầu nhận ra ai là người gần gũi và quan trọng nhất với mình. Bằng chứng là bé tỏ ra thích người này hơn những người khác.

Lưu ý khi chăm sóc cho bé 3 tháng tuổi: Bé có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và sờ nắm các đồ vật. Bạn có thể khuyến khích sự phối hợp giữa tay và mắt bằng cách giữ xúc xắc hoặc đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, đưa lên cao để bé nắm bắt. Bé cũng sẽ dần dần tự mình nhấc đầu lên. Có thể để một chiếc gương ở phía xa để bé có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong đó. Như vậy, bé có thể phát triển nhanh hơn.

Tháng thứ 4: Giai đoạn này, bé bắt đầu lẫy. Lẫy là khi bé nằm sấp trên bụng, nhờ sự chống đỡ của tay để ngóc đầu lên. Thông qua hoạt động này, các cơ của bé trở nên rắn chắc hơn, đồng thời bé có thể quan sát thể giới rõ nét hơn qua góc nhìn mới.

Chăm sóc bé 4 tháng tuổi: Các kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ sẽ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Bé sẽ thể hiện cảm xúc bập bẹ hạnh phúc khi nhìn thấy một món đồ chơi, hoặc mè nheo, khóc lóc giận dữ khi bạn lấy nó đi. Và cũng vào khoảng tuần thứ 14, bé sẽ hình thành phản xạ khi có người cù vào người bé.

Tháng thứ 5: Con học thêm nhiều âm thanh mới trong bản hòa âm ngôn ngữ của mình. Bé cũng bắt đầu nhận ra được nguồn âm thanh khi quay đầu về phía có âm thanh phát ra. Trong tháng thứ 5, trò chơi ưa thích của con là thổi bong bóng bằng miệng. Đặc biệt hơn, đến giai đoạn này con đã biết tên của mình. Để ý mà xem, khi bạn gọi tên con hay khi bạn nói chuyện, bé sẽ quay đầu lại nghe ngóng xem mẹ nói gì.

Chăm sóc bé 5 tháng tuổi: Mắt và tai của bé bắt đầu phát triển. Bé cũng bắt đầu bập bẹ nói chuyện. Hãy thử nói chuyện và lặp đi lặp lại một từ để giúp bé học cách giao tiếp. Lặp lại lời nói và khuyến khích khi bé cố gắng bắt chước bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chỉ vào những đối tượng trong sách, như vậy bé sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn.

Tháng thứ 6: Ngồi dậy và lăn qua lăn lại khiến bé vô cùng thích thú. Bây giờ, bé có thể quan sát và khám phá thế giới nhiều hơn từ góc nhìn đa chiều. Bé gây sự chứ ý bằng cách phát ra âm thanh.

Chăm sóc bé 6 tháng tuổi:  Ngay sau đó, bé sẽ học cách ngồi lên và di chuyển xung quanh. Có thể khuyến khích bé bò bằng cách đặt bé nằm úp, sau đó đặt một món đồ chơi trên sàn nhà và cổ vũ bé tiếp cận với nó. Trẻ ở tuổi này thường cho hầu hết tất cả mọi thứ vào miệng, nên hãy chắc chắn đồ chơi đó vừa đủ lớn để bé không cho được vào miệng.

Tháng thứ 7: Bé đã biết cầm nắm và chơi đồ chơi. Trò chơi của bé là cầm đồ chơi, chuyền qua tay này rồi lại đặt sang tay kia, lắc, ném, đập, vặn vẹo, chọc và kéo đồ chơi. Bé đã biết cách thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn.

Chăm sóc bé 7 tháng tuổi: Kỹ năng sử dụng bàn tay của bé sẽ phát triển hơn nữa và có thể cầm nắm đồ vật trong vài tháng tới. Kích thích kỹ năng vận động và phối hợp bằng cách đưa cho bé những vật nhỏ, an toàn để bé cầm lên. Hoặc có thể ngồi ngoài sân nhặt cỏ, lúc đầu bé sẽ chỉ sờ vuốt nhưng sau đó trở nên thích thú và có thể cố gắng nhổ lên.

Tháng thứ 8: Con bắt đầu biết bò. Bé có thể bò, trườn để lấy những thứ mình muốn. Bé hào hứng khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn.

Chăm sóc bé 8 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian để kích thích cảm giác của bé về không gian và việc sử dụng từ. Đầu tiên, có thể thử đưa một đồ chơi trẻ em có thể đặt vừa vào bên trong một đồ vật khác như nồi niêu xoong chảo. Hoặc thử hỏi con, ” Mũi của con ở đâu?” và chỉ vào mũi của bé.

Tháng thứ 9: Đến lúc này, bé đã cứng cáp hơn rất nhiều. Bé có thể tự kéo mình dậy bằng cách bám víu vào những đồ vật xung quanh. Bé có thể đi khi bám vào bàn hoặc ghế. Và sẽ không lâu nữa đâu, con sẽ tự đi những bước đi đầu đời.

Chăm sóc bé 9 tháng tuổi: Bé có thể trở nên thích thú với các đối tượng có khớp nối và cách chúng hoạt động. Bé sẽ rất thích thú khi nghịch ngợm với cuốn sách có trang bìa cứng, cửa tủ, hộp có nắp, hoặc đồ chơi có thể bật mở. Khi mở ra và đóng vào một chiếc hộp bé sẽ phát triển sự phối hợp giữa tay-mắt.

Tháng thứ 10: Bé hào hứng nhặt đồ bỏ vào hộp, rồi lại lấy ra, rồi lại bỏ vào. Sắp xếp và phân loại đồ chơi là thú vui của bé. Bé khỏe hơn và có thể cầm đồ chơi to một cách dễ dàng. Lúc này, hoạt động cầm nắm của tay bé đã khá hoàn chỉnh.

Chăm sóc bé 10 tháng tuổi: Bé có thể thích tìm kiếm những thứ gì đó bị ẩn đi. Giấu một đồ vật có màu sắc sặc sỡ dưới một chiếc khăn, sau đó, đặt bàn tay của em bé hướng về phía đồ vật và giúp bé phát hiện ra nó. Chẳng bao lâu bé sẽ tìm được mà không cần sự giúp đỡ của bạn.

Tháng thứ 11: Bé đã có thể phát ra một số từ đơn và những âm thanh gần giống với từ. Mẹ cần thường xuyên nói chuyện với con để mở rộng vốn từ của con, nâng cao khả năng ngôn ngữ và dạy con nhanh biết nói.

Chăm sóc bé 11 tháng tuổi: Tiếp tục phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thông qua nhiều trò chơi và bài hát. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ thông qua tương tác giữa con người với con người, không phải qua các clip hay đoạn hội thoại trên tivi. Hãy nói chuyện với bé thường xuyên. Hãy cho bé thấy những gì bạn đang làm, đặt câu hỏi và sử dụng những cử chỉ.

Tháng thứ 12: Con đã đi những bước đi khá tự tin, thi thoảng cần giúp đỡ một chút lúc lên dốc hay lên bậc thang. Bé hứng thú chơi đồ chơi và vứt đồ chơi khắp nhà. Bây giờ, bé có thể trả lời những câu hỏi đơn giản bằng cách lắc đầu, gật đầu hay dùng cử chỉ hành động.

Chăm sóc bé 12 tháng tuổi: Một số trẻ nói rất sớm, một số khác lại biết bò trước mấy tháng so với những đứa trẻ cùng lứa. Mỗi bé sẽ có tốc độ trưởng thành của riêng chúng. Vì vậy, khi bé phát triển khác với những đứa trẻ khác thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Nếu cần thiết, hãy cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa.

Bài đọc thêm:

Đặt tên cho con, tên đẹp cho bé trai bé gái sinh năm 2021 – 2021