Khi mang thai ăn trứng vịt lộn cho con chân dài hơn? Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc….

Có thể bạn quan tâm:

Khi mang thai ăn trứng vịt lộn cho con chân dài hơn? Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc. Còn những sản phụ ăn uống thiếu chất sẽ sinh con bị còi cọc.

  • Thực đơn cho bà bầu nên và không nên ăn gì?
  • Chế độ ăn uống cho bà bầu tốt cho thai nhi
  • Tác dụng của ngao đối với thực đơn cho bà bầu
  • Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà trong tuần là tốt nhất?

Thực phẩm cho bà bầu: Mẹ bầu có nên ăn trứng vịt lộn

Bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn con mình được sinh ra khỏe mạnh, thông minh và xinh đẹp, nhất là khi có thai con gái. Nuôi hy vọng em bé sinh ra có đôi chân dài, một số mẹ bầu tin rằng ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ được như ý nguyện. Liệu có đúng như vậy?

Khi mang thai ăn trứng vịt lộn cho con chân dài hơn? 1

bà bầu ăn trứng vịt lộn chân thai nhi có dài hơn?. Ảnh: Internet

Trong thai kỳ bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn, nhưng không nên ăn quá nhiều

Khi bà mẹ mang bầu, ăn đủ chất dinh dưỡng, không cần kiêng bất cứ thực phẩm nào, chú ý nguyên tắc không ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một loại thực phẩm. Kể cả ăn trứng vịt lộn, thỉnh thoảng với số lượng 1-2 quả cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu ăn quá nhiều làm cản trở quá trình hấp thụ các chất khác của mẹ và bé.

Chân dài hay ngắn là do yếu tố di truyền, chứ không phải do ăn trứng vịt lộn là sinh con chân dài. Yếu tố di truyền không thay đổi được nhưng có thể bổ sung thêm canxi, chất sắt để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ để em bé sinh ra được khỏe mạnh. Khi mẹ ăn đủ chất, phong phú các loại thực phẩm, bé sinh ra không bị còi cọc. Còn những sản phụ ăn uống thiếu chất sẽ sinh con bị còi cọc.

Chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng cho mẹ bầu

Khi mang thai ăn trứng vịt lộn cho con chân dài hơn? 3

Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Ảnh: Getty Images

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất. Thông thường, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Bởi nhiều người khi bị nghén nên rất thèm ăn số lượng nhiều cùng một loại thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi ăn nhiều quá khiến cơ thể không hấp thụ được. Tốt nhất nếu có điều kiện nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa.

Với phụ nữ có thai cần ăn đủ các chất để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các bà bầu cần ý thức rằng “không chỉ ăn cho mình hay ăn theo ý thích mà phải ăn cho con”. Vì vậy trong quá trình thai nghén (nhất là trong 3 tháng đầu) nhiều khi không muốn ăn nhưng tuyệt đối không được bỏ bữa, hãy cố gắng ăn vì con.

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout… nên kiêng trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Do giàu giá trị dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.

Nếu ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần.