Chia sẻ bí quyết giữ ấm và phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông: Để biết cơ thể bé đang được giữ ấm hay lạnh quá, nóng quá, mẹ có thể chạm vào ngón chân và bụng bé. Nếu ngón chân hơi mát, không lạnh, bụng hơi ấm cho thấy cơ thể bé đang được giữ ấm đúng cách. Ngược lại, nếu bé ấm quá hay lạnh quá mẹ cần điều chỉnh quần áo để bé được ủ ấm tốt nhất.
Chăm sóc trẻ…
Có thể bạn quan tâm:
Chia sẻ bí quyết giữ ấm và phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông: Để biết cơ thể bé đang được giữ ấm hay lạnh quá, nóng quá, mẹ có thể chạm vào ngón chân và bụng bé. Nếu ngón chân hơi mát, không lạnh, bụng hơi ấm cho thấy cơ thể bé đang được giữ ấm đúng cách. Ngược lại, nếu bé ấm quá hay lạnh quá mẹ cần điều chỉnh quần áo để bé được ủ ấm tốt nhất.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- Cách chăm sóc trẻ khi bị Sốt siêu vi
- Chăm sóc trẻ 2 đến 3 tháng tuổi
- 6 sai lầm thường gặp khi chăm sóc con cái của các bà mẹ trẻ
Chia sẻ bí quyết giữ ấm và phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông
Mùa đông, giữ ấm cho trẻ đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của con, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc ủ ấm không chỉ là mặc nhiều quần áo mà đòi hỏi trẻ vừa được giữ ấm, vừa cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi vận động và vui chơi.
1. Các bộ phận mẹ cần ủ ấm cho trẻ
Giữ ấm đúng cách giúp con khỏe mạnh suốt mùa lạnh
- Đầu: Mẹ nên chuẩn bị cho bé một chiếc mũ vải hoặc mũ len để ủ ấm phần đầu. Đây là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu không được ủ ấm, đặc biệt thóp, tai. Ngoài ra, lượng nhiệt của cơ thể con người chủ yếu thoát ra đầu, vì vậy việc ủ ấm phần đầu rất cần thiết.
- Cổ, ngực: Cổ và ngực là nơi biểu hiện bệnh về đường hô hấp của trẻ như thở khò khè chẳng hạn, do đó, cần giữ ấm cho phần cổ của bé để tránh gió và các bệnh về phế quản. Bài đọc thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm mũi khi trời lạnh
- Tay chân: Một đôi bao tay, chân bằng len sẽ giúp giữ ấm đôi bàn tay và chân cho bé trong suốt mùa đông. Đặc biệt chân, mẹ nên cho bé sử dụng tất cao cổ để giữ ấm cổ chân và bàn chân. Khi bé ra ngoài trời nên cho bé đi một đôi giầy hoặc ủng để chân được giữ ấm tốt nhất. Bởi nếu gan bàn chân bị lạnh, bé sẽ có nguy cơ bị các bệnh về hô hấp cao hơn những trẻ được mẹ ủ ấm bàn chân cẩn thận.
2. Nhiệt độ quyết định nơi vui chơi
Tùy theo nhiệt độ ngoài trời mà mẹ cho bé vui chơi nhé:
- 20 độ trở lên: Đây là nhiệt độ lý tưởng vào mùa đông để bé có thể chạy nhảy, vui chơi ngoài trời. Với nhiệt độ này mẹ chỉ cần mặc một chiếc áo len mỏng và khoác áo gió bên ngoài cho bé là được. Mức cho phép là 40 phút/lần chơi và cần cho bé uống nước ấm hoặc trái cây, ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng.
- 15 độ – 20 độ: Với mức nhiệt độ này, mẹ vẫn có thể cho bé chơi ngoài trời nhưng thời gian sẽ giảm xuống là 20 phút/lần chơi. Ngoài ra, mẹ cần cho bé mặc áo len dày hơn, chú ý tới bé hơn để phát hiện những dấu hiệu nhiễm lạnh của bé và ủ ấm kịp thời.
- 10 độ trở xuống: Đây là nhiệt độ được cảnh báo ở mức nguy hiểm, tốt nhất mẹ nên cho bé chơi trong nhà với những trò chơi vận động như nhảy lò cò hoặc trò chơi trí tuệ như cờ vua chẳng hạn. Cùng theo đó, mẹ hãy làm một cốc cacao nóng thơm ngon để bé thưởng thức và giữ nhiệt cho cơ thể.
3. Kiểm tra nhiệt độ thông qua ngón chân và bụng
Giữ ấm đúng cách giúp con ngủ ngon
Để biết cơ thể bé đang được giữ ấm hay lạnh quá, nóng quá, mẹ có thể chạm vào ngón chân và bụng bé. Nếu ngón chân hơi mát, không lạnh, bụng hơi ấm cho thấy cơ thể bé đang được giữ ấm đúng cách. Ngược lại, nếu bé ấm quá hay lạnh quá mẹ cần điều chỉnh quần áo để bé được ủ ấm tốt nhất. Bài đọc thêm: Chăm sóc trẻ thế nào để có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn
4. Kiểm tra nhiệt độ thông qua cơ thể mẹ: Nếu hai mẹ con đều mặc đồ giống nhau như một lớp áo len mỏng bên trong, áo khoác bên ngoài và mẹ cảm thấy mặc như vậy là quá tuyệt, cơ thể hoàn toàn được giữ ấm thì hãy mặc thêm cho con một lớp áo bên trong. Hoặc mẹ có thể kiểm tra xem bé đã được đi tất tay, chân, mũ và cổ quàng khăn đầy đủ chưa. Vì vào mùa đông, khả năng giữ nhiệt của cơ thể bé sẽ kém hơn mẹ, do đó bé cần phải được ủ ấm nhiều hơn.
5. Cho bé mặc ít quần áo vào ban đêm: Mùa đông tuy lạnh nhưng không có nghĩa mẹ cần mặc thật nhiều quần áo cho bé trước khi đi ngủ. Tốt nhất, mẹ chỉ cần mặc cho bé một bộ cotton liền, thấm mồ hôi tốt, để nhiệt độ phòng ở 25 – 27 độ C. Ngoài ra, mẹ cần chuẩn bị nệm, mền đầy đủ cho bé để giữ ấm cơ thể bé vào ban đêm.
6. Thứ tự mặc quần áo chuẩn vào mùa đông cho trẻ: Mặc quần áo đúng thứ tự có thể giúp bé vui chơi thoải mái, nếu bé nóng quá có thể cởi bớt hoặc lạnh quá thì choàng thêm áo khoác, vì vậy mẹ cần lưu ý khi mặc đồ cho bé: Mặc lớp áo dài cotton trước vì lớp cotton sẽ thấm hút mồ hôi, không cọ xát là đau da trẻ. Tiếp đến mẹ có thể mặc lớp áo len hoặc áo dạ dài tay cho trẻ. Lớp áo len không nên mặc trực tiếp với da vì có thể cọ xát và làm đau bé, chưa kể chất liệu len có thể làm trẻ cảm thấy ngứa ngáy, nóng nực, khó chịu. Cuối cùng là lớp áo khoác bên ngoài, chất liệu có thể là nỉ, nylong rộng giúp bé dễ cử động khi vui chơi, chạy nhảy.
Cách chăm sóc bé khi bị cảm lạnh:
- Khi bị cảm lạnh bé sẽ bị ngạt mũi khó thở, vì bé còn quá nhỏ chưa thể chăm sóc bản thân nên mẹ nên hút mũi cho bé thường xuyên. Bên cạnh đó, dùng quạt phun sương làm ẩm không khí trong phòng ngủ để làm loãng chất nhầy trong mũi giúp bé dễ thở hơn.
- Ở trẻ sơ sinh, đa phần em bé chủ yếu thở bằng mũi nên khi bị cảm mũi bị ngạt em bé sẽ khó thở. Đặc biệt khi bú, vì thế mẹ nên chia nhỏ số lần bú mỗi ngày cho trẻ để tránh ngạt thở cho bé. Khi bú mẹ nên đặt bé cao đầu để bé dễ chịu hơn. Không nên cho bé nằm gối mà có thể đặt bé nằm trên xe nôi với tư thế nằm thẳng đứng sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Tuyệt đối không tự ý mua và cho bé uống thuốc mà cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ kê đơn và chỉ định liều lượng phù hợp. Vì thuốc cảm lạnh chống chỉ định sử dụng cho bé dưới 6 tuổi. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu cha mẹ tự ý mua thuốc điều trị khó kiểm soát được tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
- Cho bé không gian yên tĩnh và thoáng đãng để nghỉ ngơi giúp bé nhanh chóng bình phục. Cho thêm một miếng lót dưới đệm và kê cao đầu của bé lên để bé dễ thở và ngủ ngon hơn.
- Mẹ nên tắm cho bé trong phòng kín và nên tắm nhanh bằng nước ấm. Khi bị cảm lạnh, trẻ dễ bị mất nước nên mẹ cần bổ sung thêm nước bằng cách cho bé uống thêm nước lọc hoặc mẹ uống nhiều nước để bé bú. Dùng nước muối sinh lý dành riêng cho em bé để nhỏ vào mũi giúp bé dễ thở hơn, bên cạnh đó mẹ nên thường xuyên hút mũi cho bé bằng ống hút mũi chuyên dụng.
Trong vòng từ 5-10 ngày, nếu bệnh không thuyên giảm mà ngày nặng hơn kèm theo các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, quấy khóc khi ăn và ngủ, liên tục bứt tai hoặc nhiệt độ trên 38 độ C thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ nhập viện.