Cách chăm sóc trẻ khi bị Sốt siêu vi theo tư vấn của bác sĩ: Trẻ sốt siêu vi thông thường có thể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, không nên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết, sau 3 ngày bác sĩ mới chỉ định thử máu, vì thời điểm này mới cho kết quả đúng. Vì vậy, trẻ sốt…
Có thể bạn quan tâm:
Cách chăm sóc trẻ khi bị Sốt siêu vi theo tư vấn của bác sĩ: Trẻ sốt siêu vi thông thường có thể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, không nên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết, sau 3 ngày bác sĩ mới chỉ định thử máu, vì thời điểm này mới cho kết quả đúng. Vì vậy, trẻ sốt trong 1-2 ngày đầu, phụ huynh không nên nóng lòng yêu cầu thử máu để xác định bệnh sốt xuất huyết. Tốt nhất là khi trẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa đến bác sĩ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Sốt siêu vi là gì?
- Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ việc lên cơn sốt do một số loại vi rút gây ra. Từ biểu hiện của bệnh, một số loại sốt siêu vi có thể dễ dàng chuẩn đoán, nhưng cũng có một số loại rất khó phân biệt với sốt thường. Sốt siêu vi lây lân nhanh và đôi khi bùng phát thành dịch nhỏ vào một số thời điểm trong năm.
- Sốt siêu vi là những trường hợp sốt do nhiễm cái loại vi trùng (virut) khác nhau. Phần lớn căn bệnh này thường không nguy hiểm và có thể tự hết, nhưng đôi khi cũng có một số trường hợp dẫn đến tử vong, nhất là đối với trẻ em. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đố với trẻ em.
Sốt siêu vi có nguy hiểm không ?
Đa số các bé mắc sốt siêu vi sẽ tự khỏi, nhưng một số trường hợp tử vong rất nhanh. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi lên cơn sốt cao mà không được hạ sốt kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị co giật. Đặc biêt khi trẻ bị co giật mà không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Đến đây có lẽ các mẹ đã phần nào giải đáp được câu hỏi “ sốt siêu vi có nguy hiểm không ?
Trẻ bị sốt siêu vi thường có những biểu hiện nào?
Sốt siêu vi thực sự nguy hiểm. Vì vậy, việc nắm được các biểu hiện và điều trị bệnh sốt siêu vi và điều vô cùng quan trọng. Để nhận biết được sốt siêu vi và đánh giá sự nguy hiểm của bệnh, phải đánh giá tổng hợp theo những biểu hiện sau:
- Trẻ sốt cao từ 38-39oC, đôi khi lên đến 40-41oC, rất nguy hiểm. Đi cùng với biểu hiện sốt và đau đầu là các triệu chứng viêm đường hô hấp như viêm họng, rát họng, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi.…
- Biểu hiện tiếp theo là đau đầu. Khi nhiễm sốt siêu vi, trẻ sẽ cảm thấy quay cuồng, nhức đầu dữ hội, trong đầu, mất thăng bằng, thái dương đập mạnh. Một số trường hợp trẻ vãn cảm thấy tỉnh táo dù vấn trong cơn đau đầu, một số sẽ choáng váng, nằm li bì.
- Sốt siêu vi cũng có thể dẫn đến viêm kết mạc mắt. Sốt siêu vi có thể sẽ khiến trẻ nôn nhiều lần, đặc biệt là sau khi ăn, người lớn cũng có thể nôn mửa, nguyen nhận thường là do viêm họng, kích thích chất nhầy.
- Phát ban cũng là biểu hiện thường thấy khi nhiễm sốt siêu vi, phát ban thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt. Ngoài ta một số biểu hiện khác thường thấy như đau nhức mình mẩy, rối loạn tiêu hóa, viêm hạch vùng đầu, mặt, cổ.
- Đau nhức cơ thể là một dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ, khiến các bé thường quấy khóc và kêu đau khắp mình, người lớn cũng có thể có biểu hiện này. Viêm hạch xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau và có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
- Nếu nguyên nhân bệnh sốt siêu vi là do virut đường ruột thì bệnh nhân có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện sau vài ngày với đặc điểm là tiêu chảy, không có máu, chất nhầy.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt siêu vi:
Khi nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi các mẹ ngay lập tức nên tiến hành các bước sau:
– Hạ sốt: Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến. Mẹ có thể cho bé dùng thuốc với liều lượng 10 mg/kg/ lần và dùng cách nhau khoảng 6 giờ. Ngoài ra mẹ cũng nên chườm mát cho trẻ bằng khăn ướt hay lau người cho bé để hạ sốt. Lúc này nên cho bé mặc quần áo rộng, mỏng và nằm nơi thoáng mát.
– Bù nước và điện giải: Mẹ cần phải bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước cháo muối nấu loãng hay dùng các thuốc như oresol khi sốt. Vì lúc này cơ thể trẻ bị mất nước và gây ra các rối loạn về cân bằng điện giải.
– Chống co giật: Thuốc chống co giật cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với những trẻ có tiền sử bị co giật khi sốt. Thường trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần sử dụng thuốc này.
– Dinh dưỡng: Đảm bảo cơ thể bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Thức ăn phù hợp lúc này là thức ăn lỏng và dễ tiêu.
– Chống bội nhiễm: Các mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ để tránh sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn khác khi cơ thể bé đang suy yếu, gây ra hiện tượng bội nhiễm. Mẹ có thể sử dụng các dung dịch phù hợp như natriclorid 0,9% để vệ sinh cho bé.
– Cách ly trẻ bị sốt siêu vi với trẻ khỏe mạnh: Vì sốt siêu vi là bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp có thể gây thành dịch. Nếu mẹ phải chăm sóc bé thì nên mang khẩu trang. Ngoài ra nên giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát.
– Đưa trẻ đi khám: Thường mẹ có thể theo dõi bệnh trạng và chăm sóc bé ở nhà. Nhưng khi bé sốt cao không hạ và ngủ li bì kèm theo các triệu chứng như co giật, buồn nôn, đi tiêu ra máu, da trở nên tím tái…hay sốt kéo dài trên 5 ngày thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất.
Hỏi về cách phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt siêu vi ở trẻ em:
Hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, thường hay bị nóng sốt thất thường, cứ mỗi lần bị bệnh là sốt lên đến 39-40 độ , mỗi khi con tôi sốt cao như thế cho uống thuốc hạ sốt thì cơn sốt có giảm đi dần dần nhưng chỉ khoảng 3-4 giờ sau khi uống thuốc là sốt lại, kéo dài khoảng 3-4 ngày thì hết. Tôi có đưa cháu đi bác sĩ, chẩn đoán “sốt siêu vi”. Vậy “sốt siêu vi” là gì? Cách phòng ngừa và phương pháp chữa trị như thế nào?
Trả lời: Chào bạn, sốt siêu vi là chẩn đoán thường thấy khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể là sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm hô hấp hay 1 số bệnh do siêu vi trùng khác. Do đó, thường bác sĩ hẹn bệnh nhân khám lại hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác bé bệnh gì và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.
Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị sốt virut
- Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39oC, thậm chí 40-41oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường; đau mình mẩy: ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc; đau đầu: một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo,…
- Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…
- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virut đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là đại tiện lỏng, không có máu, chất nhày.
- Viêm hạch: Đặc biệt là các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.
- Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt. Tìm hiểu về bệnh sởi ở trẻ em
- Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
- Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.
Xử trí sốt do virus ở trẻ
Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:
- Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.
- Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.
- Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.
- Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.
- Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
- Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.
- Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày. Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường.
Sốt siêu vi rất nguy hiểm, dù phần lớn có thể tự khỏi nhưng các mẹ không thể lơ là, chủ quan khi bé có biểu hiên sốt siêu vi. Các mẹ nên theo dõi kỹ tiển triển của bệnh, khi sốt lên cao phải đưa các bé đi cấp cứu ngay. Đặc biệt cần phải tìm hiểu thêm một số triệu chứng của các bệnh do virut gây nên phổ biến ở trẻ em vì sốt siêu vi đôi khi cũng là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện được kịp thời sẽ tránh được nhiều biến chứng đáng tiếc. Hy vọng bài viết này của chuyên mục Sức Khoẻ của Mecuben.com đã cung cấp cho bạn những hiểu biết về bệnh sốt siêu vi ở trẻ em và cách chữa trị cũng như chăm sóc bé khi bị sốt, đừng quên chia sẻ kiến thức này tới bạn bè của bạn và thường xuyên đón đọc chuyên mục Sức Khoẻ của Mẹ Cu Ben để cập nhật thêm kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ để phòng tránh nhé!