Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Bạn cần biết rằng tất cả những gì bạn ăn uống cũng đều được hấp thụ bởi thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn…

Có thể bạn quan tâm:

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai: Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Bạn cần biết rằng tất cả những gì bạn ăn uống cũng đều được hấp thụ bởi thai nhi.

  • Mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì
  • Chế độ ăn uống cho bà bầu tốt cho thai nhi
  • Những thực phầm cho bà bầu nên ăn để tăng cân chuẩn
  • Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Bạn cần biết rằng tất cả những gì bạn ăn uống cũng đều được hấp thụ bởi thai nhi. Chính vì vậy, việc ăn uống đầy đủ khi mang thai là vô cùng cần thiết. Hàng ngày, bạn hãy hạn chế tối đa những tác nhân gây hại, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp con bạn phát triển tốt.

bà đẻ không nên ăn rau gì, bà đẻ nên ăn rau gì, bà đẻ nên ăn hoa quả gì, sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa, bà đẻ nên ăn gì, bà đẻ nên ăn gì để mát sữa, phụ nữ sau sinh mổ nên ăn gì, đồ ăn vặt cho bà đẻ

  • Thực đơn
  • Thông tin từ chuyên gia
  • Chia sẻ từ thành viên

  • Cháo cá chép: Cháo cá chép rất phổ biến với bà bầu vì nó giúp an thai và làm da dẻ thai nhi hồng hào hơn.
  • Cháo ươn: Cháo lươn có tác dụng mát cho cơ thể, tránh chảy máu cam.
  • Cháo thập cẩm: Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều dinh dưỡng: vitamin C, protein. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, an thai. Hạt đào bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện, có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
  • Cá chép kho riềng: Cá chép kho riềng là món ăn truyền thống quen thuộc trong bữa cơm của người miền Bắc. Vị ngọt của cá quyện với vị thơm và cay đặc trưng của riềng khiến dân gian có câu: ngon cá vạ cơm.
  • Cá nục kho riềng thơm ngon: Nếu món cá kho tộ là đặc trưng của người miền Nam thì cá kho riềng là nét riêng biệt của người miền Bắc.Canh chua cá hồi: Canh chua nấu cá hồi là món ăn có mùi vị thơm ngon, đậm đà hương vị của biển, dùng để thay đổi khẩu phần ăn trong gia đình.

Thực đơn cho bà bầu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Dù bạn vốn có chế độ ăn lành mạnh, bạn vẫn phải chú ý hơn trong việc lưạ chọn thức ăn hàng ngày vì bạn đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé yếu ớt. Nguyên tắc cơ bản: luôn chọn ăn thực phẩm tươi, nhiều rau và trái cây để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số lưu ý quan trọng khác bạn không thể bỏ qua.

Để có sức khoẻ tốt, bạn cần ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn cho bà bầu cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau có màu xanh và các loại quả chín.

Lưu ý, tuyệt đối không ăn những thức ăn không tốt cho bạn và bé như các loại thực phẩm không được nấu chín, quá nhiều gia vị v.v. Nếu bạn là người ăn kiêng, bạn cũng cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho bạn và bé, bao gồm:

  • Các Vitamin A, B, C, D, E, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
  • Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, hãy chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
  • Acid folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, suplơ, đậu…
  • Omega 3: có trong dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá…
  • Protein, chất đạm: các thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu giúp tạo cơ, xương và tạo máu.
  • Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
  • Kẽm: Kẽm có trong cá, hải sản, thịt, thịt gia cầm và sữa. Kẽm rất cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu cuả bé. Kẽm còn cần thiết cho sự phát triển cuả bé trước và sau khi sinh.
  • Iốt: cần bổ sung iốt để bé phát triển hoàn thiện não bộ.
  • Nước: Uống ít nhất 8 ly nước hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa táo bón, giúp mẹ và bé khoẻ mạnh.

Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Để tìm hiểu thêm về việc nên ăn gì trong suốt quá trình mang thai, hãy xem thêm ở phần dinh dưỡng khi mang thai và ăn uống khi mang thai nhé.

Những gì nên tránh?

Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cuả thai nhi, vì vậy bạn cần tuyệt đối tránh trong suốt quá trình mang thai:

  • Không ăn các loại thức ăn sống, nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng.
  • Tránh ăn những thức ăn có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ. Tuy nhiên, cá hồi lại là một chọn lựa thích hợp vì có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp.
  • Không dùng thức uống có cồn và caffein: bia, rượu có thể gây tổn hại cho sự phát triển cuả thai nhi; café và trà sẽ khiến bạn thấy khó chịu vì phải đi tiểu thường xuyên. Nước ngọt và các thức uống bày bán ở lề đường không đảm bảo vệ sinh và tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá làm thai nhi chậm tăng trưởng, gây sinh non, thậm chí có thể gây sẩy thai. Bạn cũng nên tránh xa những người hút thuốc. Khói thuốc bạn hít phải cũng có hại cho bé.
  • Xem thêm: Mang bầu 3 tháng có nên ăn cháo thịt ếch không?

Chế độ dinh dưỡng và các triệu chứng bất thường trong quá trình mang thai

Đôi khi việc có thai mang lại những thay đổi không mong muốn cho cơ thể. Bạn sẽ có cảm giác nghén, buồn nôn, hoặc mắc bệnh tiểu đường khi mang thai. Huyết áp cao, bệnh thiếu máu, hụt iốt cũng là những tình trạng thường xảy ra đối với các bà bầu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các bà mẹ mang thai cảm thấy khỏe hơn và giúp kiểm soát các triệu chứng kể trên.