Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều. Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp…
Có thể bạn quan tâm:
Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều. Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối.
Tin bài mới nhất về sức khoẻ và chăm sóc bé:
- Khi nào phụ huynh nên cho trẻ dùng kháng sinh?
- “Mua thuốc kháng sinh dễ hơn mua rau”
- Bác sĩ tư vấn về hiện tượng trẻ bị ho khan
Bệnh Thuỷ đậu là gì?
- Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông – xuân. Bệnh do vi-rút gây ra và lây theo đường hô hấp. Vi-rút này cũng có trong các nốt thủy đậu và làm lây bệnh cho những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.
- Thời kỳ ủ bệnh, trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi, kém ăn, quấy khóc. Mụn thủy đậu xuất hiện là những mụn nước trong, hơi ngả vàng. Các nốt này khô lại vào ngày thứ 5, thứ 6, đóng vảy màu nâu sẫm và bong vảy vào ngày thứ 8, thứ 9, không để lại sẹo, trừ khi bị gãi loét ra và bị bội nhiễm.
- Nếu không được giữ gìn và điều trị thì bệnh thủy đậu cũng gây những biến chứng là bội nhiễm vi khuẩn khiến các nốt thủy đậu, trẻ sẽ bị sốt cao kéo dài, viêm thận, viêm tai giữa, viêm phế quản – phổi…
- Vì là bệnh lây lan nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Thủy đậu có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng là gì?
- Bệnh tay – chân – miệng là một bệnh lây do một nhóm vi rút đường ruột gây nên, có thể phát triển thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm với hai mùa cao điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 -12.
- Bệnh tay chân miệng thường lây lan nhanh giữa các trẻ nhỏ sống cùng một nhà và sinh hoạt cùng nhà trẻ, mẫu giáo. Phát hiện và xử trí bệnh như thế nào?
- Cần đưa đi khám ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu: Bóng nước hoặc vết loét trong miệng. Bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.
- Đưa ngay vào bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc bệnh viện Nhiệt Đới khi có các dấu hiệu trở nặng: Sốt cao. Giật mình, Đi đứng loạng choạng. Thở mệt.
- Người bị bệnh tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hay chỉ loét miệng. Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
- Virus gây bệnh tay chân miệng còn có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Người bị bệnh có thể làm lây lan bệnh nhiều nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân).
- Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, trong đó hay gặp là virus đường ruột type 71 (EV71) và Coxsackie A16. Virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.
Cách phân biệt bệnh tay chân miệng & bệnh thuỷ đậu ở trẻ em:
- Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.
- Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối.
- Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.