Bác sĩ tư vấn về hiện tượng trẻ bị ho khan: Ho khan hay là ho không có đàm là dạng ho không kèm theo đàm hoặc chất nhầy. Ho khan thường do tình trạng viêm của họng hoặc đường dẫn khí trên. Cơ thể đáp ứng với tình trạng viêm này cũng như cách mà nó đáp ứng với tình trạng tiết dịch qua mức – bằng cách ho để tống khứ nó ra khỏi đường dẫn khí. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc…
Có thể bạn quan tâm:
Bác sĩ tư vấn về hiện tượng trẻ bị ho khan: Ho khan hay là ho không có đàm là dạng ho không kèm theo đàm hoặc chất nhầy. Ho khan thường do tình trạng viêm của họng hoặc đường dẫn khí trên. Cơ thể đáp ứng với tình trạng viêm này cũng như cách mà nó đáp ứng với tình trạng tiết dịch qua mức – bằng cách ho để tống khứ nó ra khỏi đường dẫn khí. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm ho cho trẻ. Đó là cách dùng quất hấp mật ong, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ … chắt lấy nước cho con uống. Những cách này giúp bé giảm ho hiệu quả mà không lo ảnh hưởng bởi tác dụng phụ.
Ho khan là gì?
Ho khan hay là ho không có đàm là dạng ho không kèm theo đàm hoặc chất nhầy. Ho khan thường do tình trạng viêm của họng hoặc đường dẫn khí trên. Cơ thể đáp ứng với tình trạng viêm này cũng như cách mà nó đáp ứng với tình trạng tiết dịch qua mức – bằng cách ho để tống khứ nó ra khỏi đường dẫn khí.
Ho khan có thể là triệu chứng của một tình trạng cảm lạnh, cúm, viêm xoang hoặc sau phơi nhiễm với một tác nhân kích ứng đường hô hấp. Một nguyên nhân phổ biến khác của ho khan mãn tính là hen phế quản, dị ứng, hút thuốc lá, hội chứng chảy mũi sau, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, sử dụng một số loại thuốc nhất định hoặc các bệnh lý khác ở phổi
Bác sĩ tư vấn về hiện tượng trẻ bị ho khan
Thưa Bác sĩ! Bé nhà tôi khi ngủ hay bị ho khan nhưng khi thức thì chơi bình thường, đi khám thì Bác sĩ nói cháu bị bệnh viêm đường hô hấp nhưng uống thuốc không khỏi. Vậy xin hỏi bé bị bệnh gì ạ?
Phần trả lời của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng – Chuyên khoa Nhi – Trường Đại học Y – Dược Hải Phòng:
Xin chào bạn, Như bạn kể thì con của bạn bị ho khan về đêm có thể do nhiều nguyên nguyên nhân. Bạn cần biết ho là phản xạ tốt giúp bé tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh đường hô hấp.
Trẻ bị các bệnh đường hô hấp đều có thể ho khan. Ho cũng có thể do bé đi ngủ ngay sau khi ăn uống hoặc do ban ngày con trẻ vui đùa, chạy nhảy quá nhiều. Cũng có nhiều trẻ bị ho nhiều về đêm là do trẻ bị cảm lạnh, viêm xoang. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng khi trẻ ho, không ngủ được.
Trẻ bị hen cũng hay bị ho về đêm do đường thở có khuynh hướng tăng nhạy cảm, dễ kích ứng về đêm. Ngoài ra có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay bị ho nhiều về đêm. Để có kết luận chính xác nhất về tình trạng ho của trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến Bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh chữa ho cho trẻ.
Cách chăm sóc bé bị ho đêm:
Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm ho cho trẻ. Đó là cách dùng quất hấp mật ong, mật ong với lá húng chanh, lá hẹ … chắt lấy nước cho con uống. Những cách này giúp bé giảm ho hiệu quả mà không lo ảnh hưởng bởi tác dụng phụ.
Ngoài cách sử dụng các bài thuốc dân gian, bạn nên hạn chế cho con ăn uống sát giờ trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ ít nhất là một giờ. Trước khi cho con đi ngủ, hãy cho con uống một thìa mật ong ấm. Mật ong ấm sẽ giúp con hạn chế cơn ho, làm cơn ho dịu đi và giúp con ngủ ngon hơn. Bạn cũng lưu ý không dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi. Khi đi ngủ, nên kê cao gối cho trẻ, đầu và vai cao hơn thân để ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng.
Hãy giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở tay dễ khiến con bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn. Trường hợp con bạn bị ho nhiều, bạn nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng dễ tiêu hóa, hạn chế ăn các loại thức ăn dễ kích thích như tôm, cua, ghẹ …. Tránh xa bé khỏi môi trường ô nhiễm như môi trường nhiều khói thuốc lá, bụi đường. Trường hợp bé ho nhiều kéo dài, ho sâu, khó thở, đau bụng, bạn nên đưa con đến khám Bác sĩ. Không tự ý sủ dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.
Chúc con bạn mau khỏi. Nội dung do Vụ Sức khỏe Bà mẹ, trẻ em – Bộ Y tế kiểm duyệt
Đọc thêm về hiện tượng ho kéo dài:
Hỏi: Tôi năm nay 30 tuổi, gần đây ho kéo dài đã gần 3 tháng, ho không có đờm, nhưng cơn ho liên tục và bị đau ở mạng sườn bên phải lan ra bên hông. Xin hỏi tôi bị bệnh gì?
Đáp: Ho có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Người ta có thể chủ động ho, nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ. Ho phân ra nhiều loại: ho cấp, ho thành cơn, ho có đờm, ho ra máu và ho khan kéo dài…
Theo thư mô tả thì bạn ho khan đã 3 tháng nên cần chú ý đến: bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mạn tính; do ung thư phế quản hay gặp ở người có thâm niên hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm (trên 10 năm); do các bệnh tổ chức kẽ của phổi như xơ phổi, phù phổi bán cấp, ung thư phổi hoặc lao kê hoặc do tràn dịch mạn tính màng phổi. Hoặc do một số chất độc gây kích thích trực tiếp do cơ chế miễn dịch dị ứng (hen).
Một số trường hợp rối loạn tinh thần có biểu hiện ho nhiều, không có tổn thương trên đường hô hấp (nhưng hiếm gặp). Ngoài ra còn do tác dụng phụ của một số thuốc, nhất là thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp (coversyl). Đặc biệt phải dè chừng khi ho có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài kèm sút cân… Lời khuyên là người bệnh ho trên 5 ngày, bất luận là tình trạng ho thế nào cũng cần phải đi khám ngay.