Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không? Bệnh tim bẩm sinh là bệnh chiếm đến 90% tổng số các bệnh tim mạch ở trẻ. Tần xuất mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khoảng từ 0,7 – 0,8%, nam nữ mắc ngang nhau, không có sự khác nhau giữa các chủng tộc, địa dư cũng như điều kiện kinh tế xã hội. Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là những dị dạng bất thường của tim xuất…
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không? Bệnh tim bẩm sinh là bệnh chiếm đến 90% tổng số các bệnh tim mạch ở trẻ. Tần xuất mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khoảng từ 0,7 – 0,8%, nam nữ mắc ngang nhau, không có sự khác nhau giữa các chủng tộc, địa dư cũng như điều kiện kinh tế xã hội. Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là những dị dạng bất thường của tim xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra. Bất kỳ một cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị dị dạng hay bất thường về cấu trúc nhưng những bất thường về cấu trúc tim mạch là những bất thường đáng chú ý nhất. Hiệu ứng bệnh lý của nó có thể nhân bản theo cấp số cộng và đôi khi có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức mà không thể cứu chữa được.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ tử vong sau sinh trong thời gian rất ngắn hoặc làm cho chất lượng cuộc sống của trẻ sau này bị giảm sút nghiêm trọng, cha mẹ khó chăm sóc bé. Mecuti.vn gửi đến các mẹ các dấu hiệu cho biết trẻ bị bệnh tim bẩm sinh để có thể giúp đỡ con yêu chóng khỏi bệnh, phòng ngừa nguy cơ bị bệnh trong giai đoạn thai kỳ.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh chiếm đến 90% tổng số các bệnh tim mạch ở trẻ. Tần xuất mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh khoảng từ 0,7 – 0,8%, nam nữ mắc ngang nhau, không có sự khác nhau giữa các chủng tộc, địa dư cũng như điều kiện kinh tế xã hội.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là những dị dạng bất thường của tim xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra. Bất kỳ một cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị dị dạng hay bất thường về cấu trúc nhưng những bất thường về cấu trúc tim mạch là những bất thường đáng chú ý nhất. Hiệu ứng bệnh lý của nó có thể nhân bản theo cấp số cộng và đôi khi có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức mà không thể cứu chữa được.
Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Cho đến nay, người ta không thể xác định được nguyên nhân chính xác nào gây ra bệnh tim bẩm sinh. Hiện nay người ta mới chỉ dừng lại ở hai khía cạnh là di truyền và môi trường. Nó có thể xuất phát từ người mẹ hoặc có khi là sự rối loạn biệt hóa cơ quan trong thời kỳ mang thai. Nó có thể là sự tác động của thuốc trừ sâu, chất độc màu da cam, nhiễm tia X – quang trong thời kỳ bào thai và đặc biệt là nhiễm virut cúm trong ba tháng đầu thai nhi.
Bệnh tim bẩm sinh do di truyền
- Di truyền trên nhiễm sắc thể thường mang gen trội với các hội chứng đa dị tật: Bệnh tim bẩm sinh là dị tật chính như hội chứng Noonan (bệnh di truyền có liên quan tới tim), hội chứng Marfan (hội chứng di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết).
- Di truyền trên nhiễm sắc thể thường mang gen lặn: hội chứng Jervell (quá trình kéo dài, đột tử), hội chứng Ellis Van Creveld (tim chỉ có 1 nhĩ kèm các dị tật khác). Di truyền theo thể ẩn có liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính: thường bị ở trẻ trai như hội chứng Hunter (dị tật ở nhiều van tim và động mạch vành), loạn dưỡng cơ Duchenne.
Các nguyên nhân từ môi trường gây bệnh tim bẩm sinh
- Các tác nhân vật lý như các loại tia phóng xạ, tia gama, tia quang tuyến X. Nhiễm độc các loại hóa chất, độc chất, các thuốc kháng động kinh, thuốc an thần. Nhiễm trùng virus đặc biệt là Rubéole trong 3 tháng đầu có thai.
- Các bệnh của mẹ mắc khi đang mang thai: đái tháo đường, bệnh Lupus ban đỏ (là bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại chính bản thân mình). Đặc biệt nguy hiểm là mẹ bị nhiễm virut cúm trong ba tháng đầu mang thai.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác. Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh tim bẩm sinh như: hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ… Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau:
- Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi. Khi trẻ bú hay khóc bị khó thở.
- Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn…
- Trẻ bú hoặc ăn kém, mỗi cữ bú ngắn, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân.
- Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường.
- Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe của cháu, bạn có thể đưa cháu đến phòng khám Tim Mạch của các bệnh viện để được khám bệnh và tư vấn. Khi biết con mình mắc bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm như: đặc điểm tổn thương, diễn tiến của bệnh, cách thức điều trị, nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào tốt nhất để phẫu thuật, cách chăm sóc trẻ tại nhà…
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh Tim bẩm sinh:
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim ở các vị trí như van tim, buồng tim, vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim…
Tim bẩm sinh là bệnh khá nguy hiểm vì gây ra rất nhiều biến chứng như: suy tim, cao áp động mạch phổi, viêm phổi nặng tái phát nhiều lần, nhiễm trùng máu, thiếu máu hoặc cô đặc máu gây tắc mạch máu não… Các biến chứng này thường là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ tim bẩm sinh. Do đó, trẻ bị bệnh cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt.
Đối với những trẻ còn đang tuổi bú sữa, người mẹ cần lưu ý phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú. Nên cho trẻ ăn làm nhiều lần với liều lượng ít. Với trẻ đã ăn cháo và cơm, nên cho ăn nhạt, ăn có nhiều rau cải, trái cây để tránh táo bón. Trẻ bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Trẻ bị tim bẩm sinh tím, máu bị cô đặc nhiều, do đó nên cho trẻ uống nhiều nước. Không nên cho trẻ tham gia các hoạt động hay trò chơi cần phải gắng sức.
Nên giữ ấm cho trẻ và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên vì bệnh nhân tim bẩm sinh rất dễ bị viêm phổi và bị bệnh răng miệng. Tất cả trẻ bị tim bẩm sinh vẫn phải chích ngừa như mọi trẻ bình thường khác.
Một số câu hỏi liên quan tới bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em:
Các trường hợp trẻ mắc TBS dạng thông liên thất, thông liên nhĩ trong thời gian thai kỳ, cần có những can thiệp sớm nào để lỗ thông không to thêm và khi sinh có thể dễ dàng cho việc điều trị?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Với điều kiện hện nay thì không có cách ngăn chặn. Sau khi sinh bạn nên cho bé đi khám, siêu âm tim để quyết định thời gian phẫu thuật cho bé.
Phạm Khánh Ngọc (29 tuổi, Đồng Nai): Xin chào bác sĩ. Tôi đang mang thai ở tuần thứ 13. Đi siêu âm, bác sĩ nói thai nhi có một vài khối u trong buồng tim và màng ngoài tim. Tuy nhiên hiện chưa thấy các khối u này gây chèn ép đường tống máu của các buồng tim. Vậy tôi có thể giữ thai nhi được không ạ? Nếu được, tôi cần tiếp tục làm gì để sinh bé ra khỏe mạnh?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Theo tôi, ở tuần thứ 13, thai nhi còn nhỏ, cũng chưa phải là thời điểm tốt để chẩn đoán dị tật tim. Thứ 1, bạn nên chọc ối, làm nhiễm sắc thể đồ, sau đó có thể theo dõi, siêu âm lại tim vào tuần thai 17. 18. Về chẩn đoán dị tật thì tuần 22 là tốt nhất. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn nên làm thế nào là tốt nhất.
Hoàng Lan (24 tuổi, Bình Dương): Em đang mang thai được 28 tuần. Đi siêu âm thì bác sĩ cho biết thai nhi bị thông liên thất cơ bè nhiều lỗ nhỏ, d1 = 1.2 mm, d2 = 1.5 mm. Em từng siêu âm ở tuần thứ 12, 19 và 24 nhưng đều không phát hiện gì bất thường. Liệu sau khi sinh ra, bé có thể được chữa khỏi bệnh không?
ThS.BS Lê Anh Trọng: ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Với triệu chứng như bạn mô tả thì sau sinh khả năng tự đóng rất cao. Vùng cơ bè vì là khối cơ nên khối thông không theo 1 hướng nên việc chẩn đoán cũng khó chính xác.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến, phụ nữ mang thai cần tuân thủ những mốc quan trọng nào để phát hiện dị tật?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Những mốc quan trọng là 12 tuần, 20 – 22 và 32 tuần. Với những trẻ nguy cơ cao thì thêm mốc 16 – 18 tuần. Ngoài siêu âm, phải kết hợp thêm thăm khám lâm sàng để được tư vấn cụ thể hơn.
Nếu không may bị một số bệnh có khả năng gây dị tật cho thai nhi, các mẹ nên theo dõi thai kỳ thường xuyên và cho trẻ sơ sinh được thăm khám sớm nhằm tránh tình trạng để bệnh bị nặng nếu có. Mặt khác, khi trẻ sinh ra bình thường nhưng có những dấu hiệu mà mecuti.vn vừa giới thiệu trên đây thì các mẹ cũng nên hết sức lưu ý, đưa con đi khám sớm để can thiệp điều trị bằng thuốc nội khoa hay các biện pháp ngoại khoa. Chúc các bé mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn.