Bác sĩ tư vấn: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm như thế nào? Cách phát hiện và điều trị bệnh ra sao? Mẹ từng bị tim bẩm sinh thì con có khả năng mắc bệnh không? Bố mẹ phải làm gì để sinh ra những đứa con khỏe mạnh? Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh chia ra làm 4 nhóm: do di truyền, đột biến nhiễm sắc thể, mẹ bị bệnh lý có sẵn, mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình…
Có thể bạn quan tâm:
Bác sĩ tư vấn: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm như thế nào? Cách phát hiện và điều trị bệnh ra sao? Mẹ từng bị tim bẩm sinh thì con có khả năng mắc bệnh không? Bố mẹ phải làm gì để sinh ra những đứa con khỏe mạnh? Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh chia ra làm 4 nhóm: do di truyền, đột biến nhiễm sắc thể, mẹ bị bệnh lý có sẵn, mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai. Biểu hiện bệnh có những trẻ k có biểu hiện, có những em có biểu hiện tím tái. Các mẹ nên để ý biểu hiện của các em như: bú kém, thở nhanh, viêm nhiễm đường hô hấp, chậm tăng cân,… để đưa bé đi khám
Bác sĩ tư vấn: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em
Bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm như thế nào? Cách phát hiện và điều trị bệnh ra sao? Mẹ từng bị tim bẩm sinh thì con có khả năng mắc bệnh không? Bố mẹ phải làm gì để sinh ra những đứa con khỏe mạnh? Để trang bị kiến thức cho các bà mẹ mang thai, Sống Khỏe phối hợp cùng chương trình ‘Trái tim cho em’ tổ chức buổi tư vấn trực tiếp với chủ đề: Chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh.
Chương trình có sự tham gia của: ThS.BS Lê Anh Trọng – Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec; ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến – Bác sĩ Sản Phụ Khoa, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City.
MC: Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh (TBS)? Một đứa trẻ bị TBS thì có những triệu chứng nào?
ThS.BS Lê Anh Trọng: Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh chia ra làm 4 nhóm: do di truyền, đột biến nhiễm sắc thể, mẹ bị bệnh lý có sẵn, mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai. Biểu hiện bệnh có những trẻ k có biểu hiện, có những em có biểu hiện tím tái. Các mẹ nên để ý biểu hiện của các em như: bú kém, thở nhanh, viêm nhiễm đường hô hấp, chậm tăng cân,… để đưa bé đi khám
MC: Trong quá trình mang thai, yếu tố nào ảnh hưởng đến thai kỳ khiến thai nhi mắc các dị tật về tim?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: trong trường hợp bố mẹ bị bệnh về tim thì cần sàng lọc trước sinh. Còn về nhóm mẹ bị cúm hoặc mắc khi mang thai thì có thể dự phong được bằng cách tiêm phòng. Một nhóm khac do hóa chất thì cần tránh tiếp xúc với những chất này. Những phụ nữ nghiện rượu cũng dễ sinh con dị tật. Ngoài ra, nhóm bé bị do đột biến NST, thì các bố mẹ nên sinh con trong độ tuổi tối ưu.
Phương Thảo (Lào Cai): Chào bác sĩ, trẻ hay bị ho, khò khè từ khi mới sinh ra có phải là một trong những dấu hiệu của TBS không? Làm thế nào để phân biệt sớm các dấu hiệu của bệnh hô hấp thông thường với bệnh TBS ạ?
ThS.BS Lê Anh Trọng: Trẻ bị ho, khò khè chỉ là 1 triệu chứng của TBS. Tuy nhiên để phân biệt bệnh hô hấp và TBS thì rất khó. Trẻ phải được khám, làm siêu âm tim. Bạn cũng nên lưu tâm nếu con bạn bị ho nhiều hoặc chậm lẫy, chậm bò để đưa bé đi khám.
Lê Phương Hoa (Nghệ An): Xin chào Bác sĩ. Tôi năm nay 27 tuổi, tôi từng có tiền sử bị TBS, hiện tại tôi đang có dự định mang bầu. Dù đã được can thiệp phẫu thuật và sức khỏe đã ổn định nhưng tôi rất sợ bé sẽ mắc bệnh về tim như mẹ. Xin hỏi bác sĩ, bệnh TBS có di truyền không? Tôi cần làm những xét nghiệm nào trước khi mang thai để phòng tránh bệnh TBS cho con.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Vì bạn không nêu rõ TBS bạn mắc là trường hợp nào. TBS có 1 nhóm nhỏ có yếu tố di truyền. Dù có nguy cơ nhưng cũng không phải cao. Ở tuổi bạn, bạn nên thăm khám bác sĩ, xem đã sẵn sàng mang thai chưa, nếu tim chưa sẵn sàng thì sẽ có kết cục xấu cho bạn và thai nhi. Bạn nên khám bác sĩ về di truyền, để tư vấn cho bạn về nguy cơ để xem con của bạn có mắc bệnh hay không.
Phạm Như Quỳnh (Bắc Giang): Năm nay tôi 36 tuổi. Tôi mang thai tuần thứ 10 thì bị triệu chứng như sau: ngạt mũi, nước mũi chảy, ho có đờm, đau lưng, toàn thân mệt mỏi, người gai lạnh nhưng không bị sốt. Hiện tại cơ thể tôi đã khỏi viêm họng, nhưng vẫn thấy người gai lạnh. Tôi không dám uống thuốc, mà chỉ súc miệng bằng nước muối, uống nước cam và ngậm chanh muối thôi ạ. Liệu tôi bị cảm cúm như thế có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tôi có được uống thuốc không? Tôi tìm hiểu thì được biết, nếu thai nhi dưới 12 tuần tuổi mà mẹ bị các triệu chứng như thế sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh. Tôi cảm ơn bác sĩ.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Thứ 1, bạn 36 tuổi thì hơi cao 1 chút. Thứ 2, bạn có thể bị nhiễm vi-rút nhưng không sốt. Bạn nên đến khám từ tuần 10 – 18 – 22 để siêu âm sớm cho thai nhi để xem thai nhi có bị mắc bệnh không.
MC: Thưa ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến, đối với các sản phụ tuổi khá cao như vậy, và hay bị ốm, có sức đề kháng yếu thì cần được chăm sóc ra sao? Những bà mẹ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng sức đề kháng?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Nếu sức khỏe không tốt thì cần chuẩn bị, vì vậy chúng tôi luôn kêu gọi các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai. Nếu thai kỳ không kế hoạch thì sự chuẩn bị không tốt bằng. Tuy nhiên dù có nguy cơ thì vẫn có thể có thai kỳ khỏe mạnh. Các sản phụ nên thăm khám ở các phòng khám khi lần đầu tiên mang thai, sau đó bác sĩ sẽ chuyển họ đến bác sĩ chuyên khoa. Để nâng cao sức khỏe chung thì bà bầu nên ăn đủ chât, uống nhiều nước, sẽ góp phần chuẩn bị sức khỏe cho phụ nữ có thai kỳ thành công. Người chồng có vai trò vô cùng quan trọng, giúp phụ nữ vượt qua các giai đoạn của thai kỳ.
ThS.BS Lê Anh Trọng – Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec
Đỗ Mai Trang (Ninh Bình): Thưa bác sĩ! Khi tôi mang thai được 20 tuần, đi siêu âm bác sĩ nói thai nhi bị kênh nhĩ thất, thông liên thất phần buồng nhận đường kính d=2.5mm, thông liên nhĩ lỗ nguyên phát d = 1.9 mm. Và tôi đã được tiến hành lấy nước ối để kiểm tra và đang chờ kết quả thử ối. Vậy cho tôi hỏi bệnh tình của con tôi có nặng không? Lỗ thông có tự đóng lại được không? Nếu phải phẫu thuật thì sinh bé ra sau bao lâu mới được phẫu thuật? Tôi xin cảm ơn.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Theo như thông tin thì con bạn bị TBS. Với bệnh lý này, các bác sĩ đã cho chẩn đoán dễ bị Down. Với bệnh lý như của con bạn thì không quá phức tạp nhưng nếu kết hợp với bệnh Down thì khá phức tạp. Sau khi có kết quả chọc ối, bạn và gia đình nên theo dõi nhưng lỗ thông này sẽ không tự đóng mà phải can thiệp.
MC: Các trường hợp trẻ mắc TBS dạng thông liên thất, thông liên nhĩ trong thời gian thai kỳ, cần có những can thiệp sớm nào để lỗ thông không to thêm và khi sinh có thể dễ dàng cho việc điều trị?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Với điều kiện hện nay thì không có cách ngăn chặn. Sau khi sinh bạn nên cho bé đi khám, siêu âm tim để quyết định thời gian phẫu thuật cho bé.
Phạm Khánh Ngọc (29 tuổi, Đồng Nai): Xin chào bác sĩ. Tôi đang mang thai ở tuần thứ 13. Đi siêu âm, bác sĩ nói thai nhi có một vài khối u trong buồng tim và màng ngoài tim. Tuy nhiên hiện chưa thấy các khối u này gây chèn ép đường tống máu của các buồng tim. Vậy tôi có thể giữ thai nhi được không ạ? Nếu được, tôi cần tiếp tục làm gì để sinh bé ra khỏe mạnh?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Theo tôi, ở tuần thứ 13, thai nhi còn nhỏ, cũng chưa phải là thời điểm tốt để chẩn đoán dị tật tim. Thứ 1, bạn nên chọc ối, làm nhiễm sắc thể đồ, sau đó có thể theo dõi, siêu âm lại tim vào tuần thai 17. 18. Về chẩn đoán dị tật thì tuần 22 là tốt nhất. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn nên làm thế nào là tốt nhất.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến – Bác sĩ Sản Phụ Khoa, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City
Hoàng Lan (24 tuổi, Bình Dương): Em đang mang thai được 28 tuần. Đi siêu âm thì bác sĩ cho biết thai nhi bị thông liên thất cơ bè nhiều lỗ nhỏ, d1 = 1.2 mm, d2 = 1.5 mm. Em từng siêu âm ở tuần thứ 12, 19 và 24 nhưng đều không phát hiện gì bất thường. Liệu sau khi sinh ra, bé có thể được chữa khỏi bệnh không?
ThS.BS Lê Anh Trọng: ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Với triệu chứng như bạn mô tả thì sau sinh khả năng tự đóng rất cao. Vùng cơ bè vì là khối cơ nên khối thông không theo 1 hướng nên việc chẩn đoán cũng khó chính xác.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến, phụ nữ mang thai cần tuân thủ những mốc quan trọng nào để phát hiện dị tật?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Những mốc quan trọng là 12 tuần, 20 – 22 và 32 tuần. Với những trẻ nguy cơ cao thì thêm mốc 16 – 18 tuần. Ngoài siêu âm, phải kết hợp thêm thăm khám lâm sàng để được tư vấn cụ thể hơn.
Thu Hoài (Hải Dương): Thưa Bác sĩ! Con tôi năm nay được hơn 2 tuổi. Cháu bị viêm phổi, khi đi khám và điều trị tại bệnh viện nhi Trung ương thì Bác sĩ đã phát hiện tim cháu đập căng, tiếng đập khác thường, khi tôi đưa con đi siêu âm tim thì Bác sĩ nói là cháu bị tim bẩm sinh, hở van tim 3 lá nặng. Giờ gia đình tôi rất hoang mang và lo sợ về sức khỏe của con, tôi không biết phải cho cháu điều trị như thế nào và liệu có chữa được cho cháu không? Tôi rất mong Bác sĩ có thể giải thích và cho tôi một vài lời khuyên. Tôi xin chân thành cảm ơn!
ThS.BS Lê Anh Trọng: Bạn nên kiểm tra xem còn có dị tật khác đi kèm hay không. Với chẩn đoán hở van 3 lá thì bạn nên đưa bé đi khám và theo dõi định kỳ bởi 1 bác sĩ chuyên khóa. Ở Việt Nam, việc can thiệp vào van tim trẻ nhỏ thì chưa có nhiều tiến bộ, nhưng hy vọng trong tương lai sẽ có tiến triển.
Nguyễn Thị Thanh (Quảng Bình): Con tôi được 6 tuần tuổi, nặng 5,3 kg. Khi sinh bé được 3,3 kg. Bác sĩ nói bé bị tim bẩm sinh thông liên 4 mm, PFO với kích thước 2 mm và tồn tại lỗ bầu dục, có phình vách màng, tăng áp phổi nhẹ. Đi khám bác sĩ nói về theo dõi và làm hồ sơ ngoại trú. Gia đình tôi rất lo lắng vì bé ngủ và bú không được nhiều. Tôi có tiền sử bị TBS giờ đã khỏi. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu có phải do mẹ bị TBS mà sinh ra con mắc bệnh này không? Bé bị như thế có nguy hiểm không? Mong nhận được tư vấn của bác sĩ ạ.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Như đã nói, có 1 tỷ lệ nhất định là di truyền. Tôi nghĩ con bạn bị thông liên thất nhưng lại tăng cân khá tốt. Ngoài ra bạn có hồ sơ theo dõi ngoại trú là rất tốt, bạn nên cho bé theo dõi đều đặn để can thiệp kịp thời.
MC: Thưa ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến, với những bà mẹ từng bị TBS, ngoài việc cần tiêm phòng đầy đủ thì cần đề phòng những vấn đề gì trong thời kì mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh ạ?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Với nững nghiên cứu hiện tại thì không có chế độ dinh dưỡng nào ngăn chặn được TBS. Nếu muốn mang thai nữa, bạn nên có chế độ theo dõi giữ bác sĩ sản khoa và bác sĩ tim mạch cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học. Nếu ng mẹ bị TBS thì không nên tăng cân nhiều. Khi kiểm soát tốt thì bạn sẽ có 1 thai kỳ khỏe mạnh.
Tú Trinh: Thưa bác sĩ, con em sinh ra đã mắc bệnh Down. Nay đã được 8 tháng nhưng chỉ nặng 5,5 kg, trong khi sinh ra bé được 3 kg. Bác sĩ cho biết bé bị tim kênh nhĩ thất toàn phần và áp động mạch phổi nặng. Vậy thưa bác sĩ, bé bị như vây có nguy kịch lắm không? Bé có cần mổ sớm không và chi phí khoảng bao nhiêu. Cảm ơn bác sĩ.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Như tôi nói có sự liên quan khá lớn giữa bệnh Down và TBS. Khi siêu âm cần xem lá van hở nhiều hay không thì mới chỉ định được. Về giá thì phẫu thuật tim không dưới 50 triệu.
Hồng Nguyễn: Tôi đang mang thai được 10 tuần tuổi nhưng tôi lại bị bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Xin bác sĩ làm ơn cho tôi biết bệnh này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe tim mạch của thai nhi không ạ? Với bệnh đó của tôi, tôi có thể giữ được thai nhi không? Tôi cần làm gì để sinh bé ra khỏe mạnh?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Trong trường hợp của bạn thì bệnh này khá nguy hiểm. Hy vọng là trước khi mang thai bạn đã thăm khám đầy đủ. Tôi nhắc lại, dù bạn uống thuốc đúng cách thì nguy cơ của bạn vẫn rất cao. Vì thế, bạn cần theo dõi hết sức chặt chẽ để có thai kỳ khỏe mạnh.
Quang Chương (Cần Thơ): Con tôi 17 tháng tuổi, nặng 9,5 kg, cao 75 cm mắc bệnh tim bẩm sinh còn ống động mạch, siêu âm đường kính d=5mm như vậy có nguy hiểm không? Có cần mổ gấp không ạ? Tôi được biết ngày nay, có rất nhiều bệnh tim bẩm sinh có thể can thiệp được qua đường ống thông mà không phải phẫu thuật. Nếu phải phẫu thuật thì on tôi có thể được can thiệp bằng phương pháp đó không? Tôi xin cảm ơn.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Với sự phát triển chậm của con bạn thì nên can thiệp. Trước đó, bạn nên đưa con đến bệnh viện để siêu âm lại để chẩn đoán rõ ràng hơn, sau đó sẽ có chỉ định cụ thể.
MC: Xin chào Bác sĩ. Em năm nay 23 tuổi. Tháng 3/2015 vừa rồi em được phát hiện bị thông liên nhĩ lỗ thứ 2, lỗ thông 30mm. Gia đình dự kiến cho em phẫu thuật vào tháng 11 tới đây. Tuy nhiên, em mới phát hiện có thai tuần thứ 7. Liệu em có thể tiến hành phẫu thuật được không? Liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé không? Bé sinh ra liệu có mắc các bệnh về tim như mẹ không? Em xin cảm ơn bác sĩ ạ.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Như đã nói là có tỉ lệ rất nhỏ di truyền từ mẹ sang con. Lỗ thông như bạn mô tả là lỗ khá lớn. Theo tôi, bạn nên siêu âm lại xem chức năng tim của bạn có đảm bảo trong suốt thai kỳ hay không.
Biện Ngọc Đức (Nghệ An): Vợ em năm nay 32 tuổi bị tiểu đường tuýp 1, đang có ý định mang thai nhưng vợ chồng em có đọc qua một số tài liệu thì thấy rằng mẹ bị tiểu đường rất dễ sinh con bị TBS. Bác sĩ cho em hỏi: Vợ em phải làm những xét nghiệm gì cũng như có chế độ sinh hoạt như thế nào trước khi mang thai? Trong quá trình mang thai, chúng em phải làm gì để ngăn chặn bệnh TBS cho thai nhi? Em xin cảm ơn.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Các bệnh mãn tính của mẹ dễ gây dị tât tim cho con. Để giảm nguy cơ là bạn phải chuẩn bị bị cho quá trình mang thai. Để đảm bảo lượngđường huyết của bạn ổn định và sức khỏe nhìn chung tốt. Vợ bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết, trong khi mang thai thì cần có chế độ theo dõi sát sao đểgiảm nguy cơ dị tật. Xin nhắc lại là có nguy cơ nhưng chưa chắc con bạn sẽ bị bệnh.
Ngọc Châm (Sơn La): Tôi năm nay 35 tuổi. Tôi lần đầu tiên mang thai và mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Hiện thai nhi đang ở tuần thứ 32. Khi mới 22 tuần, tôi đi siêu âm tim thai được bác sĩ kết luận là bé bị thông liên thất phần màng nhỏ, đường kính d = 2.0 mm. Lúc 32 tuần thì có d = 3.2 mm. Tôi rất lo lắng về tình trạng của bé. Tôi tìm hiểu thì được biết, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay đã có thể điều trị được một số dị tật tim bẩm sinh khi trẻ còn trong bào thai bằng phương pháp thông tim can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm. Vậy tôi có thể chữa trị bằng phương pháp đó không ạ? Tôi xin cảm ơn.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Theo tôi, bạn có thể sinh con và theo dõi sau sinh để đảm bảo bé phát triển tốt.
MC: Thưa 2 vị khách mời, liệu phương pháp ‘thông tim can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm’ ở nước ta hiện nay thì khoa tim mạch hay sản khoa chuyên sâu trong vấn đề này ạ?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Tốt nhất là chờ khi bé sinh ra rồi siêu âm và khám bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.
Hà Cẩm Vân (Bắc Ninh): Chào Bác sĩ! Bé nhà em 12 tháng tuổi bị thông liên nhĩ, tăng áp động mạch phổi, hiện chưa được làm phẫu thuật. Vậy bé có được tiêm vắc-xin không? Em xin cảm ơn.
ThS.BS Lê Anh Trọng: Hiện nay thì trên thế giới không có chống chỉ định nào cho rằng trẻ TBS không tiêm vắc-xin. Ở mức độ bệnh của con bạn thì tiêm vắc-xin được. Nhưng trước khi tiêm bạn nên cho bé đi kiểm tra xem chức năng tim của bé như thế nào để có chỉ dẫn chính xác nhất.
MC: Trước khi kết thúc chương trình, thì 2 vị chuyên gia có lời khuyên gì cho các gia đình có con em bị tim bẩm sinh không ạ?
ThS.BS Lê Anh Trọng: Các bạn nên tuân thủ chế độ theo dõi, khám định kỳ. Về cách chăm sóc trẻ TBS về dinh dưỡng, bệnh hô hấp rất vất vả, mong rằng các bạn sẽ vượt qua để trẻ có cuộc sống khỏe mạnh nhất.
MC: Thưa ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến, vậy với các bà mẹ đang mang thai hoặc phụ nữ sắp mang thai, BS có lời khuyên gì cho những người sắp làm mẹ để sinh ra những đứa con khỏe mạnh ạ?
ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến: Bệnh TBS rất tiếc chiếm phần lớn trong dị tật bẩm sinh. Khi chẩn đoán được, sản phụ và gia đình sản phụ cần bình tĩnh và nhận tư vấn của bác sĩ chuyên khóa cho tình hình của con mình. Nếu phẫu thuật được thì bé sẽ sống bình thường, và việc chăm sóc sẽ đơn giản hơn với gia đình.