Theo các bảng tổng kết thống kê, số lượng người bị trĩ ở Việt Nam ngày càng tăng. Chủ yếu là do ăn uống kém lành mạnh và ngồi lâu trong nhiều giờ. Kích thước của búi trĩ càng to thì gây đau nhức nhiều hơn, có khi búi trĩ bị vỡ ra gây chảy máu và làm nhiễm trùng hậu môn rất nguy hiểm. Do đó, phải tìm cách khắc phục sớm để tránh bệnh phát triển nặng, và gây ra nhiều biến chứng…
Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp 20 cách trị dứt điểm bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay (2020 2021)
- Top 10 thuốc bôi trị bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay – Theo chuyên gia bác sĩ (2020 2021)
- Hướng dẫn điều trị bệnh trĩ bằng cây lược vàng – Dứt điểm chỉ sau 1 tuần ( 2021 )
- 10 loại thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất được các chuyên gia y tế khuyến cáo (2020 2021)
- Hướng dẫn cách sử dụng lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ cực hiệu quả (2020 2021)
Theo các bảng tổng kết thống kê, số lượng người bị trĩ ở Việt Nam ngày càng tăng. Chủ yếu là do ăn uống kém lành mạnh và ngồi lâu trong nhiều giờ. Kích thước của búi trĩ càng to thì gây đau nhức nhiều hơn, có khi búi trĩ bị vỡ ra gây chảy máu và làm nhiễm trùng hậu môn rất nguy hiểm. Do đó, phải tìm cách khắc phục sớm để tránh bệnh phát triển nặng, và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hi vọng một số cách trị bệnh trĩ tại nhà, được gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn mau chóng đẩy lùi căn bệnh bất tiện này.
Nội Dung Chính
-
Bệnh trĩ có nguy hiểm không ?
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá thiên lý
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng đu đủ xanh
Kết luận:
Bệnh trĩ có nguy hiểm không ?
Theo các nghiên cứu, sự co dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ, hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô vây quanh hậu môn là nguyên nhân chính làm cho bệnh trĩ xuất hiện. Đối với người bệnh, nếu bị trĩ ở mức độ nhẹ thì gây sưng, viêm. Còn ở mức độ nặng hơn thì sẽ gây xuất huyết hậu môn, khiến người bệnh đau rát, khó chịu khi đi ngoài.
Nếu không chữa trị kịp thời mà để tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu xảy ra liên tục sẽ dẫn đến phình giãn, và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đặc biệt, ở người lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ở hậu môn đã bị lão hóa và trở ngày càng bị suy yếu, dẫn đến tình trạng các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn và bị trĩ nội sa.
Có 2 loại bệnh trĩ là bệnh trĩ ngoại (Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược), và bệnh trĩ nội (Khi búi trĩ xuất phát phía trên đường lược).
Tổng cộng có 3 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà được nhiều người áp dụng bao gồm:
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Từ lâu, rau diếp cá (hay còn gọi là ngư tinh thảo), đã trở thành một trong những loại rau xanh quen thuộc trong bữa ăn thường ngày của người dân Việt Nam. Với đặc tính hàn, thanh nhiệt, giải độc và chống viêm. Rau diếp cá không chỉ có công dụng tô điểm thêm mùi vị của bữa ăn. Mà còn là một trong những cách chữa bệnh trĩ tại nhà hữu hiệu nhất. Ngoài ra, trong rau diếp cá có nhiều quercetin có tác dụng làm tĩnh mạch và mao mạch bền chắc hơn.
Chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng diếp cá
Đối với một số người thì rau diếp cá thường có “mùi lạ”, và không thể ăn được. Hiểu được điều đó, bài viết này cung cấp cho các bạn ba cách khác nhau, để sử dụng rau diếp cá điều trị bệnh trĩ hiệu quả:
Cách 1: Sau khi sơ chế và rửa sạch diếp cá thì ăn sống, cần thực hiện mỗi ngày để đẩy lùi tình trạng bệnh.
Cách 2: Uống sinh tố diếp cá để thay đổi khẩu vị, bạn có thể xay diếp cá với đậu xanh để mùi vị thơm hơn.
Cách 3: Dùng lá diếp cá để nấu nước xông hơi và ngâm rửa vùng hậu môn. Sau khi chắt nước còn phần bã rau thì có thể đắp vào khu vực này, để tăng cao hiệu quả chữa bệnh trĩ.
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá thiên lý
Giống như rau diếp cá, cây thiên lý không những là một trong những món ăn quen thuộc, mà còn là cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà rất hiệu quả. Thiên lý là cây mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận nhiều lá non. Trong thiên lý chứa nhiều vitamin (C, B1, B2,…) và khoáng chất, có ích trong việc giải độc, thanh nhiệt và chống viêm loét. Đặc biệt, thiên lý cũng có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai để chữa bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ bằng thiên lý rất đơn giản như sau: Chuẩn bị 100g lá thiên lý non, đã rửa sạch và giả với 5g muối ăn, đổ kèm thêm 30ml nước lọc. Sau đó, dùng bông thấm nước cốt đã lọc qua đắp lên chỗ bị trĩ, băng như đóng khố. Thực hiện đầu đặn 1- 2 lần/ngày.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng thiên lý
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng đu đủ xanh
Đu đủ cũng có tính hàn như là diếp cá. Nhưng đu đủ ngọt và thanh hơn nên còn có tác dụng giải độc. Ngoài ra, theo Đông y, đu đủ có tác dụng nhuận tràng, tiêu thủng, giải độc nhanh và tốt cho người bị táo bón. Và có rất nhiều cách để sử dụng đu đủ chữa bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trị ngoại tại nhà bằng đu đủ xanh
Nếu bạn chọn đu đủ xanh thì bạn nên chọn đu đủ phải tươi, nhiều nhựa. Sau đó cắt đôi quả đu đủ, và buộc úp hai nửa qua vào hai cẳng chân khi đi ngủ. Chú ý phải đặt đu đủ với phần cuống hướng lên trên và để đến sáng hôm sau. Cần thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi búi trĩ biến mất.
Nếu bạn chọn đu đủ chín, thì bạn có thể xay nhuyễn rồi uống như sinh tố, uống từ 1 -2 lần mỗi ngày.
Kết luận:
Ngoài 3 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đã được đề cập phía trên, bệnh trĩ còn có thể bị đẩy lùi từ việc thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như: uống nước nước, áp dụng bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả , tránh ngồi một chỗ, ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể,…
Mong rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp, sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà nói riêng, cũng như là cách trị bệnh trĩ tại nhà nói chung.