Nếu như các phương pháp trị bệnh trĩ bằng đu đủ, rau diếp cá hay lá trầu đã trở quá quen thuộc trong nhân gian. Thì phương pháp sử dụng lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ vẫn còn xa lạ đối với 1 số người bệnh. Theo Đông y học, việc dùng các bộ phận từ thân cho đến lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ đều rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều người áp dụng phương pháp…

Có thể bạn quan tâm:

Nếu như các phương pháp trị bệnh trĩ bằng đu đủ, rau diếp cá hay lá trầu đã trở quá quen thuộc trong nhân gian. Thì phương pháp sử dụng lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ vẫn còn xa lạ đối với 1 số người bệnh. Theo Đông y học, việc dùng các bộ phận từ thân cho đến lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ đều rất hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều người áp dụng phương pháp trên, do vẫn chưa hiểu hết được tác dụng cũng như cách sử dụng lá thầu dầu để chữa bệnh trĩ. Bài viết dưới đây sẽ góp phần làm sáng rõ những điều đó.

Nội Dung Chính

    Cây thầu dầu tía (cây đu đủ tía)

    Tác dụng của thầu dầu

    Cách sử dụng lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Cây thầu dầu tía (cây đu đủ tía)

lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩCây thầu dầu tía (cây đu đủ tía).

Thầu dầu tía còn có tên gọi khác là cây đu đủ tía, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae) và có tên khoa học là Ricinus communis L.

Thầu dầu tía có nguồn gốc ở Đông Phi, nhưng hiện nay ở đâu trên thế giới cũng dễ dàng tìm thấy thầu dầu. Thầu dầu rất sẽ thích nghi với môi trường sống mới, cây thầu dầu có khi cao tới 4-5m, vỏ tuỳ thứ mà có nhiều màu sắc khác nhau, đều có phấn trắng trên các cành non. Tuy thế nhưng thân cây thầu dầu rỗng. Hoa thầu dầu mọc thành từng chùm, quả nang và trong quả có chứa ba hạt hình trứng hơi dẹt (giống hạt cây cao su).

lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩLá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ.

Tuy các bộ phận khác và lá thầu dầu thường được dùng để chữa bệnh trĩ. Nhưng lớp ngoài vỏ của hạt thầu dầu có một lượng nhỏ độc tố. Vì vậy khi sử dụng cây thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ cần lưu ý tránh tiếp xúc lớp vỏ chứa chất độc để tránh tình trạng bị kích thích vùng bụng, nôn mửa, đại tiện ra máu, co giật,…

Đối với việc chữa trị bệnh trĩ, cả hạt và lá thầu dầu tía đều có tác dụng điều trị bệnh trĩ rất tốt. Có rất nhiều bài cây thuốc chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu được giới y bác sĩ công nhận và được nhiều bệnh nhân áp dụng hiệu quả.

Tác dụng của thầu dầu

Cây thầu dầu được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, nếu là người nghiên cứu về loại cây này, chắc hẳn sẽ biết mọi bộ phận trên cơ thể của cây thầu dầu đều là những vị thuốc.

lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩHạt thầu dầu tía chữa bệnh trĩ.

Hạt thầu dầu tía khi được phơi khô sẽ được gọi là Bế Ma Tử. Như đã đề cập ở phần trên, vỏ hạt thầu dầu có chứa một lượng nhỏ độc tố nên được khuyến cáo không được dùng để uống trực tiếp, chỉ sử dụng để đắp ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng hạt thầu dầu để đắp ngoài trị trĩ lại vô cùng hiệu quả.

Ngoài tác dụng điều trị trĩ, hạt thầu dầu còn có tác dụng với các bệnh trực tràng, sa tử cung, liệt dây thần kinh ở mặt hoặc khó đẻ, sót nhau thai.

Lá thầu dầu không có độc, thường được sử dụng trực tiếp trong các bài thuốc đông y đặc trị bệnh trĩ.

Ngoài ra cây lá bỏng điều trị bệnh trĩ cực hiệu quả mà các chuyên gia bác sĩ khuyên nên sử dụng phương pháp này để điều trị.

👉 Xem thêm chi tiết: Top 5 phương pháp dân gian – Bất ngờ cây lá bỏng chữa bệnh trĩ đứng đầu

Cách sử dụng lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Có nhiều cách sử dụng hạt và lá thầu dầu chữa bệnh trĩ. Dưới đây là một số cách thông dụng nhất.

Cách 1: Dùng nước lá thầu dầu để rửa trực tiếp hậu môn. Bỏ một lượng lá thầu dầu vừa phải vào trong nước, đun sôi từ 7-10 phút. Để nước lá thầu dầu nguội dần, dùng nước đó rửa vùng bị trĩ đều đặn mỗi ngày một lần.

Cách 2: Dùng lá thầu dầu và bông lá giã nát đắp trực tiếp vào hậu môn. Thực hiện lấy lá thầu dầu và bông lá đem đi giã nát. Đem hỗn hợp đó đi sao trên bếp cho đến khi nóng vừa đủ, rồi lấy vải mềm bọc lại. Tiếp theo dùng bọc vải này đắp trực tiếp lên búi trĩ mỗi ngày. Hằng ngày có thể thực hiện đắp từ 1-2 lần.

Cách 3: Dùng bột hạt thầu dầu để uống. Hạt thầu dầu sau khi được phơi khô kĩ, giã nát, tán thành bột mịn. Dùng bột thầu dầu sắc uống mỗi ngày. Tuy nhiên, như có nhắc đến ở phần trên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như lương y, trước khi áp dụng cách này để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ do độc tố có trong vỏ của hạt thầu dầu.

Cách 4: Kết hợp lá vông và lá thầu dầu để trị trĩ. Lấy một nhúm lá vông và lá thầu dầu, sau đó rửa sạch rồi giả nát. Dùng vải sạch bọc hỗn hợp lá được giã nát và hơ trên lửa cho đến khi đủ nóng. Đắp trực tiếp lên búi trĩ hoặc có thể tham khảo cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa.

Cách 5: Kết hợp hoa dừa cạn và lá thầu dầu để trị trĩ. Làm sạch hậu môn. Dùng một nhúm hoa dừa cạn và lá thầu dầu giã nát đắp trực tiếp lên búi trĩ. Bài thuốc này còn có tác dụng với hiện tượng đi đại tiện ra máu.

Cách 6: Dùng hạt thầu dầu giã nát điều trị bệnh trĩ. Chuẩn bị đúng 9 hạt thầu dầu và 9 con học trò nước rồi giã nát. Đảo hỗn hợp trên trên lửa nóng rồi đắp vào huyệt bách hội trên đỉnh đầu, khi thấy búi trĩ co lên cần gỡ ngay thuốc xuống vì rất nguy hiểm. Tương tự cách 3, phương pháp này cũng cần tham khảo và hỏi xin ý kiến của bác sĩ điều trị và có thể sử dụng mốt số cách trị bệnh trĩ tại nhà cực đơn giản nhưng hiệu quả không kém

lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩHuyệt bách hội ngay giữa đỉnh đầu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về tác dụng, cũng như phương pháp sử dụng lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ. Mong rằng người bệnh sẽ tìm ra được phương pháp phù hợp và nhanh chóng khỏi bệnh.