Bánh gio được làm hoàn toàn từ gạo nếp, sau đó đem ngâm với nước gio.Nghe các cao niên trong làng kể, xưa món bánh này dùng để tiến vua, thể hiện lòng tôn kính, mối quan hệ quân – vương sắt son. Ngày nay, bánh gio trở thành nét ẩm thực độc đáo, lưu giữ đậm nét văn hóa quê hương Liên Trung.Không biết từ bao giờ, bánh gio đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết…
Có thể bạn quan tâm:
Bánh gio được làm hoàn toàn từ gạo nếp, sau đó đem ngâm với nước gio.
Nghe các cao niên trong làng kể, xưa món bánh này dùng để tiến vua, thể hiện lòng tôn kính, mối quan hệ quân – vương sắt son. Ngày nay, bánh gio trở thành nét ẩm thực độc đáo, lưu giữ đậm nét văn hóa quê hương Liên Trung.
Không biết từ bao giờ, bánh gio đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân Liên Trung.
Bánh gio được gói bằng lá dong đã luộc kỹ.
Tục truyền, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, tất thảy các hộ trong làng, trong xã đều chuẩn bị một chum nước gio để làm bánh.
Chia sẻ về cách làm loại bánh này, với kinh nghiệm hơn 30 năm gắn bó với nghề làm bánh gio truyền thống, bà Trần Thị Thùy (Liên Trung) cho biết, công đoạn làm bánh gio khá công phu và tỉ mỉ, đòi hỏi người làm bánh phải có tâm huyết và cẩn thận. Mặc dù cũng được làm từ gạo nếp nhưng bánh gio lại có cách làm hoàn toàn khác với các loại bánh hiện nay.
Theo đó, loại bánh này được làm hoàn toàn từ gạo nếp, sau đó đem ngâm với nước gio, sau khi ngâm đủ thời gian thì đem luộc lên, nghe tưởng chừng khá đơn giản nhưng để làm ra được chiếc bánh gio ngon đúng vị thì cần một công đoạn chuẩn bị, làm bánh khá công phu và tỉ mỉ. Các công đoạn cần có độ chính xác nhất định.
Bánh gio được gói theo hình thanh (giống bánh tẻ, bánh răng bừa).
Cũng theo bà Trần Thị Thùy, công đoạn quyết định để tạo nên một chiếc bánh gio ngon, có màu sắc đỏ tươi, mùi vị đặc trưng và nổi vừng khi chín chính là nước gio. Nước gio dùng ngâm gạo được làm từ khá nhiều nguyên liệu như vỏ bưởi, cây vừng, dền, hạt thầu dầu, rơm nếp… Các nguyên liệu sau đó được đốt thành gio đem ngâm vào chum lớn với nước, để khoảng 2 ngày cho lắng gio chỉ còn lại lớp nước trong bên trên. Lớp nước gio này sẽ được đem đi ngâm gạo.
Trong khi đó, bánh sẽ được gói bằng lá dong đã luộc kỹ, không thể thay thế lá dong bằng các loại lá khác.
Bánh gio khi chín phải có màu đỏ, bóng, hạt gạo chín nhuyễn, đặc biệt phải nổi hạt vừng.
Hiện nay, những địa phương làm bánh gio đều có những cách khác nhau khi làm bánh, có nơi bánh được gói thành hình vuông, có nơi lại được gói thành hình chữ nhật, hình tam giác, hình thanh… Riêng ở làng Liên Trung, bánh được gói theo hình thanh (giống bánh tẻ, bánh răng bừa).
Bánh gio khi chín bóc ra phải có màu đỏ, bóng, hạt gạo chín nhuyễn, đặc biệt phải nổi hạt vừng.
Bánh gio khi chín bóc ra phải có màu đỏ, bóng, hạt gạo chín nhuyễn, đặc biệt phải nổi hạt vừng. Khi thưởng thức bánh, bánh dẻo, có vị hơi nồng nồng của nước gio, khi ăn cảm nhận được vị thanh mát nơi đầu lưỡi thì bánh mới đạt được tiêu chuẩn. Bánh gio chỉ nên vị khi ăn chung với mật mía đã nấu nóng chảy với mạch nha cùng vị cay cay của gừng.
Để đạt được những tiêu chuẩn như vậy là công sức, sự tỉ mỉ, khéo léo của những người nghệ nhân làm bánh, cũng như sự chăm chút đầy khéo léo cho sản phẩm của mình. Thế nên cho tới tận bây giờ, bánh gio Liên Trung không chỉ là đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người dân trong làng mà có cả trong mâm cỗ của những gia đình yêu thích món ăn dân dã, thơm ngon này.
Hà Linh