Bà bầu bị viêm gan B phải làm sao? Khi nhiễm bệnh, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nước tiểu vàng, da và mắt có màu vàng nhạt. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị bệnh nhưng không hề có triệu chứng nào khiến mẹ không biết được mình mắc bệnh cho tới khi đi khám bệnh.
Các con đường lây truyền viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây…
Có thể bạn quan tâm:
Bà bầu bị viêm gan B phải làm sao? Khi nhiễm bệnh, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nước tiểu vàng, da và mắt có màu vàng nhạt. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị bệnh nhưng không hề có triệu chứng nào khiến mẹ không biết được mình mắc bệnh cho tới khi đi khám bệnh.
Các con đường lây truyền viêm gan B
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Loại virus này sống chủ yếu trong máu và dịch sinh dục của người bệnh nên các con đường lây truyền của nó, bao gồm:
– Lây truyền từ mẹ sang con theo các hình thức: Virus truyền qua bánh nhau đã bị xơ hóa vào cuối thai kỳ, lây qua quá trình sinh nở khi thai nhi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của mẹ, hoặc trẻ bị dính máu mẹ trong quá trình được mẹ chăm sóc, cho bú.
– Lây khi truyền máu.
– Qua đường tiếp xúc với các dụng cụ dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…
– Do quan hệ tình dục với người có virus viêm gan B.
Những triệu chứng của bệnh viêm gan B
Khi nhiễm bệnh, mẹ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nước tiểu vàng, da và mắt có màu vàng nhạt. Tuy nhiên cũng có trường hợp bị bệnh nhưng không hề có triệu chứng nào khiến mẹ không biết được mình mắc bệnh cho tới khi đi khám bệnh.
Viêm gan B hầu như chỉ được phát hiện khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm máu và tiến hành kiểm tra chức năng gan. Chính vì vậy để không ảnh hưởng tới thai nhi, trước khi mang thai, mẹ vào bố nên đi khám tiền sản để tầm soát các nguy cơ bị bệnh và điều trị kịp thời nếu mắc phải nhé.
Nguy cơ lây nhiễm từ mẹ bầu bị viêm gan B sang thai nhi
Trường hợp mẹ bầu mang thai cũng nằm trong con đường lây truyền của virus viêm gan B nên thai nhi có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B từ người mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm này sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp:
– Nếu bà bầu bị viêm gan B trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%. Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì nguy cơ thai nhi bị bệnh là 10%. Còn khi mẹ bị nhiễm ở 3 tháng cuối thì khả năng đứa bé sinh ra bị viêm gan B lên tới 60 – 70%.
– Nếu người mẹ bị viêm gan B mà không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bênh lên tới 90%.
– Khi mẹ bầu bị viêm gan từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus từ mẹ.
– Trong trường hợp mẹ bầu bị viêm gan từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ (virus HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Khi mẹ bầu bị viêm gan B thì hầu như thai nhi không bị ảnh hưởng gì tới quá trình phát triển và virus viêm gan B cũng không gây dị tật như các virus sởi, rubella, cúm,… Chỉ khi mẹ bầu bị viêm gan B nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì mới có nguy cơ sinh non cao.
Bà bầu bị viêm gan B phải làm sao?
Ngay khi mẹ biết mình bị viêm gan B, hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để bác sĩ đề ra được các biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm nhé. Để hạn chế được sự phát triển của virus trong thai kỳ mà không phải dùng thuốc, có thể bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ globulin miễn dịch (HBIG). Đây là một loại kháng sinh giúp cơ thể chống lại những tác hại của virus lên cơ thể mẹ.
Trong thời gian mang bầu, mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh sử dụng những thức ăn gây hại cho gan như đồ uống có cồn, da mỡ động vật,… Còn về việc cho trẻ bú mẹ sau sinh, mẹ có thể duy trì nếu trẻ được tiêm đầy đủ huyết thanh đặc hiệu chống virus và vắc xin phòng bệnh viêm gan B.