Khi có biểu hiện mang thai, các mẹ bầu luôn muốn tìm hiểu phương pháp chăm sóc bản thân khoa học nhất. Điển hình như các vấn đề về:
Chế độ ăn khi mang thai
Mang thai nên ăn vặt gì
Mang bầu 8 tháng ăn gì
Mang bầu có nên ăn cà rốt không
Có nên ăn pizza khi mang thai không
Khám sức khỏe khi mang thai
Bà bầu làm việc nặng có an toàn không
Cùng nhiều vấn đề quan trọng khác
Và…
Có thể bạn quan tâm:
- Bà bầu uống trà kombucha có tốt không? 8 lợi ích và 4 tác hại bạn cần biết (2020 2021)
- Quan hệ tình dục qua hậu môn khi mang thai có an toàn không? 14 lời khuyên của bác sĩ (2020 2021)
- Chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không? 7 nguyên nhân gây tăng chỉ số này (2020 2021)?
- 16 điều bà bầu cần biết về dịch âm đạo khi mang thai (2020 2021)
- Bà bầu ăn củ từ được không?
Khi có biểu hiện mang thai, các mẹ bầu luôn muốn tìm hiểu phương pháp chăm sóc bản thân khoa học nhất. Điển hình như các vấn đề về:
Chế độ ăn khi mang thai
Mang thai nên ăn vặt gì
Mang bầu 8 tháng ăn gì
Mang bầu có nên ăn cà rốt không
Có nên ăn pizza khi mang thai không
Khám sức khỏe khi mang thai
Bà bầu làm việc nặng có an toàn không
Cùng nhiều vấn đề quan trọng khác
Và một trong những chủ đề được các mẹ bầu quan tâm nhất chính là massage tầng sinh môn. Vậy massage tầng sinh môn có tác động như thế nào đến sức khỏe bà bầu? Massage với tần suất như thế nào cho hợp lý? Làm thế nào để massage đúng cách, không gây viêm nhiễm? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây, và toàn bộ những vấn đề này sẽ được giải đáp.
Nội Dung Chính
-
Tầng sinh môn là gì?
Lợi ích của việc massage tầng sinh môn
Các bước massage tầng sinh môn cho bà bầu
Những lưu ý về việc massage tầng sinh môn
Tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là một bộ phận có chức năng quan trọng trong cơ thể người mẹ.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc tầng sinh môn là gì, nó nằm ở vị trí nào. Thì hãy đọc kĩ phần này để có được câu trả lời nhé. Thứ nhất, bạn sẽ thấy có một phần da nằm giữa âm đạo và hậu môn. Nơi ấy được gọi là tầng sinh môn của bà bầu.
Khi mẹ bầu chưa có em bé, vai trò của tầng sinh môn không được đề cao. Tuy nhiên, từ khi mẹ bầu mang thai, đặc biệt là chuẩn bị sinh thì tầng sinh môn lại có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp tăng tính linh hoạt của cơ, giảm khả năng phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường, giúp mẹ bầu đẻ dễ dàng hơn, … Do vậy nên việc massage tầng sinh môn được hết sức chú trọng giai đoạn mang thai.
Lợi ích của việc massage tầng sinh môn
Giảm khả năng tổn thương của cơ và mô
Đây là lợi ích thứ nhất của việc massage tầng sinh môn khi mang thai,
Nếu mẹ bầu dự định đẻ thường thì việc massage nên được ưu tiên hàng đầu. Vì trong quá trình đẻ thường, các cơ và mô phải hoạt động liên tục. Thậm chí là quá sức nếu em bé chơi trò ú tim mãi không chịu ra khỏi bụng mẹ.
Việc massage sẽ giúp các cơ và mô được thư giãn. Từ đó hạn chế tối đa được tình trạng tổn thương khi sinh con của các mẹ.
Giúp chuyển dạ dễ dàng
Bình thường, chuyển dạ là quá trình khá khó khăn, vất vả với chị em phụ nữ.
Chắc hẳn ai từng làm mẹ đều thấu hiểu sự đau đớn, khó chịu mà quá trình chuyển dạ mang lại. Nó khiến mẹ bầu đau âm ỉ, đau rớt nước mắt vì đây là thời khắc em bé chuẩn bị đòi ra.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chăm chỉ massage tầng sinh môn mỗi ngày thì sự đau đớn sẽ được giảm một cách đáng kể. Quá trình đau khi chuyển dạ sẽ giảm hẳn, và mẹ bầu cũng sinh con dễ dàng hơn.
Giúp bạn không bị rạch tầng sinh môn khi vượt cạn
Việc rạch tầng sinh môn sẽ khiến bà bầu vô cùng đau đớn.
Nhiều ông bố bà mẹ đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng để sinh con trai, sinh con gái. Tuy nhiên, làm thế nào để sinh con dễ dàng hơn và không bị rạch tầng sinh môn thì lại hiếm ai để ý tới.
Việc massage tầng sinh môn sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ phải rạch bộ phận này. Một khi được massage đều đặn, tầng sinh môn sẽ có tính đàn hồi. Do đó sẽ hỗ trợ tích cực cho mẹ bầu trong quá trình sinh con. Và thời lượng massage nên được tăng cường trong vòng 1 tháng trước ngày dự sinh. Vì lúc này vùng hậu môn, âm đạo sẽ tăng tính đàn hồi. Đồng thời, lượng máu ở khu vực đáy chậu cũng được cải thiện.
Giảm khả năng dùng các dụng cụ hỗ trợ sinh
Thai nhi có thể gặp rủi ro nếu giác hút can thiệp vào.
Nếu quá trình sinh diễn ra bình thường thì chỉ cần nữ hộ sinh. Tuy nhiên, khi bác sĩ cảm thấy mẹ bầu khó sinh thì sẽ dùng dụng cụ hỗ trợ. Có thể kể đến giác hút, forceps, … Nhưng, các dụng cụ này có thể làm con của bạn bị tổn thương. Ở mức độ nhẹ nhất thì chỉ ảnh hưởng đến làn da của em bé. Còn nặng hơn thì sẽ tác động trực tiếp đến cơ xương, não bộ, … Nhìn chung, nếu có thể thì không nên dùng các dụng cụ hỗ trợ sinh này.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ phải sử dụng các dụng cụ ấy? Bạn hãy tự giác massage tầng sinh môn mỗi ngày để dễ sinh hơn.
Giúp mẹ bầu không gặp phải biến chứng
Việc massage tầng sinh môn sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được các biến chứng không mong muốn.
Khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải vô vàn các bệnh lý như:
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh trĩ sau sinh
Bệnh phụ khoa khi mang thai
Tim đập nhanh khi mang thai
Chóng mặt khi mang thai
Đa xơ cứng khi mang thai
Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai
Mang bầu ra khí hư màu xanh
Táo bón khi mang thai
v.v …
Vậy làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mắc các bệnh này? Đáp án là hãy chú ý tới việc massage tầng sinh môn. Việc massage sẽ khiến ống sinh được giãn ra, bộ phận sinh dục không bị viêm nhiễm. Mà một khi em bé ra dễ dàng thì bạn cũng không gặp phải các vấn đề về bênh trĩ hay táo bón.
Giúp mẹ bầu mau chóng hồi phục sau khi sinh con
Đây là lợi ích quan trọng nhất của công đoạn massage tầng sinh môn cho mẹ bầu.
Sau khi sinh con, các mẹ bầu thường cảm thấy kiệt sức. Do đã mất quá nhiều sức lực trong quá trình rặn đẻ hay đau đớn khi sinh mổ mà đã hết thuốc tê.
Tuy nhiên, nếu tầng sinh môn được massage hằng ngày thì bạn sẽ nhanh hồi phục hơn những người khác. Có thể người ta mất cả tháng, nhưng bạn chỉ cần 2 tuần để các vết thương nhanh lành.
Các bước massage tầng sinh môn cho bà bầu
Massage tầng sinh môn cũng phải được thực hiện theo đúng tiến trình.
Có một số mẹ bầu nói rằng: Việc massage khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau tầng sinh môn. Tuy nhiên, nếu xảy ra hiện tượng đau, xót là do bạn chưa biết phương pháp massage chuẩn thôi. Nếu áp dụng đúng phương pháp, việc massage tầng sinh môn sẽ đem lại hiệu quả tích cực.
Bước 1: Quỳ xuống và mở rộng hai chân ra.
Bước 2: Đưa ngón tay vào vùng kín một cách từ từ, không mạnh tay. Chú ý đưa vào sâu khoảng 4 – 6 cm.
Bước 3: Tiếp theo bạn cần trượt dọc theo thành âm hộ về phía hậu môn. Bạn dùng hai ngón tay, căng vùng ấy ra. Căng cho đến khi nào cảm thấy hơi ngứa thì dừng lại. Và nếu đau, hãy điều chỉnh lại lực.
Bước 4: Xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút.
Những lưu ý về việc massage tầng sinh môn
Lưu ý trước khi massage tầng sinh môn
Trước khi massage, mẹ bầu hãy lưu ý một vài vấn đề dưới đây nhé.
Hãy nhớ cắt móng tay để không làm xước âm đạo lúc đang massage.
Nhà bạn cần có một chiếc gương vừa đủ để có thể nhìn đáy chậu qua gương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dầu bôi trơn chuyên dụng cho việc massage. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại dầu có thành phần tốt nhất cho mình.
Có nhiều cách để bạn dễ dàng sinh nở hơn. Cho nên, sau một hai lần áp dụng mà thấy đau đớn, không hợp thì không cần ép bản thân tiếp tục làm. Vì cố làm sẽ gây nên hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa.
Đặc biệt, nếu bạn từng sảy thai thì bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành massage.
Nên massage tầng sinh môn vào thời điểm nào?
Việc massage nên thực hiện vào lúc nào là tốt nhất?
Lưu ý thứ nhất là về thời điểm thực hiện việc massage. Bình thường, bác sĩ bao giờ cũng thông báo cho mẹ bầu ngày dự sinh. Tức là ngày mà y học dự đoán em bé sẽ chào đời. Và trước ngày dự sinh từ 4 – 5 tuần, bạn hãy thực hiện việc massage.
Hãy nhớ là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm. Và nếu cần thì nhờ người thân giúp, vì trọng lượng mẹ bầu sẽ không tiện cho việc tự làm.
Tần suất massage là bao nhiêu lần/ tuần?
Tần suất để massage tầng sinh môn là bao lâu?
Việc massage nên được thực hiện với thời lượng và tần suất phù hợp. Vì nhiều quá hay ít quá thì cũng không đem lại hiệu quả cao.
Bạn nên massage 7 lần/ tuần. Nếu sau cơ thể thích nghi được thì có thể tăng lên thành 14 lần/ tuần. Nghĩa là 2 lần/ ngày vào sáng và tối. Tuy nhiên, hãy nâng dần tần suất một cách từ từ để cơ thể kịp thích ứng.
Hy vọng cách massage tầng sinh môn mà chúng tôi giới thiệu sẽ hữu ích cho các mẹ bầu! Và hãy nhớ là trước khi định thực hiện bất cứ phương pháp gì, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh việc gặp biến chứng không đáng có. Vì sức khỏe của cả mẹ và con, mẹ bầu hãy cẩn thận mọi lúc, mọi nơi nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và sớm mẹ tròn con vuông!