Những loại rau củ quả tốt cho người bị bệnh Gout: Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. Điểm đặc thù của bệnh này là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Không điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới ở độ tuổi…

Có thể bạn quan tâm:

Những loại rau củ quả tốt cho người bị bệnh Gout: Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. Điểm đặc thù của bệnh này là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Không điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới ở độ tuổi trên 40….

Những loại rau củ quả tốt cho người bị bệnh Gout

Gout gây ra vì lượng uric acid trong máu tăng cao, có thể vì cơ thể sản xuất quá nhiều uric acid, hay vì sự xuất thải uric acid do thận bị suy giảm, hoặc vì cả hai lý do. Khi chất uric acid trong máu lên cao, tinh thể uric acid kết đọng ở khớp xương và gây ra viêm khớp. Chất uric acid là sản phẩm của quá trình chuyển hoá purines có trong thức ăn và phần lớn do chính cơ thể sản xuất. Chính vì vậy, người bệnh gout cần tránh các loại thực phẩm giàu purin như hải sản, phủ tạng động vật,… và nên ăn các thực phẩm có hiệu quả thải axit uric ra ngoài. Dưới đây là top thực phẩm người bệnh gout nên ăn để tình trạng bệnh thuyên giảm:
  • Cải bẹ xanh: Cải bẹ xanh có vị cay, đăng đắng (thường được gọi là cải đắng), lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối. Cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách. Theo Đông y cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật. Đặc biệt, loại rau nàygiúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Chính vì vậy, người bị gout nên dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước.
  • Dứa:Dứa là loại quả rất giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Không những thế, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout…
  • Rau cần:Rau cần trồng dưới nước có tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Rau cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Cả hai loại rau này đều đặc biệt tốt trong giai đoạn gout cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày.
Những loại rau củ quả tốt cho người bị bệnh Gout

Những loại rau củ quả tốt cho người bị bệnh Gout

  • Bắp cải: Bắp cải vốn được biết đến như là một loại rau thông thường, giá rẻ nhưng nó lại chứa những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời mà không phải ai cũng biết. Bắp cải là loại rau hầu như không có nhân purin rất giàu sinh tố C và có tác dụng lợi niệu. Bắp cải có thể giảm mức độ đau khớp của bạn trong bệnh gout và có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh. Người ta đã kiểm nghiệm và thấy rằng nếu dùng bắp cải thường xuyên, nguy cơ rối loạn chuyển hóa acid uric được hạ xuống. Không những vậy, bắp cải còn có tác dụng làm tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Do đó rất có lợi cho những người bị bệnh. Đó là vì trong bắp cải có chứa molybdenum và sulfur. Đây là hai chất điều chỉnh lại rối loạn chuyển hóa acid uric và có tác dụng tăng đào thải loại acid này ra ngoài. Bạn nên dùng sống thì tốt hơn cả. Nên dùng một cốc sinh tố mỗi ngày. Nếu như không dùng được dạng này, bạn có thể dùng dưới dạng trần, dạng luộc, tránh nấu kỹ.
  • Cà: Cà gồm các loại cà pháo, cà bát, cà tím… đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Ngoài ra, nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.
  • Súp lơ: Súp lơ là một loại thực phẩm giàu sinh tố C và chứa ít nhân purin. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng vitamin C có trong súp lơ cao hơn gấp 3 lần so với trong thành phần của trái cam. Nếu bạn bị bệnh viêm mạn tính có đau như viêm khớp hay gout, thì ăn súp lơ chính là một trong những giải pháp tốt nhất cho bạn bởi chúng chứa flavonoid kaempferol – là chất kháng viêm hiệu quả.
  • Củ cải trắng:  Củ cải là loại thực phẩm có tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong (gout) nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.
  • Bí xanh: Bí xanh tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố (đặc biệt là sinh tố C) và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
  • Nho: Nho là loại quả có tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin nên rất thích hợp cho những người bị bệnh gout.
  • Quả Anh Đào:Quả anh đào rất giàu vitamin C, một loại vitamin có thể làm giảm lượng axit uric trong máu. Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa kg anh đào sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Ở Việt Nam có thể thay thế loại quả này bằng quả sơ ri.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. điểm đặc thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Không điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới (trên 40).

Nguyên nhân?

Bệnh gout bị gây ra do quá nhiều axit uric trong máu (còn gọi là đa axit uric): trên 420 μmol/L (ở nam) hay 380 μmol/L (ở nữ). Đa axit uric thường thì vô hại, và đa số người có độ axit uric trong máu cao không phát triển thành bệnh gout. Nguyên nhân chính của chứng đa axit uric đôi khi không phát hiện được, mặc dù các yếu tố di truyền dường như cũng có ảnh hưởng. Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể (dài hình kim, đầu nhọn) tích tụ trong khớp xương. Bệnh gout hình như bộc phát không có nguyên nhân cụ thể, hoặc gây ra do:

– những điều kiện liên quan đến chế độ ăn và trọng lượng cơ thể như:

* béo phì (14kg trên mức cân lý tưởng)

* uống rượu, nhất là bia, từ mức trung bình đến rất nhiều (trên 2 ly/ngày đối với nam, 1 ly đối với nữ)

* chế độ ăn nhiều thịt và đồ biển (chứa nhiều purine)

* chế độ ăn kiêng rất ít ca-lô-ri

– trị liệu có thể làm tăng mức tập trung axit uric như:

* thường dùng aspirin hay niacin (1-2 viên/ngày)

* thuốc làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể (như thuốc xổ tiểu làm giảm huyết áp)

* trị liệu làm tế bào chết nhanh chóng (ví dụ, xạ trị điều trị ung thư)

* thuốc khống chế hệ miễn nhiễm như cyclosporine, dùng để ngăn cơ thể không phản ứng với 1 bộ phận ghép

– bệnh nặng hay các tình trạng sức khỏe như:

* sút cân nhanh, như ở các bệnh nhân trong bệnh viện thay đổi chế độ ăn hay thuốc uống.

* bệnh thận mãn tính

* cao huyết áp

* những điều kiện gây ra mức sản sinh tế bào bất thường như: psoriasis, multiple myeloma, hemolytic anemia, hay ung bướu

* nhiễm độc chì

* thiểu năng tuyến giáp

– giải phẫu

– sinh ra với tình trạng hiếm có gây cao axit uric trong máu. Những người bị hội chứng Kelley-Seegmiller hay Lesch-Nyhan bị thiểu năng 1 phần hay toàn phần trong 1 phân hóa tố giúp kiểm soát mức axit uric.

Những tinh thể kết tủa còn có thể gây ra 1 chứng khác, gọi là gout giả. Nhưng thay vì gồm có axit uric, tinh thể gout giả lại được tạo thành từ dihydrat pyrophosphat calci. Và trong khi gout giả có thể tấn công ngón chân cái, nó thường tấn công những khớp to như đầu gối, cổ tay, và khớp bàn chân (ở mắt cá)

Triệu chứng?

Bệnh gout thường phát ra sau 1 số năm tích tụ tinh thể axit uric trong khớp và các mô bao quanh. Triệu chứng bao gồm: nóng, đau, sưng, và rất mềm ở 1 khớp, thường là 1 ngón chân cái. Triệu chứng này gọi là podagra. Cơn đau bắt đầu trong đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm drap trải giường chạm nhẹ vào cũng đau không chịu nổi. Sự khó chịu tăng nhanh, kéo dài mấy giờ trong đêm rồi giảm trong 2-7 ngày sau đó. Khi cơn gout giảm, lớp da quanh khớp bị đau có thể tróc ra hay ngứa.

Các triệu chứng khác có thể gồm:

– da rất đỏ hay hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng.

– sốt

– cử động khớp hạn chế

Triệu chứng gout thay đổi.

– triệu chứng có thể có sau 1 cơn bệnh hay giải phẫu

– một số người có thể không bị gout với những cơn đau mà là gout mãn tính. Gout mãn tính ở những người lớn tuổi có thể ít đau hơn và có thể bị nhầm với các loại viêm khớp khác.

– bệnh gout có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Có thể không có những triệu chứng thông thường.

Đến lúc bạn thấy những triệu chứng của gout, thì axit uric đã tích tụ trong máu, và kết tủa axit uric đã có trong 1 hay nhiều khớp rồi. Ngón chân cái thường bị nhất; tuy nhiên, khớp bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay, và khuỷu tay cũng có thể bị. Sưng túi dịch đệm các cơ có thể thấy, nhất là ở khuỷu tay và đầu gối.