Theo số liệu thống kê mới nhất của IDF (Liên đoàn đái tháo đường thế giới) cứ 11 người trưởng thành (20 – 79 tuổi) lại có một người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, 70% người mắc bệnh tiểu đường chưa được chuẩn đoán. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường là gì? Ai là người có nguy cơ cao mắc căn bệnh quái ác này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời…

Có thể bạn quan tâm:

Theo số liệu thống kê mới nhất của IDF (Liên đoàn đái tháo đường thế giới) cứ 11 người trưởng thành (20 – 79 tuổi) lại có một người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó, 70% người mắc bệnh tiểu đường chưa được chuẩn đoán. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường là gì? Ai là người có nguy cơ cao mắc căn bệnh quái ác này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên một cách chính xác nhất.

9 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Đái tháo đường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bản thân người bệnh cũng như sức khỏe cộng đồng. Đa số những bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 – nghĩa là họ đã sống với bệnh tiểu đường một thời gian.

dấu hiệu tiểu đườngTiểu đường là chứng bệnh nguy hiểm đứng thứ 3 thế giới

Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh tiểu đường sớm là một điều vô cùng quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh. Dưới đây là 9 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, hãy cùng tham khảo để có những phát hiện và điều trị sớm nhất.

Thay đổi màu da

Những bệnh nhân mắc bênh đái tháo đường thường có những dấu hiệu như sạm da ở nếp gấp cổ hoặc trên đốt ngón tay. Đây là tình trạng do cơ thể kháng insulin gây ra.

Khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường

Một dấu hiệu khác mà người bệnh tiểu đường mắc phải là thường xuyên khát nước. Kèm theo đó là triệu chứng khô miệng. Càng khát, bệnh nhân càng uống nhiều nước nhưng không cảm thấy đỡ khát hơn mà thay vào đó là đi tiểu nhiều hơn.

đi tiểu nhiềuĐi tiểu đêm nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ

Đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang bị cạn kiệt. Dấu hiệu này thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn không rõ nguyên nhân

Nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không thể chuyển hóa glucose (một loại đường) và giải phóng năng lượng để sử dụng. Thay vào đó, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo, dẫn đến việc bạn bị giảm cân đột ngột.

Uể oải, mệt mỏi

Sự gia tăng đường huyết làm thận phải hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng cơ quan này bị tổn thương. Ngoài ra, do các cơ chế đào thải, khiến bệnh nhân đi tiểu nhiều làm mất nước (mất ngủ trong đêm). Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo.

Cảm thấy đói bụng

Đường huyết bị lưu lại trong máu và không thể giải phóng trở thành năng lượng. Vì vậy, cơ thể người bệnh luôn ở trong trạng thái thèm ăn, đặc biệt là thèm ngọt, ngay cả sau bữa ăn.

Thị lực giảm sút

Lượng đường trong máu cao có thể gây tác hại xấu đến dây thần kinh mắt, làm suy giảm thị lực.

Tê, ngứa ở bàn tay hoặc bàn chân

Tay và chân là các cơ quan ở xa tim, đường huyết cao làm nghẽn lượng máu lưu thông đến các cơ quan gây nên các triệu chứng như tê, cứng ở bàn tay hoặc bàn chân. Hiện tượng này kéo dài sẽ phá hủy hệ thần kinh và mạch máu ở các chi.

Chậm lành vết thương

Bạch cầu là thành phần quan trọng có nhiệm vụ tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và dọn dẹp những mô tế bào chết. Khi đường trong máu tăng, các tế bào bạch cầu trong máu dễ bị chèn ép, do đó cơ chế làm lành vết thương của cơ thể bị ức chế, dẫn đến tình trạng những vết thương chậm lành.

vết thương chậm lànhVết thương của người bệnh tiểu đường thường chậm lành do bạch cầu không hoạt động bình thường

Nhiễm trùng nấm men thường xuyên

Khi lượng đường trong máu của bạn cao, thận lọc không đủ tốt, thì lượng đường thừa sẽ bị tích tụ trong nước tiểu. Đường ở trong môi trường ẩm ướt là nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng, nấm men, đặc biệt ở nữ giới. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự kiểm soát đường huyết kém ở bệnh nhân đái tháo đường.

Nếu bạn mắc những dấu hiệu như trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để có những xét nghiệm kịp thời phát hiện bệnh và đưa ra phương án điều trị sớm nhất.

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người bị mắc bệnh tiểu đường, cao hơn gần 2 lần so với 10 năm trước đây (nghĩa là tăng 7,7% lên 14%). Tiểu đường là căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư.

Tiểu đường là một căn bệnh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như suy thận, tim mạch, thần kinh, biến chứng võng mạc,… Bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt cho đến khi chuyển biến nặng. Có đến 85% trường hợp mắc bệnh đái tháo đường không được phát hiện ra ở giai đoạn đầu.

Nếu bạn thuộc một trong năm nhóm người sau thì nên thận trọng và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu:

    Người béo phì, đặc biệt béo bụng, ít vận động: Khi lượng mỡ tích tụ ngày càng nhiều, cơ chế kháng insulin của cơ thể cũng gia tăng. Điều này khiến họ có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn bình thường.

người béo phìNgười béo phì, lười vận động có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn gấp 7 lần người bình thường

    Tiền sử gia đình có người bị bệnh tiểu đường: Nếu người thân trong gia đình đã từng bị đái tháo đường tuýp 2 thì bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi mức đường huyết để chủ động phòng ngừa và chẩn đoán bệnh.

    Người có huyết áp cao: Người bị đái tháo đường thường đi kèm với chứng huyết áp cao.

    Người có lượng cholesterol và tryglycerides cao: Bằng phương pháp xét nghiệm máu, bác sĩ có thể dễ dàng xác định nồng độ cholesterol HDL và triglycerides trong máu, từ đó nhanh chóng chẩn đoán bệnh và can thiệp kịp thời.

    Phụ nữ bị đa nang buồng trứng: những phụ nữ trẻ, béo, bị rối loạn kinh nguyệt và bị đa nang 1 hoặc 2 bên buồng trứng dễ có hiện tượng kháng insulin nên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo cao hơn bình thường.

Để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, bạn nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện sớm các chứng bệnh và can thiệp kịp thời.