Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai: Khi mang thai, theo từng giai đoạn thai nhi phát triển ngày càng to, nhất là ở thời kỳ cuối đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Kèm theo đó, vấn đề táo bón ở phụ nữ mang thai thường xuyên xảy ra và kéo dài…

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai: Khi mang thai, theo từng giai đoạn thai nhi phát triển ngày càng to, nhất là ở thời kỳ cuối đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Kèm theo đó, vấn đề táo bón ở phụ nữ mang thai thường xuyên xảy ra và kéo dài khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.

Bệnh Trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh của vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc khá cao, nữ nhiều hơn nam. Theo TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng, cho biết, tỷ lệ mắc trĩ ở nước ta hiện nay lên tới 35 – 50%. Theo một nghiên cứu mới đây của Hội ở các tỉnh phía Bắc, có tới 55% dân số mắc trĩ. Vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Trĩ là một căn bệnh gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những ai không may mắc phải. Người bệnh sẽ không muốn tham gia vào các hoạt xã hội, sinh hoạt thường ngày, giảm sự tự tin, giảm ham muốn tình dục và dễ trở nên cáu kỉnh.

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân gây bệnh

Khi mang thai, theo từng giai đoạn thai nhi phát triển ngày càng to, nhất là ở thời kỳ cuối đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Kèm theo đó, vấn đề táo bón ở phụ nữ mang thai thường xuyên xảy ra và kéo dài khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. Mặt khác, trong quá trình sinh con, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Cộng với việc rặn đẻ làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài… Ngoài ra, bệnh trĩ cũng có thể có nguyên nhân từ việc:

  • Tắm gội không thường xuyên: Chất thải cần phải được loại bỏ khỏi cơ thể chúng ta hàng ngày. Khi chúng ta không thường xuyên tắm cơ thể của chúng ta có thể bị táo bón và dẫn đến bệnh trĩ. Thiết lập một thời gian yên tĩnh thường xuyên mỗi ngày để thư giãn, bước vào phòng tắm, tận hưởng nhưng giây phút sảng khoái và không quá chăm chú vào bất cứ công việc gì mà quên… tắm.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Khẩu phần ăn của mỗi người đều cần phải có đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ có thể thu nạp thông qua có trái cây và rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, đỗ… Dinh dưỡng hợp lý hàng ngày là một trong những cách tốt nhất để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và tránh được bệnh trĩ.
  • Căng thẳng: Căng thẳng tinh thần quá mức chắc chắn sẽ gây khó khăn lên tất cả các bộ phận của cơ thể, và là một nhân tố góp phần gây ra bệnh trĩ. Căng thẳng tinh thần làm tăng huyết áp, và do đó huyết áp được tăng xung quanh khu vực hậu môn, gây ra trĩ. Hãy thư giãn, giải tỏa tinh thần sau một ngày làm việc mệt mỏi, đừng bao giờ quá căng thẳng, và bạn sẽ tránh được rất nhiều bệnh tật, không chỉ bệnh trĩ.

Triệu chứng bệnh trĩ:

Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ như:

  • Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
  • Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
  • Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
  • Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.

Cách phòng bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả?

Trước hết, trong quá tình mang thai cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả. Hạn chế ăn muối, đường, không sử dụng các thức ăn có chất kích thích… tránh để tình trạng táo bón kéo dài. Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước. Tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục phù hợp. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn hạn chế táo bón.

Tránh ngồi quá lâu nhất là ngồi xổm, hoặc đứng trong thời gian dài sẽ làm tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, mỗi giờ bạn nên đứng dậy và đi lại khoảng vài phút. Tại nhà, bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái khi đi ngủ, nằm đọc sách hay xem tivi để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và giúp tăng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể. Tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, không được nín, nhịn. Tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

Theo BS. Lân, nguyên nhân gây bệnh trĩ thường do tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Chính vì thế, với người chưa mắc bệnh hoặc với bệnh nhân đã điều trị trĩ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh trĩ, phòng trĩ tái phát như:

  • Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
  • Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.
  • Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
  • Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

Để chữa bệnh trĩ, BS. Lân khuyến cáo nên kết hợp bằng YHCT kết hợp y học hiện đại. Ngoài ra, có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống táo bón, bền tĩnh mạch trĩ, phòng trĩ tái phát hiệu quả… nhưng phải có tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng. Không nên dùng thuốc theo mách bảo, không rõ nguồn gốc tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Chúc các mẹ có một sức khoẻ thật tốt trong suốt quá trình mang thai và đừng quên truy cập MecuBen.com thường xuyên để cập nhật thêm các kiến thức sức khoẻ phụ nữ cũng như sức khoẻ cho bà bầu nhé!