Nên cho bé ăn sữa chua hay không? Sữa chua nào tốt nhất? Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ. Bé từ 6 tháng…

Có thể bạn quan tâm:

Nên cho bé ăn sữa chua hay không? Sữa chua nào tốt nhất? Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau: 6 – 10 tháng: 50g/ngày. 1 – 2 tuổi: 80g/ngày. Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Có nên cho bé ăn sữa chua?

  • Sữa chua là nguồn thực phẩm rất tốt cho trẻ vì sữa chua có tính acid cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Ngoài ra sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong sữa chua chứa calo, có chất đường, chất đạm, chất béo, canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ.

Khi nào là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua?

Phần lớn các bác sĩ nhi khoa đều khuyên các bà mẹ cho bé ăn vào thời điểm bé được 7- 8 tháng tuổi. Một số bác sĩ khác khuyên cho bé ăn sữa chua như một trong những món ăn dặm đầu tiên (vào thời điểm 6 tháng trở lên). Chọn loại sữa chua nguyên kem cho bé là tốt nhất, vì bé cần chất béo để phát triển đầy đủ. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau: 6 – 10 tháng: 50g/ngày. 1 – 2 tuổi: 80g/ngày. Trên 2 tuổi: 100g/ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho trẻ

  • Phân biệt rõ chủng loại: hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều sản phẩm sữa chua dạng nước. Thành phần chủ yếu của thức uống này là sữa bò hoặc bột sữa, đường acid chua, acid chanh hoặc acid táo, hương liệu, chất bảo quản. Nhưng những loại sữa này lại không hề có tác dụng bảo vệ sức khỏe như sữa chua. Vì vậy, hãy nên chọn lựa kỹ trước khi mua.
  • Dùng sau bữa ăn: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 5,4, khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ = 2, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt, giảm tác dụng đối với cơ thể. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH có thể tăng lên từ 3 – 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động. Súc miệng ngay sau khi ăn: do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ. Vì vậy, nên súc miệng ngay sau khi ăn.
  • Không nên dùng nóng: khi dùng nóng hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua, sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động. Vì vậy, sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa cũng giảm đi đáng kể.
  • Không dùng chung với các loại thuốc khác: các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Sữa chua với sức khỏe trẻ em

  • Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn có khả năng phòng và điều trị một số bệnh. Sữa chua có tính acid cao (với độ pH thấp khoảng 4,2) nên có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ acid trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn.
  • Trong thành phần sữa chua, các chất như: protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.
  • Sữa chua có một giá trị dinh dưỡng khá đáng kể: trong 100g sữa chua chứa khoảng 100Kcal (bằng khoảng ½ chén cơm hay 2 trái chuối xanh), có chất đường (15,4g), chất đạm (3,1g), chất béo (3g), canxi và một số loại vitamin. Một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ…

Những loại thực phẩm không nên dùng chung với sữa chua

  • Để sữa chua phát huy tác dụng chăm sóc sức khỏe các bé yêu, bạn không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp với một số kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua; Cũng không nên dùng chung sữa chua với những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đông lạnh chế biến từ vì chúng có thể gây táo bón, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí tử vong, rất nguy hiểm đấy nhé.

Không nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn

  • Đừng vì sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng, lạnh bụng mà bạn ngâm sửa chua qua nước sôi nóng hoặc hâm nóng sữa chua trong lò vi ba, lò vi sóng nhé bởi như thế các vi khuẩn có lợi mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng. Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút như hướng dẫn ở trên hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi: 1 lạnh trong 15 phút để sữa chua nguội đều trước khi cho bé sẽ dụng nhé.

Cách làm sữa chua dẻo và mịn cho bé các mẹ có thể tham khảo:

Nguyên liệu:

– 1 hũ sữa chua cái 200gr
– 80ml sữa đặc
– 300ml sữa tươi không đường
– 100ml whipping cream (nếu không có whipping cream bạn dùng 350ml sữa tươi.)
– 4 lá gelatin (7gr)
– 50ml nước sôi.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 1

Thực hiện:

Bước 1: Lá gelatin ngâm vào nước đá lạnh khoảng 10 phút.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 2

Bước 2: Sữa đặc cho ra tô nhỏ, sau đó đổ nước sôi vào hòa tan.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 3

Bước 3: Tiếp theo vớt lá gelatin vắt bớt nước cho vào khuấy đều.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 4

Bước 4: Sữa tươi và whipping cream cho vào âu hòa tan. Sau đó bạn đổ tô sữa đặc  vào hòa chung.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 5

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 6

Bước 5: Cuối cùng cho hũ sữa chua cái vào nhẹ nhàng khuấy đều. Lược hỗn hợp này qua rây cho sữa mịn màng.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 7

Bước 6: Đổ sữa vào từng hũ nhỏ hay chén thủy tinh, đậy nắp lại. Xếp các hũ này vào khay, phủ khăn ấm vắt khô lên khay sữa.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 8

Bước 7: Để khay sữa vào lò nướng khoảng 7-8 tiếng cho sữa lên men.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 9

Sau đó mới cho vào ngăn mát tủ lạnh cho sữa cứng hơn.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 10

Làm như thế là bạn đã hoàn thành xong món sữa chua dẻo. Khi ăn, cắt sữa chua thành các miếng vừa ăn rồi cho ra bát hoặc ly, ăn kèm cùng với hoa quả rất tuyệt.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 11

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 12

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 13

Món sữa chua dẻo sẽ là đồ ăn giải nhiệt những ngày nắng khá thú vị đấy.

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 14

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 15

Cách làm sữa chua dẻo đầy hấp dẫn - 16

Chúc bạn thành công với cách làm sữa chua dẻo thanh mát, ăn kèm hoa quả giải nhiệt nắng hè!

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, tạo nền tảng để các bé yêu phát triển toàn diện, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cùng với những nguyên tắc, những lưu ý làm sao cho bé ăn đúng cách, hấp thu các dưỡng chất một cách tốt nhất, hiệu quả nhất và 6 lưu ý cần nhớ khi cho trẻ ăn sữa chua trên đây cũng đống một vai trò hết sức quan trọng mà các bạn cần tìm hiểu bởi sữa chua chính là thực phẩm rất thiết thân đối với mỗi bé yêu trong quá trình phát triển đấy nhé. Chúc bạn áp dụng thành công và luôn biết cách xây dựng cho các bé nền tảng phát triển tốt mỗi ngày. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho các mẹ trong việc chăm sóc bé và đừng quên đón theo dõi các bài viết mới và đồng hành cùng MecuBen.com nhé!