Đau bụng dưới khi mang thai là gì? làm sao để phòng tránh? Mang thai đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau. Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần…

Có thể bạn quan tâm:

Đau bụng dưới khi mang thai là gì? làm sao để phòng tránh? Mang thai đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau. Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần đầu tiên mang thai, chưa có những trải nghiệm về thai kỳ.

  • Bà bầu bị đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu
  • 8 triệu chứng mang thai tuần đầu tiên bạn nên biết
  • Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?

Vì sao bà bầu hay bị đau bụng dưới khi mang thai?

Mang thai đau bụng dưới là lo lắng của rất nhiều bà bầu. Cứ 10 bà bầu đau bụng thì đến 9 người vội vàng đi tìm bác sĩ sản (hay đến cơ sở khám sản khoa), bởi các bà đều lo sợ khi bụng có cảm giác đau. Trên các diễn đàn, mang thai tháng đầu đau bụng dưới là chủ đề được nhiều bà bầu quan tâm, nhất là những bà bầu lần đầu tiên mang thai, chưa có những trải nghiệm về thai kỳ.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu không nên quá lo lắng khi thấy đau bụng râm râm trong tháng đầu mang thai. Bởi mang thai tháng đầu đau bụng dưới là dấu hiệu thai đang làm tổ. Đó là hiện tượng hết sức bình thường.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới có cảm giác tưng tức khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén và nôn ọe.

Mang thai tháng đầu đau bụng dưới như thế nào là nguy hiểm?

Đau bụng dưới khi mang thai là gì? làm sao để phòng tránh?

Tuy nhiên, đối với nhiều bà mẹ, đôi khi đau bụng có thể là dấu hiệu của chứng bệnh nghiêm trọng, nên nếu bạn thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào dưới đây thì hãy đi khám ngay lập tức.

  • Tiền sản giật: Đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác.
  • Mang thai ngoài dạ con: Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng của bạn.
  • Sẩy thai: Co thắt vùng bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm hộ.
  • Sinh non: Trong khoảng từ tuần thứ 20 – 36, đau hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con.

Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại. Nhưng chỉ có bạn mới là người hiểu rõ cơ thể của mình hơn ai hết, nên nếu những cơn đau làm bạn lo lắng thì bạn cần tham vấn bác sĩ ngay. Ngay cả khi rốt cuộc bạn chỉ bị chứng khó tiêu, thì bạn vẫn nên “cẩn tắc vô áy náy” để sau này không phải ân hận.

Thai nhi tháng thứ 9 phát triển như thế nào?

a Tăng cân chậm hoặc bị sút cân

Trong tháng thứ 9, bé sẽ tăng thêm vài chục gram nhưng cân nặng của mẹ lại tăng khá chậm. Một số trường hợp, mẹ bị sút cân nhẹ. Tình trạng này có thể liên quan đến dấu hiệu thiếu nước ối. Khả năng tái tạo nước ối giảm, cộng với tiểu rắt, khiến lượng nước trong cơ thể mẹ tạm thời bị sụt theo. Kết quả, mẹ có thể bị giảm cân nhẹ.

b. Thay đổi tần suất đạp của thai

So với tháng thứ 8, bây giờ, bé có thể đạp ít hơn nhưng không có nghĩa là bé bị yếu đi. Bạn dễ dàng cảm nhận được những cú đá mạnh của bé ở xương sườn và bụng. Thỉnh thoảng, chân và tay của bé như chạm tới tử cung của mẹ.

c. Những cơn đau khác

Đầu của bé chèn ép lên dây thần kinh và các mạch máu ở khung xương chậu. Nó có thể gây “chuột rút” ở vùng đùi. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng khiến các dây chằng bị yếu đi. Do đó, thai phụ sẽ cảm thấy đầu gối và khuỷu tay yếu ớt, nhất là khi phải xách đồ hoặc phải di chuyển nhiều.

Những rắc rối khác: Chứng thở ngắn, khó thở và ợ nóng có thể sẽ quay lại. Bên cạnh đó, dưới sức ép của thai lên bàng quang, chứng tiểu rắt sẽ gia tăng. Thai phụ cũng phải đối mặt với chứng táo bón và phù.

d. Áp lực ở xương chậu

Khi bé “tụt” xuống phía dưới xương chậu, thai phụ sẽ cảm nhận được nhiều cơn đau nhói ở xương sống hoặc xương chậu, gây khó khăn khi đi lại. Sang tháng thứ 9, các cơn đau gia tăng ở xương chậu thường do dây chằng vùng này bị kéo căng ra, chuẩn bị cho cơn chuyển dạ.

Cơn đau sẽ dịu đi nếu bạn thường xuyên thay đổi vị trí. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì luyện tập hàng ngày. Nếu cơn đau khiến bạn không thể đi bộ hoặc luyện tập, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Khó chọn được vị trí ngủ ngon: Cùng với khó khăn khi ngồi, đứng, thai phụ còn gặp rắc rối khi nằm. Nhiều phụ nữ loay hoay cả đêm mà không tìm được tư thế ngủ thích hợp. Do đó, những giấc ngủ trưa ngắn, thường xuyên rất cần thiết để bạn nạp lại năng lượng trong ngày.

Những điều cần lưu ý khi mang thai tháng cuối

Tình dục và vấn đề chuyển dạ sớm: Nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy rằng, nhóm bà bầu quan hệ vợ chồng sau tuần thứ 36 sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm gấp 2-5 lần nhóm bà bầu ‘cai yêu’ vào thời điểm này.

Bác sĩ cho rằng, nguyên nhân là vì tinh trùng chứa một chất tên gọi là prostaglandin. Khi chất này kết hợp với một loại hormone được thải ra trong quá trình “giao ban” sẽ tác động đến sự co bóp dạ con, gây chuyển dạ sớm.

Bà bầu bụng to nên cẩn thận khi tự di chuyển bằng phương tiện 2 bánh: Khi bụng bầu mỗi ngày một lớn, bạn sẽ dễ mất khả năng giữ thăng bằng khi đi xe máy hay xe đạp. Do vậy, nguy cơ bị ngã xe ở bà bầu là rất cao nên bạn hết sức cẩn thận khi di chuyển bằng những phương tiện này.

Đau bụng dưới khi mang thai là gì?

Dù đau bụng dưới là dấu hiệu đầu tiên cho thấy thai nhi đang gặp nguy hiểm, thế nhưng các triệu chứng sảy thai thường đi kèm với các dấu hiệu khác, vì thế đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe mẹ nhé.

Những dấu hiệu bình thường

  • Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai trong những tháng đầu tiên là bình thường. Trong tháng đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận rõ những cơn đâm lâm râm, đây là dấu hiệu cho biết thai nhi đang bắt đầu làm tổ, nhất là khi thai đã bám vào tử cung, cảm giác này càng rõ ràng hơn. Các cơn đau xuất hiện cũng có thể là do cơn ốm nghén đang “hoành hành”. Và thường thì tình trạng này sẽ giảm dần sau 2-3 ngày.
  • Vào những tháng về sau, các cơn đau vẫn có thể xuất hiện trở lại do sự căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn. Mẹ bầu thường hay cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

Khi nào thì các cơn đau trở nên bất thường?

Những cơn đau bụng sẽ trở nên bất thường và trở nên nguy hiểm khi nó đi kèm với các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang mang thai ngoài dạ con.
  • Đau bụng từng cơn, cảm giác đau không có xu hướng giảm, nhưng lại tăng lên, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục. Đây là những dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy thai. Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Hy vọng với bài viết trên đây, các mẹ bầu đã biết cách hạn chế và phòng tránh đau bụng dưới khi mang thai, nếu bạn đang có kế hoạch sinh con năm 2021 – 2021 hoặc sinh con năm 2021 – 2021, đừng quên xem cách đặt tên con sinh năm 2021 – 2021 theo phong thuỷ của Baophunuso.com nhé!