Cách nhận biết và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng: Dấu hiệu nào cho thấy một người mắc bệnh tay chân miệng? Bệnh có thể gây biến chứng gì? Khi nào cần đưa người bệnh đến điều trị tại các cơ sở y tế? Người dân cần làm gì để phòng tránh mắc bệnh? Cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để người bệnh chóng bình phục? Hãy cùng MecuBen.com tìm hiểu về ‘Cách đơn giản phòng bệnh tay…
Có thể bạn quan tâm:
Cách nhận biết và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng: Dấu hiệu nào cho thấy một người mắc bệnh tay chân miệng? Bệnh có thể gây biến chứng gì? Khi nào cần đưa người bệnh đến điều trị tại các cơ sở y tế? Người dân cần làm gì để phòng tránh mắc bệnh? Cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để người bệnh chóng bình phục? Hãy cùng MecuBen.com tìm hiểu về ‘Cách đơn giản phòng bệnh tay chân miệng’ nhé!
Xem thêm địa chỉ khám da liễu uy tín, khám tổng quát và khám nhi khoa ở HCM
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Trước tiên xin hỏi ThS. BS Nguyễn Quốc Thái: Thưa ThS.BS, nguyên nhân chính nào khiến càng ngày càng có nhiều người dễ mắc bệnh Tay chân miệng (TCM) đến vậy?
ThS. BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh tay chân miệng là bệnh có tổn thương mụn nước ở tay, chân và miệng. Còn căn bệnh kèm theo biến chứng như phù phổi, dẫn đến tử vong bắt đầu được ghi nhận từ năm 1998 ở Đài Loan. Căn nguyên cuối cùng là 1 nhóm vi-rút lây qua đường tiêu hoá.
Biểu hiện: sốt nhẹ, mụn nước ở miệng, lòng bàn tay, chân… Sau đó người bệnh có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi. Những năm gần đây ngày càng có nhiều tin về dịch bệnh, tại sao vậy? Đó là do cách lây truyền nằm ở thói quen ăn uống, không rửa tay trước khi ăn, vệ sinh cá nhân,… khiến bệnh dễ lây lan. Với thời gian, vi-rút có sự thay đổi về cấu trúc, tạo nên các chủng mới và gây bệnh mạnh hơn chủng cũ. Đó là lý do càng ngày càng có nhiêu người bị bệnh này.
Bác sĩ cho tôi hỏi những bệnh tay chân miệng ở trẻ thường lây nhiễm qua những đường nào? Phải phòng bệnh như thế nào để giảm thiểu bệnh xâm nhập vào cơ thể?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Đường lây là đường tiêu hoá, thông thường tay có mầm bệnh, đưa lên miệng khiến lây bệnh. Trong trường hợp này, vệ sinh sau khi đi ngoài chưa tôt, dính vào tay người lành làm lây bệnh.
Cách phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Con em được 2 tháng tuổi. Trong miệng bé có xuất hiện những vết mụn màu đỏ, ở môi và có 1 mụn ở hàm trên gần họng. Cháu sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 thì bị sốt 2 ngày, sau khi hết sốt cháu bị ho và thở có tiếng khò khè do có đờm trong cổ. Đến nay cháu bị ho 3 ngày rồi và trong miệng cháu xuất hiện nốt đỏ được 2 ngày, hiện giờ thì cháu không bị sốt. Xin hỏi Bác sĩ liệu cháu có bị bệnh tay chân miệng không ạ?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Lời khuyên của tôi là chị nên cho cháu đi khám. Còn tôi xin chia sẻ bệnh tay chân miệng bắt đầu bằng sốt. Sau đó, trẻ bắt đầu mọc tổn thương da. Đây là những biểu hiện cơ bản của bệnh. Còn cháu này thì triệu chứng không rõ ràng. Giả dụ cháu bị TCM, nếu cháu hết sốt 48h thì k cần tái khám.
MC: Thưa bác sĩ, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh TCM là thường nổi vết loét quanh miệng. Vậy Bác sĩ cho tôi hỏi: Làm thể nào để phân biệt viêm loét miệng với những vết loét ở trẻ mắc bệnh Tay Chân Miệng?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh hay gặp nhất là do herpes gây ra, do tiếp xúc da với da. Với tổn thương như vậy thì người bệnh cảm thấy đau rát nhưng k sốt. Bên cạnh đó có dạng nữa là loét miệng, phải dùng thuốc giảm đau tại chỗ. Trong bệnh TCM có triệu chứng ở lòng bàn tay, bàn chân, giúp phân biêt với các bệnh khác. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cần phải được theo dõi.
Triệu chứng & phòng tránh bệnh tay chân miệng
Thưa ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, bệnh tay chân miệng với biểu hiện ban đầu giống như các triệu chứng sốt thông thường, vì vậy nhiều người dân vẫn chủ quan cho con uống thuốc và điều trị hạ sốt đơn thuần tại nhà. Vậy thời điểm nào nên đưa trẻ đến bệnh viện để tránh những biến chứng khôn lường thưa bác sĩ?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Ở Việt Nam có nhiều bệnh gây sốt, khiến rất khó phân định nguyên nhân. Các bậc cha mẹ nên tin vào hệ thống y tế. Nếu trẻ sốt nên cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt để có tư vấn chính xác, khi nào cần đưa đến khám lại khi nào. Ở bệnh TCM, các cháu sốt hơn 39 độ, giật mình thì đưa cháu đi khám lại ngay. Ngoài ra, nếu trẻ rối loạn nhịp thở, vã mồ hôi thì phải đưa đi khám ngay.
Cháu gái tôi năm nay 2 tuổi. Khoảng 10 ngày nay trên chân (bàn chân, đầu gối), tay (kẽ tay, bắp tay), mông, háng của cháu xuất hiện các mụn nước nhỏ. Khi tắm hoặc cháu dùng tay chà vào thì mụn vỡ ra, hôm sau tạo thành vết loét khoảng 5mm. Cháu vẫn ăn uống và sinh hoạt vui chơi bình thường, có sốt nhẹ nhưng khi mẹ cháu cho uống nước cam thì cháu hạ sốt ngay. Gia đình nghi ngờ cháu bị tay chân miệng hoặc thủy đậu. Xin Bác sĩ tư vấn giúp ạ!
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Triệu chứng này tôi nghĩ nhiều về bệnh thuỷ đậu. Nếu có nhiều lứa tuổi tổn thương trên da thì có thể là thủy đậu. Còn TCM thì chủ yếu mọc ở tay, chân. Bệnh thuỷ đậu cũng khá lành tính, chỉ cần chăm sóc nếu trẻ ngứa ngáy thì dùng thuốc sát khuẩn. Cần giữ sạc tổn thương trên da để tránh nguy cơ bội nhiễm.
Tôi được biết tháng 9 là tháng cao điểm của bệnh TCM và hiện số lượng bệnh nhân mắc bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Con tôi đang học mẫu giáo lớn, lớp cháu có hơn 30 bạn, một vài trong số đó từng bị TCM và đã được nghỉ ở nhà điều trị. Vậy tôi phải phòng ngừa bệnh TCM cho con tôi như thế nào? Tôi có nên mua các loại vitamin uống bổ sung để tăng sức đề kháng không? Thực phẩm nào tốt cho việc phòng bệnh TCM? Cám ơn bác sĩ.
TS. Từ Ngữ: Để đề phòng bệnh tay chân miệng thì đây là lúc chuyển mùa, làm cơ thể yếu đi, rồi một lớp 30 cháu thì việc chăm sóc từng cháu cũng khó. Các cháu bệnh cần cách ly, còn các cháu khoẻ phải tăng cương thể trạng. Hiện nay ở Việt Nam đang lạm dụng sữa nhưng lúc này phải tăng cường sữa cho cháu và các thực phẩm hỗ trợ việc chống nhiễm khuẩn và giàu kẽm.
Có nhiều trường hợp trẻ bị TCM nặng phải nhập viện để đều trị. Vậy để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện thì các bậc phụ huynh cần phải làm gì ạ?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Khi tiếp nhận trường hợp bệnh này thì phải xếp 1 khu riêng để xử lý. Trước và sau khi chăm sóc các cháu đều phải rửa tay. Ngoài ra hạn chế người ra vào, xử lý chất thải và phòng hộ cho người nhà và nhân viên y tế. Còn đối với các bé đang ở độ tuổi đi nhà trẻ, để các bé mẫu giáo tuân thủ vệ sinh rất khó nên cha mẹ cố gắng bảo ban để các cháu có thói quen rửa tay để trẻ k bị bệnh qua đường tiêu hoá.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng?
Trong khi chưa có vắc-xin phòng bệnh thì hằng ngày chúng ta cần lưu ý chế độ ăn uống như thế nào để có sức đề kháng tốt trước các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh tay chân miệng?
TS. Từ Ngữ: Vấn đề vệ sinh cực kỳ quan trọng nhưng lại bị quên lãng. Dinh dưỡng là một loại vệ sinh, không khí cũng vậy. Vệ sinh chung và vệ sinh cá thể phải cân bằng. Thứ nhất, đừng để ô nhiễm vào trong cơ thể người. Thứ 2 là nâng cao thể trạng bằng tập luyện và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, tập thể dục không đúng cách lại có hại.
Xin hỏi TS. Từ Ngữ, khi xuất hiện các vết loét do bệnh tay chân miệng gây ra, thì trẻ rất biếng ăn vì rất đau. Vậy thức ăn cần được chế biến như thế nào để trẻ hấp thu được ạ?
TS. Từ Ngữ: Các cháu bị nhiễm khuẩn thường cơ thể có nhu cầu cao hơn, và các cháu không ăn được. Cho nên, có mấy cách giải quyết nhưng rất khó. Các bà mẹ phải dỗ được con ăn. Thứ 2, là món ăn trẻ yêu thích phải cho trẻ ăn. Thứ 3, phải lỏng hơn, dễ ăn hơn nhưng đậm độ phải cao. Thứ 4, phải chia nhỏ bữa ăn để cung cấp đây đủ dinh dưỡng cho bé, trẻ đang bú mẹ phải cho bú mẹ. Còn trẻ khác thì bổ sung thực phẩm bổ hơn bình thường. Để khỏi nhanh hơn phải bù đủ nước. Ngoài ra, nên cho trẻ ăn đồ nguội, và không quá chua…
Các vết loét của tay chân miệng không để lại sẹo, nhưng để bệnh nhanh khỏi là nhờ các nhóm vitamin. Ngoài vitamin nhóm B, PP, thì hàm lượng protein phải đủ và các chất như kẽm để giải quyết căn bệnh này. Nói cách khác nên ăn nhóm rau quả, sữa có rất nhiều vitamin C và protein.
Xin hỏi TS. Từ Ngữ, ở các cấp độ khác nhau của bệnh sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Vậy chế độ dinh dưỡng ở các cấp độ của bệnh thì nên thế nào cho phù hợp ạ? Trẻ em thì nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm nào để nhanh lành các vết thương và nên hạn chế thực phẩm nào để hạn chế kích ứng ngứa, đau?
TS. Từ Ngữ: Ở độ 1, 2 thì có thể áp dụng quy tắc đã nói, còn độ 3, 4 thì phải nuôi qua đường tĩnh mạch. Đó là cả 1 vấn đề về việc ăn điều trị. Hiện việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch còn khá hạn chế. Với trẻ nhỏ, phải nấu mềm, giàu protein thì có thể ăn qua ống thông, còn nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch phải phụ thuộc và xét nghiệm và có chỉ định của bác sĩ.
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Ăn qua ống thông là chúng ta luồn 1 ống từ mũi, miệng vào dạ dày trẻ, đến giờ ăn là bơm cho trẻ. Còn nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch chỉ ở thứ yếu.
Với những trẻ bị tay chân miệng, đặc biệt khi mụn trên da bắt đầu vỡ ra, đồng nghĩa với việc rất dễ nhiễm trùng, chắc hẳn cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn đúng không ạ? Trong những trường hợp nguy kịch này, cần có những lưu ý đặc biệt nào về dinh dưỡng không ạ?
TS. Từ Ngữ: Lúc này, vitamin rất có giá trị trong việc hỗ trợ chống bội nhiễm và lành bệnh nhanh hơn.
Con gái tôi được 13 tháng tuổi. Tháng trước cháu bị TCM, đang bị bệnh TCM, khi bắt đầu phát bệnh, cháu bị phồng rộp ở lòng bàn chân, lan lên đùi, mông, rồi lên miệng, co giật từng cơn. Hiện các bác sĩ đang điều trị rất chu đáo tuy nhiên, cháu không chịu ăn vì miệng bị lở loét. Vậy xin TS tư vấn cho tôi nên cho bé ăn những loại thực phẩm nào và chế biến chúng ra sao để bé hấp thụ được và sớm hồi phục. Tôi xin cảm ơn.
TS. Từ Ngữ: Cháu có thể ăn qua đường miệng dù đau rát. Nếu không thể thì phải nuôi qua đường ống thông. Nhưng trong trường hợp này nên cho, ăn theo đươ ngf tự nhiên, nấu lỏng, giàu dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước, nhất là nước hoa quả ép. Cho nên, chúng ta có thể dùng 1 phần sữa đậu nành để cân bằng với nước ép hoa quả.
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Để tạo thuận lợi cho các cháu khi ăn, chúng tôi bôi thêm các loại gel gây tê, giúp các cháu ăn dễ dàng hơn.
Khi trẻ cứ ăn vào là nôn ra thì cần cung cấp thực phẩm gì để trẻ dễ tiêu hóa? Các loại sữa có phù hợp với trẻ bị TCM không? Để phòng tránh bệnh này, TS Từ Ngữ có lời khuyên gì cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và chế độ ăn uống không ạ?
TS. Từ Ngữ: Thực ra nôn trớ có 2 loại. Loại 1 là tự nhiên, loại thứ 2 là do bệnh lý. Khi trẻ nôn là do ăn quá no, thứ 2 là ăn thực phẩm không phù hợp. Đây giải quyết thì cần giải quyết nguyên nhân gây nôn tự nhiên, thứ 2 là không bù lượng nước sau nôn trớ thì rất dễ nôn trớ lại. Trẻ nôn trớ là mất đi 1 lượng thực ăn nên phải cho trẻ có đậm độ cao hơn, nhưng khối lượng ít hơn như sữa.
Phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ như thế nào cho hiệu quả?
Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
- Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Nếu đã từng bị tay chân miệng 1 lần và đã khỏi rồi thì có bị lại hay không? và bị lại một lần nữa thì dấu hiệu của bệnh có giống như lần đầu không ạ?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Bệnh TCM có tài phát nhưng trong thời gian tương đối dài và có thể do tác nhân khác. Còn 2 tuần thì có thể có nhưng không nhiều.
Con tôi, 16 tuổi, bị TCM được 4 ngày nay. Đến nay, các bóng nước đã bị vỡ. Tôi được biết các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ, rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh càng phức tạp thêm. Vậy tôi phải vệ sinh bọng nước vỡ đó như thế nào để tránh vi khuẩn xâm nhập?
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Thực ra da chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, khi có tổn thương khiến da mất sự toàn vẹn là cơ hội cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Vì vậy, cần giữ da khô ráo, thuốc sát khuẩn. Việc tắm rửa cứ bình thường, sau đó chấm khô tổn thương và bôi thuốc.
Cháu hôm nay bắt đầu bị sốt, chân tay có một vài vết đỏ. Tôi kiểm tra thì không thấy có vết loét ở miệng, nhưng cũng không thấy bé kêu đau. Nhưng bé lại không chịu ăn uống. Cho uống sữa thì ói ra. Tôi thấy những vết đỏ đó như muỗi đốt, giống với bệnh sốt siêu vi cháu từng bị. Vậy bé có khả năng bị TCM không thưa bác sĩ? Tôi cần làm gì để chẩn đoán đúng bệnh cho bé. Tôi xin cảm ơn.
ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Những tổn thưởng ở da có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp này, nếu cháu không ăn, nôn thì nên đi khám để xem bị bệnh gì.
Tóm lại: Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, Cha mẹ không cần lo lắng vì bệnh có thể phòng tránh được bằng cách rửa tay sach trước và sau khi ăn. Một trong các yếu tố là do sức đề kháng. Muốn có sức đề kháng tốt thì cần dinh dưỡng, tập luyện và tránh căng thẳng quá. Trẻ phải được tích luỹ dinh dưỡng thì mới có sức đề kháng tốt. Cha mẹ phải cố gắng cho con ăn, trong trường hợp nó ăn ít, thì không nên lo, trẻ sẽ tự ăn khi hết sốt. Chúc bé yêu của các mẹ luôn khoẻ mạnh, hãy chia sẻ bài viết này lên Facebook cho bạn bè của bạn & đừng quên đón xem các bài viết về chăm sóc bé tại mục sức khoẻ của mecuBen.com nhé!
P/S: TS. Từ Ngữ – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam