Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và các câu hỏi thường gặp: Theo thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP. HCM, cứ 100 sản phụ mang thai lần đầu thì có khoảng 1 trường hợp thai nhi bị dị tật tim;100 sản phụ mang thai lần 2 thì sẽ có từ 2-6 thai nhi bị dị tật tim. Đặc biêt, tỉ lệ này còn tăng 20-30% nếu trong gia đình có từ 2 người dị tật tim bẩm sinh trở lên….

Bệnh tim bẩm sinh…

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và các câu hỏi thường gặp: Theo thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP. HCM, cứ 100 sản phụ mang thai lần đầu thì có khoảng 1 trường hợp thai nhi bị dị tật tim;100 sản phụ mang thai lần 2 thì sẽ có từ 2-6 thai nhi bị dị tật tim. Đặc biêt, tỉ lệ này còn tăng 20-30% nếu trong gia đình có từ 2 người dị tật tim bẩm sinh trở lên….

  • Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là gì?
  • Cách nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị tim bẩm sinh
  • Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?

Bác sĩ tư vấn: Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

Dị tật tim có thể khiến trẻ tử vong sau sinh trong thời gian rất ngắn hoặc làm cho chất lượng cuộc sống của trẻ sau này bị giảm sút nghiêm trọng, quá trình chăm sóc rất khó khăn. Bởi vậy, có thể nói đây là 1 căn bệnh nguy hiểm, nằm trong danh sách các bệnh báo động đỏ mà tất cả các bậc phụ huynh cần quan tâm.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và các câu hỏi thường gặpBệnh tim bẩm sinh ở trẻ em và các câu hỏi thường gặp

Để giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ, chúng tôi sẽ tổ chức chương trình tư vấn với sự tham gia của 2 bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch: PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, PGĐ Trung tâm tim mạch BV Đại học Y Hà Nội; ThS. BS. Trần Đắc Đại, Phó khoa Tim nhi, Trung tâm Tim mạch BV E Hà Nội. Hai chuyên gia sẽ trực tiếp giải đáp những câu hỏi của độc giả.

MC: Thưa PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, câu hỏi đầu tiên xin được dành cho ông. Những nguyên nhân nào gây bệnh TBS ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ?

Hiện chưa có một nhà khoa học nào phát hiện ra chính xác nguyên nhân gây bệnh TBS. Tuy nhiên, có thể thấy một số nguyên nhân gây bệnh TBS như bố mẹ, đặc biệt là mẹ sử dụng những loại thuốc không tốt trong quá trình mang thai, tiếp xúc với tia X-quang, uống rượu bia, hút thuốc lá, bệnh đái đường, tăng huyết áp, đặc biệt những bà mẹ mắc vi-rút Rubella trong 3 tháng mang thai đầu, nguy cơ trẻ  mắc TBS rất cao. Một yếu tố nữa là trong thời gian mang thai, mẹ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, khiến trẻ đẻ non. Trẻ đẻ non mắc TBS có t lệ rất cao.

MC: Thưa ThS.BS Trần Đắc Đại, ngoại trừ những yếu tố bên ngoài có thể thay đổi và điều chỉnh được, khi người mẹ không may bị mắc bệnh như quai bị, rubella, tiểu đường trong thai kỳ thì ông có lời khuyên nào dành cho họ?

ThS.BS Trần Đắc Đại: Những nguyên nhân do nhóm bệnh về gen, vi-rút hay bất thường nhiễm sắc thể ở thai kì không dễ để chẩn đoán. Nhưng nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh do môi trường (bệnh của người mẹ), thì có thể tiêm phòng, cách ly mẹ với những chất gây dị tật như bệnh nghề nghiệp (tiếp xúc với pin, chì…). Về việc tiêm phòng, nên tiêm phòng Rubella.

MC: Theo ông, trẻ bị TBS sẽ có biểu hiện và triệu chứng bệnh như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Chúng ta cần chú ý sinh hoạt của trẻ. Có 2 nhóm: Nhóm 1: TBS tím sớm (trẻ sinh ra da tím ngay, khó thở, suy hô hấp), nhóm này rất nặng, hầu như dễ phát hiện ngay khi sinh ra. Nhóm 2: TBS tím muộn: diễn biến từ từ, khó phát hiện, khi cháu bú hay dừng lại để thở, nhiễm trùng đường hô hấp, tái đi tái lại. Nhóm 3: TBS không có nhiều biểu hiện lâm sàng (thông liên thất lỗ nhỏ, thông liên nhĩ), diễn biến từ từ, rất khó phát hiện bằng biện pháp khám thông thường, cần được đưa đến các bác sĩ chuyên khoa. Chương trình Trái tim cho em đã phẫu thuật nhiều trẻ bị TBS như thế.

MC: Được biết, trong một số trường hợp, trẻ bị TBS lại không có biểu hiện gì của bệnh mà chỉ tình cờ được phát hiện khi đi khám sức khỏe. Vậy ThS.BS Trần Đắc Đại có lời khuyên gì cho các bậc cha mẹ để có thể sớm phát hiện ra bệnh của con và có cách chữa trị kịp thời không?

ThS.BS Trần Đắc Đại: Phát hiện sớm là ngay khi sinh ra, chúng ta đã biết trẻ bị TBS để được chữa trị kịp thời. Nếu sớm nữa, nên phát hiện sớm từ khi còn là bào thai. Những trẻ dù mắc TBS nhưng có những dị tật khác nữa khiến gia đình không nghĩ trẻ bị TBS. Tuy nhiên, trẻ vẫn bị hạn chế hoạt động thể lực, chậm tăng cân. Dựa vào triệu chứng của cháu không thể kết luận được. Trẻ sơ sinh nên được đi khám bác sĩ và cần được khám kỹ trước khi tiêm chủng. Một bác sĩ được đào tạo không cần quá chuyên sâu, chỉ bằng 1 ống nghe, hoàn toàn có thể phát hiện được TBS. Nếu nghi ngờ, có thể đưa trẻ đến các cơ sở đủ khả năng phát hiện bệnh cho cháu.

Hà Anh (23 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội): Xin chào chuyên gia, tôi năm nay 23 tuổi và mới sinh cháu đầu được 8 tháng. Gần đây, khi bú mẹ, cháu thường có biểu hiện khò khè, thở nhanh, bú kém và tôi để ý thấy lồng ngực cháu bị rút lõm khi hít vào. Đây có phải là dấu hiệu của TBS không? Làm thế nào để phân biệt sớm bệnh TBS với các dấu hiệu của bệnh hô hấp thông thường vì 2 tháng trước cháu cháu từng phải nhập viện vị bệnh hô hấp.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Theo mô tả, bệnh hô hấp có nhiều nguyên nhân dẫn đếnviêm phế quản, viêm phổi. Tuy nhiên có thể hậu quả của bệnh tim bẩm sinh sẽ làm tăng lượng máu lên phổi, dễ gây nhiễm trùng. Cha mẹ cần cảnh giác với những dấu hiệu này. Nếu nghi ngờ cháu khó thở nhiều lần, bạn có thể đưa cháu đến bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ thăm khám sớm.

MC: Thưa ThS.BS Trần Đắc Đại, theo ông, có những biện pháp nào làm giảm nguy cơ mắc bệnh TBS ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ? Ông có lời khuyên gì dành cho chị em phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai không?

ThS.BS Trần Đắc Đại: Giảm nguy cơ mắc tim bẩm sinh, lời khuyên cho chị em: chuẩn bị thai nghén tốt, tiêm chủng đầy đủ. Đối với người mẹ làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với các hóa chất gây hại thì nên dừng việc dùng thuốc trước khi có thai. Nếu khi có thai rồi thì phòng bệnh bằng lộ trình theo dõi, quản lý thai nhi, quan trọng nhất là tuần 10-13, mẹ nên khám, siêu âm, test, xác định thai có bị dị tật không. Tuần 18-24 khi thai đủ trọng lượng, bác sĩ đỡ phát hiện nhầm, nếu phát hiện dị tật thì đó vẫn là thai nhi chứ chưa phải đứa trẻ sinh ra,. Ngoài ra mẹ theo dõi sức khỏe ở các trung tâm lớn (phụ sản TƯ) để có những lời khuyên nhất định.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Cha mẹ đừng căng thẳng quá. Trong số bệnh tim bẩm sinh, khoảng 60% không phải chữa, vì tự khỏi được. Đừng tự biến con mình thành người tàn tật vì khả năng tự khỏi cao, có thể chữa khỏi.

MC: Thưa ThS.BS Trần Đắc Đại, trong quá trình công tác tại Trung tâm tim mạch bệnh viện E, chắc chắn ông đã gặp và điều trị cho rất nhiều trường hợp trẻ em bị TBS, đặc biệt, ông và đoàn bác sĩ của bệnh viện E còn có những chuyến khám nhân đạo cho các bệnh nhân nhi tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Ông có thể chia sẻ 1 kỷ niệm đáng nhớ được không ạ?

ThS.BS Trần Đắc Đại: Hầu như tôi đều có kỳ niệm khi khám tại vùng sâu vùng xa. Những bệnh như chảy mũi xanh, ghẻ lở hiếm thấy ở Hà Nội nhưng trên đó rất nhiều. Ngoài ra còn bị TBS. Đó là chưa kể điều kiện sinh hoạt khó khăn. Kỉ niệm của tôi chủ yếu là thăm khám cho các trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa, các cháu quá khó khăn, không có điều kiện phát hiện bệnh sớm. Có một em bé ở Bắc Kạn, tím ngắt cả người, được đưa về Hà Nội chẩn đoán tĩnh mạch chủ lạc chỗ hoàn toàn. Sau mổ, bé rất khỏe, trở lại đi học như bao bạn khác. Đó là sự thay đổi cực kỳ lớn trong cuộc sống của cháu.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Cách đây 7 năm, tôi có mổ cho một bé gái. Tôi tưởng rằng cháu sẽ không qua khỏi. Nhưng cháu rất quyết tâm. Giờ cháu cũng lớn lắm rồi và đang theo học ngành dược để trở thành dược sĩ.

TieuLi:  Em năm nay 29 tuổi, đang mang thai con đầu được 31 tuần. Kết quả siêu âm 3D tuần 31: Tim 4 buồng: Bình thường, Thông liên thất: 4,6mm. Các chỉ số động mạch chủ, động mạch phổi, phổi 2 bên: đều bình thường. Thai 31 tuần tương đương 29 tuần. Qua thăm khám phát hiện tử cung đôi, 2 tử cung riêng biệt gần bằng nhau. Đã tiêm phòng mũi tổng hợp rubella- sởi- quai bị và thủy đậu từ tháng 1/2013 Trong 3 tháng đầu mang thai không bị ốm sốt, sức khỏe tốt, gia đình 2 bên không ai bị bệnh về tim. Tuần 16 thai kì bị sốt nhẹ 37,8 độ trong 2 ngày và viêm họng. Kết quả khám thai siêu âm 3D-4D tại cùng 1 bệnh viện tuần 16, 22, 26 cho kết quả bình thường. Xin các chuyên gia tư vấn giúp em: Trường hợp thông liên thất của thai nhi có ảnh hưởng gì không? Có thể tự bít lỗ thông được không? Tại sao các tuần thai trước đều bình thường mà tới tuần 31 lại bị như vậy ạ? Trường hợp của em cần xử lý như thế nào ạ? Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia!

ThS.BS Trần Đắc Đại: Bệnh thông liên thất có thể chữa khỏi, và khỏi hoàn toàn. Các giai đoạn siêu âm có thể cho kết quả khác nhau nhưng con của bạn có thể không bị dị tật gì vì siêu âm trong thời kì bào thai có những khó khăn nhất định. Ngoài ra, một số nơi, một số loại máy siêu âm có độ phân giải thấp thì việc thể hiện hình ảnh chưa được cụ thể. Tuy nhiên đây là những biểu hiện hoặc bệnh lành tính, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Chỉ cần lưu ý việc tử cung đôi, có thể gây kích thích đẻ non.

Trực tiếp: Tư vấn về bệnh tim bẩm sinh - ảnh 1

Nguyễn Minh: Xin chào bác sĩ! Trong thời gian vợ em mang thai khi đến bệnh viện tiến hành siêu âm ở tuần thứ 20 thì có kết luận là ‘tim thai có nốt echo đường kính 3.1mm’, đến tuần thứ 28 khi đi siêu âm lại thì đường kính nốt echo giảm xuống chỉ còn 2.2mm. Bác sĩ thăm khám bảo trường hợp này thường gặp ở thai nhi và không ảnh hưởng gì. Khi trao đổi với những người bạn cũng đang mang thai thì được biết em bé của họ cũng gặp phải trường hợp trên. Vậy xin bác sĩ cho biết là nguyên nhân vì sao và điều này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sau này của bé không? Liệu có phương pháp nào để phòng ngừa hay không? Em xin cảm ơn.

ThS.BS Trần Đắc Đại: Thắc mắc này chứng tỏ bạn rất quan tâm đến em bé. Bạn yên tâm nó không ảnh hưởng đến con của bạn. Khi tim hình thành, mô tổ chức sẽ biến mất. Nốt này có thể là nốt tăng âm, bạn không phải quá lo lắng. Bệnh tim bẩm sinh gặp đúng bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu, với các bệnh tim bẩm sinh không ảnh hưởng gì sẽ không kết luận để bệnh nhân không quá lo lắng, vì những dấu hiệu này sẽ tự khỏi.

Hương Ly với nội dung như sau: Thưa bác sĩ! Tôi 33 tuổi đang mang thai ở tuần thứ 29. Lúc 22 tuần tôi được siêu âm và chẩn đoán tim thai có nốt cản quang ở tâm thất trái và tồn tại tĩnh mạch rốn phải. Bác sĩ sản có chuyển tôi sang viện tim để kiểm tra. Tôi được bác sĩ thông báo cấu trúc tim của bé đầy đủ, không có gì bất thường. Tôi mong bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi tĩnh mạchrốn phải đó sau khi sinh ra sẽ xử lý như thế nào hay nó sẽ tự rụng mà không cần can thiệp. Xin cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Lời khuyên cho chị em khi đi khám bệnh, chỉ nên nhìn câu cuối cùng ở kết quả. Nếu bác sĩ kết luận ‘bình thường’, chị em không cần quá quan tâm về các thuật ngữ chuyên khoa.

Tú Trinh: Thưa bác sĩ, bé nhà em sinh được 3kg, mắc bệnh down và bệnh tim. Nay đã được 10 tháng và nặng 6kg. Siêu âm kết luận kênh nhĩ thất toàn phần và áp động mạch phổi nặng. Kênh nhĩ thất toàn phần avc 21 mm, thông liên nhĩ lỗ nguyên phát asd 13 mm. Thông liên thất phần buồng nhận vsd 8 mm. Van nhĩ thất chung, hở van nhĩ thất 1.5/4, tăng áp động mạch phổi nặng 108mmhg, không tràn dịch màng ngoài tim. Như vậy bé cần mổ sớm không? Bé có được mua bảo hiểm, nếu mổ thì cần bao nhiêu tiền? Chân thành cảm ơn bác sĩ.

ThS.BS Trần Đắc Đại: Với đứa trẻ bị down, bạn hãy đặt con mình vào hoàn cảnh bị down bẩm sinh. Kênh nhĩ thất toàn phần là bệnh nặng, cháu khó có một trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên tâm lý bố mẹ dù con mình bị bệnh gì cũng phải chữa. Trường hợp của cháu là nặng, nên bạn cần đưa cháu đến cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật để được bác sĩ chuyên môn tư vấn kĩ càng hơn (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng). Áp lực động mạch phổi theo thông tin bạn cung cấp thì cần xem xét phổi của cháu đã bị hỏng hay chưa. Về kinh phí mổ thì Nhà nước có chính sách cho trẻ dưới 6 tuổi, phần lớn BHYT sẽ chi trả, còn gia đình chi trả nhiều khoản liên quan đến phẫu thuật. Bạn có thể liên hệ chương trình Trái tim cho em để được hỗ trợ.

Hoamuaha515: Em gái tôi 13 tuổi, mới phát hiện bị TBS dạng Apso loại 4. Bác sĩ cho hỏi loại 4 có phải đã bị nặng không và phương pháp điều trị nên dùng thuốc hay phải phẫu thuật? Ở Việt Nam đã có ca bệnh Apso loại 4 nào được chữa thành công chưa vì theo tôi được biết thì đây là ca bệnh khó. Hiện tôi rất hoang mang cho sức khỏe của em, xin hãy cho tôi tư vấn chi tiết! Cảm ơn chương trình.

ThS.BS Trần Đắc Đại: 13 năm gia đình không phát hiện ra bệnh, tuy nhiên có người sinh rồi mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên đây là bệnh nặng, khó phát hiện ra bệnh, chứ không phải là không có cách chữa. Apso 4 là bệnh nặng, đến 13 tuổi mới phát hiện được thì, đôi lúc, tùy trường hợp, không cần phải chữa. Có thể theo dõi điều trị nội khoa. Đến cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể, theo dõi định kì hoặc mổ (tùy trường hợp cụ thể).

Hoàng Hải: Bé nhà tôi 8 tháng rồi, bị thân chung động mạch, giờ càng ngày càng còi, ăn uống kém. Bác sĩ cho tôi hỏi tỷ lệ thành công đối với ca mổ của con tôi là bao nhiêu phần trăm? Có tiến hành mổ luôn được không?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Càng mổ sớm càng tốt, con bạn không thể nào lên cân, thậm chí cháu sẽ còi đi vì viêm phổi liên tục, cần phải dùng nhiều kháng sinh. Bạn nên quay lại gặp bác sĩ khám bệnh để có những lộ trình điều trị tiếp theo.

01647***680: Thưa bác sĩ. Em đã mang thai được 15 tuần. Lúc thai nhi được 12 tuần tuổi, em đã đi khám sàng lọc và được bác sĩ kết luận là thai nhi phát triển bình thường. Bác sĩ cho em hỏi, vậy đến 16-22 tuần tuổi, em có cần tiếp tục đi khám sàng lọc không ạ. Liệu em chỉ đi siêu âm hình thái thôi có được không. Em rất sợ bé sinh ra mắc các bệnh bẩm sinh nguy hiểm như TBS. Cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Tâm lý làm cha mẹ thì ai cũng lo sợ con mình sinh ra bị thiếu hụt, bệnh tật… tuy nhiên đừng quá sợ hãi. Bạn hãy theo sát bác sĩ sản khoa mà bạn thăm khám thường xuyên để được thống nhất thông tin tư vấn. Sau khi làm hết các test, bạn chỉ cần siêu âm, sau sinh thì cho cháu khám Nhi khoa để các bác sĩ theo dõi định kì, tốt hơn cho sức khỏe. Siêu âm vừa tốn thời gian, chi phí nên cũng không cần thiết phải siêu âm quá nhiều.

Thu Hoài (Phú Thọ): Chị gái tôi mới sinh em bé được 1 tháng, một hôm cháu sốt cao, gia đình sốt ruột đưa tới viện. Sau khi được thăm khám, bác sĩ thông báo cháu bị tim bẩm sinh thông liên thất phần màng 3,9mm, cần phẫu thuật sớm. Tuy nhiên, sức khỏe cháu rất yếu, hay quấy khóc và bú mẹ không được nhiều. Giờ gia đình tôi có nên cho cháu phẫu thuật không hay dùng thuốc gì để duy trì tới khi cháu khỏe mạnh đã. Nếu giờ phẫu thuật thì tỷ lệ thành công là bao nhiêu và chi phí trọn gói thế nào?

ThS.BS Trần Đắc Đại: Cần phân biệt ho sốt có phải do TBS hay không. Nếu máu lên phổi nhiều, cần thiết phải chữa ngay. Bạn hãy nhớ, không quá lo lắng nhưng hãy mổ để bé lớn, chứ không phải đợi cháu lớn rồi mới mổ. TBS không phải mổ xong là khỏi mà phải theo dõi, phải khám đi khám lại nhiều, thậm chí nằm viện lâu dài nên kinh phí chi trả sinh hoạt mới tốn kém. Nếu gia đình không quá lo lắng vấn đề kinh tế thì nên phẫu thuật sớm cho cháu.

Lê Nguyễn Mạnh Hùng (Hải Hậu, Nam Định): Con trai tôi chào đời đã bị suy hô hấp, được chẩn đoán bị TBS và phải thở ôxy liên tục. Sau 1 tuần điều trị bệnh không cải thiện, con được chuyển đến BV Nhi TW và được các BS chẩn đoán bị bệnh tim kết hợp, thông sàn nhĩ thất toàn bộ (một dạng tim bẩm sinh phức tạp) kèm hội chứng Wolff – Parkinson – White. Theo tìm hiểu tôi biết đây là hội chứng rối loạn tim nhanh do tồn tại đường dẫn truyền xung điện bất thường bẩm sinh trong tim. Nhiều lúc bé lên cơn tim nhanh đến mức nguy kịch 240 lần/phút, các BS phải cấp cứu cắt cơn tim nhanh nhiều lần. Được biết có phương pháp đốt điện can thiệp rối loạn nhịp tim nhanh, 2 chuyên gia cho tôi hỏi phương pháp này áp dụng được cho con tôi (hiện 4 tháng) không và cần lưu ý những điều gì?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Chú ý nhịp tim nhanh, giải phẫu bất thường, bạn nên theo chỉ định của bác sĩ viện Nhi. Có thể đốt điện ngay trên bàn mổ hoặc phẫu thuật. Nên sớm điều trị dứt điểm, đừng chờ đợi cháu tự khỏi.

MC: Thưa 2 chuyên gia, được biết, với trẻ bị TBS tức là sức khỏe vốn đã không được như trẻ bình thường thì có nên tiêm vắc-xin không? Và tiêm vắc-xin cho trẻ tốt nhất là giai đoạn nào?

ThS.BS Trần Đắc Đại: Không có chống chỉ định tuyệt đối về TBS với tiêm phòng. Bố mẹ lưu ý: Trẻ mắc TBS bị nhiễm trùng cấp tính (ho sốt viêm phổi nhiễm trùng da, suy kiệt…) tiêm vắc-xin dễ gây phản ứng với cơ thể. Một số trường hợp nếu không tiêm phòng thì nguy cơ mắc nhiễm trùng cao hơn TBS.

Trực tiếp: Tư vấn về bệnh tim bẩm sinh - ảnh 2

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, PGĐ Trung tâm tim mạch BV Đại học Y Hà Nội

MC: Mặc dù, nhiều trẻ mắc bệnh TBS có thể sinh hoạt, học tập không khác những đứa trẻ sức khỏe bình thường nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có được sức khỏe tốt. Vậy thưa PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, ông có lời khuyên gì cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc bé bị tim bẩm sinh không?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: TBS nhẹ thì không cần phải chữa, bố mẹ cần tạo tâm lý thoải mái cho các cháu, sinh hoạt bình thường, không mặc cảm, tự ti. Ăn uống tốt, tránh nhiễm trùng cơ hội, ăn đủ chất, không còi xương, suy dinh dưỡng… Các cháu bị TBS chứ cơ thể hoàn toàn có thể phát triển bình thường.

MC: Xin hỏi ThS.BS Trần Đắc Đại, là một bác sĩ chuyên khoa tim nhi, BS có thể cho các bà mẹ lời khuyên cách chăm sóc trước sinh thế nào để mang thai khỏe mạnh được không ạ? Không có trường hợp nào sảy thai vì TBS.

ThS.BS Trần Đắc Đại: Chăm sóc thai nhi có dị tật bẩm sinh không khác gì thai nhi bình thường. Nếu biết trước thai nhi có dị tật, cha mẹ lập kế hoạch can thiệp điều trị, lựa chọn cơ sở y tế đầy đủ thiết bị, điều kiện vật chất đầy đủ, đội ngũ bác sĩ chuyên môn có thể can thiệp ngay khi đứa trẻ chào đời.

Nguồn: Songkhoe.vn

Link bài viết gốc: http://songkhoe.vn/chuyen-gia-dau-nganh-tu-van-ve-benh-tim-bam-sinh-s2964-0-257557.html