Chẩn đoán nguyên nhân và cách chữa bệnh nhiệt miệng ở trẻ em: Trong giai đoạn đầu của bệnh nhiệt miệng sẽ xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niên mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất…
Có thể bạn quan tâm:
Chẩn đoán nguyên nhân và cách chữa bệnh nhiệt miệng ở trẻ em: Trong giai đoạn đầu của bệnh nhiệt miệng sẽ xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niên mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử…
Bệnh nhiệt miệng là gì?
- Bệnh nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là và mùa hè nóng bức. Bệnh nhiệt miệng làm người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống.
- Bệnh nhiệt miệng hay Loét aphthous (loét áp – tơ) là một vấn đề phổ biến và đau đớn, aphthae lành tính thường có đường kính nhỏ hơn 1 cm và nông. Loét aphthous thường xảy ra kết hợp với các triệu chứng của viêm màng bồ đào (uveitis), loét sinh dục, viêm kết mạc, viêm khớp, sốt hoặc adenopathy, nên phải tìm kiếm một nguyên nhân nghiêm trọng khác có thể đang xảy ra. Sự hiểu biết chưa rõ ràng về nguyên nhân của viêm loét aphthous dẫn đến phương pháp điều trị chủ yếu là theo kinh nghiệm. Những phương pháp điều trị bao gồm: Thuốc kháng sinh, chống viêm, điều biến miễn dịch (thay đổi cơ địa), thuốc bôi trực tiếp, các thảo dược và các biện pháp khắc phục dân gian.
- Nhiệt miệng thực chất là những tổn thương nông phát triển trên các niêm mạc miệng, hoặc tại các nướu răng của bạn. Bệnh nhiệt miệng không truyền nhiễm nhưng gây đau và gây khó khăn cho bạn khi ăn uống và giao tiếp.
Các nguyên nhân gây nhiệt miệng
– Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ). Đến khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng )
– Nhiễm khuẩn do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng.
– Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.
– Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…
– Người bệnh gặp phải các chứng bệnh về tâm lý như: stress do công việc căng thẳng, áp lực tinh thần khiến cho cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; hoặc do các rối loạn bài tiết bên trong, thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc.
Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng. Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện như sau: Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng kích thước 1 – 2 mm, đốm trắng to dần, hơi mọng nước, sau 1 đến 2 ngày thì chúng vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét dần to hơn, gây nên cảm giác đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt hằng ngày cũng như ăn uống, giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau một khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Cách Phòng chống bệnh nhiệt miệng
Ngoài các cách chữa trị nhiệt miệng ở trên, trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta cũng cần lưu ý đề phòng để tránh mắc bệnh. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra ở những người thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, dẫn đến nóng trong người; hoặc do vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ. Một số cách phòng chống nhiệt miệng như sau:
– Bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2 qua chế độ ăn uống…
– Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
– Thường xuyên uống nước, giúp cơ thể thanh nhiệt, bài tiết các chất độc
– Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, súc miệng nước muối hằng ngày giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.
Cách chăm sóc và chữa trị bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh có thể xảy ra nhiều lần trong một năm với mỗi người, và chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ gặp tình trạng này một vài lần trong đời. Bệnh tự phát và cũng tự khỏi sau 1 tuần, nhiệt miệng là bệnh thông thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta nên tìm hiểu về cách chữa trị bệnh nhiệt miệng để không làm ảnh hưởng đến đời sống. Cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhất là sử dụng các biện pháp dân gian, không cần sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên một số trường hợp bị nhiệt miệng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp chữa trị.
1. Dùng nước muối súc miệng:
Lấy muối i-ot pha loãng vào nước sôi ngậm khoảng tầm 10p, một ngày bạn làm nó khoảng 3-5 lần, muối có tính sát trùng, có thể tiêu diệt vi khuẩn trong những chỗ bị nhiệt miệng của bạn, làm miệng bạn sạch sẽ và lợi chắc khỏe hơn. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi sáng cũng làm giảm nguy cơ bị nhiệt miệng cũng như các căn bệnh về răng lợi một cách đáng kể.
2. Những thực phẩm được sử dụng chữa nhiệt miệng:
– Rau má là loại rau có tính sát trùng, giải độc, ăn vào rất mát cho cơ thể. Bạn có thể ăn nó nhiều khi bị nhiệt miệng. Hoặc bạn làm nước ép rau má rồi uống cũng vô cùng bổ dưỡng.
– Trà xanh: Nếu bạn từng biết trà xanh được dùng nhiều trong các nước giải khát, thì chắc hẳn bạn sẽ không ngạc nhiên khi trà xanh lại là thức uống chữa nhiệt miệng. Trà xanh cũng có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, bên cạnh đó có tính sát trùng cao, chống oxy hóa.
– Uống nước khế: khế ăn thường chua, nhưng cũng có tác dụng đáng kể trong điều trị bệnh này. Bạn lấy 2-3 quả kế rửa sạch, giã nát rồi đun với nước sôi, đợi đến khi nguội thì và ngậm vừa uống. Làm vậy trong vài ngày, bạn sẽ thấy vết nhiệt tịt dần đi.
– Sữa chua: sữa chua không đường là hợp lý nhất để chữa bệnh nhiệt miệng thay vì có đường. Nó ngăn ngừa các vết tổn thương hình thành trên miệng của bạn.
– Cà chua: cà chua bạn rửa sạch, ăn sống rất tốt, trong vài ngày là có thể có hiệu quả rõ rệt. Hoặc bạn có thể uống nước ép cà chua hàng ngày.
– Mật ong: ngoài những công dụng làm đẹp mà bạn vẫn biết của mật ong, thì bạn còn có thể lấy mật ong bôi trực tiếp vào phần bị nhiệt. Mật ong có tác dụng chống mất nước, và tái tạo mô mới.
– Củ cải trắng: sử dụng củ cải tươi giã nát rồi vắt lấy nước. Hòa nước củ cải với nửa cốc nước lọc, ngày súc miệng 3 lần. Dùng khoảng 3 ngày là vết nhiệt không lan rộng, cảm giác đau rát cũng đỡ hơn nhiều.
– Rau ngót: lấy rau ngót giã nát, ép thành nước, hòa một ít với mật ong, bôi trực tiếp vào vết loét, một ngày bôi 2-3 lần.
Đồng thời, trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên ăn các loại rau luộc. Ăn những thứ mát và thức ăn mềm để tránh chà mạnh vào vết loét khiến cho vết loét lâu khỏi hơn. Không nên ăn những đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu, không uống café, các chất kích thích làm cho cơ thể nóng, mà cơ thể bị nóng thì vết nhiệt miệng sẽ rất lâu khỏi, mà còn ngày một nặng hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, súc miệng thường xuyên. Nếu những tổn thương trong miệng của bạn kéo dài mà không khỏi, hoặc có những dấu hiệu của nhiễm trùng thì bạn nên đến phòng khám để xem nó có ảnh hưởng đến bộ phận nào khác không, và để bác sĩ kê đơn cho bạn nhanh chóng được khỏi bệnh.