Theo chuyên gia phong thủy Nhật Minh (CLB Phong thủy Thăng Long), mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường”: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”. Theo đó, người ta sẽ chọn 5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt. Mâm ngũ quả…
Có thể bạn quan tâm:
Theo chuyên gia phong thủy Nhật Minh (CLB Phong thủy Thăng Long), mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường”: Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín”. Theo đó, người ta sẽ chọn 5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt.
Mâm ngũ quả ngày Tết
Với mâm ngũ quả ở miền Bắc, chuối và bưởi là không thể thiếu vì nó tượng trưng cho vuông-tròn, âm-dương. Tuy là 5 thứ quả, những cũng không nên tùy tiện, các thứ quả được lựa chọn phải tròn trịa, có hương, có sắc. Tránh những thứ quả có gai, có lá sắc để không mang sát khí, hoặc những quả có mùi thơm không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng…
Ngoài mâm ngũ quả, trên bàn thờ có thể đặt thêm đĩa trầu cau, chén nước, và các loại bánh trái, vật thực khác.
Tùy theo phong tục tập quán từng vùng miền cũng như sự đa dạng về các loại hoa quả mà bày biện mâm quả ngày Tết cũng có sự khác nhau.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc
Mâm ngũ quả Tết miền Bắc thường gồm các loại trái cây sau: chuối, dưa hấu (màu xanh); bưởi, phật thủ, cam, quýt hoặc quất (màu vàng); hồng, ớt hoặc táo tây (màu đỏ); đào hoặc lê (màu trắng); mận hoặc nho (màu đen) với những màu sắc khác nhau và mang những ý nghĩa riêng biệt. Cách bày biện thường là nải chuối được đặt ở dưới cùng, trên nải chuối để quả bưởi ở giữa và xung quanh xếp xen kẽ các loại trái cây khác.
Mâm ngũ quả ngày tết ở miền Bắc
Trong mâm ngũ quả miền Bắc, chuối hay phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất thiên nhiên cho con người và gia đình sum vầy, đầm ấm, quây quần bên nhau. Ớt, táo tây thể hiện sự may mắn; cam, quýt, quất, hồng thể hiện tài lộc, phú quý còn quả lê, đào tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Mâm ngũ quả miền Trung hầu như không kiêng kỵ loại quả nào, kể cả về hương vị, màu sắc lẫn tên gọi miễn sao đảm bảo tươi ngon và quan trọng là tấm lòng thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Trung
Tại các tỉnh miền Trung, mâm ngũ quả thường bao gồm thanh long, dưa hấu, xoài, bưởi, nho, táo, cam, lê, mãng cầu, dứa, chuối xanh,… khéo léo điểm thêm những bông cúc vàng xung quanh và đặt thêm hai quả dưa hấu hai bên, tạo dáng cho mâm ngũ quả. Cách bài trí đơn giản, không quá cầu kỳ, qua đó cũng thể hiện phần nào tính cách chân chất của người dân nơi đây.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam
Người miền Nam thường lựa chọn 5 loại quả tiêu biểu: mãng cầu, dừa, đu đủ, quả sung và xoài theo câu “cầu sung vừa đủ xài” với mong ước cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc, bình an. Ngoài ra, người miền Nam còn bày thêm 3 trái thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy đàn và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu mong may mắn.
Mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam
Một điểm khác biệt nữa phải kể đến là người miền Nam thường kiêng một số loại quả không bày trên mâm cúng do tên gọi của chúng, như chuối đọc gần giống “chúi” làm ăn không phát lên được; táo đọc là bom khiến công việc đổ bể, làm ăn thất bại; hoặc lê thì được quan niệm là lê lết, cam hiểu theo nghĩa cam chịu…
Tuy mâm ngũ quả mỗi miền có khác nhau nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới hạnh phúc, đủ đầy./.
Minh Anh/VOV.VN