Bệnh sỏi thận và cách chữa trị hiệu quả từ các bài thuốc dân gian. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp…
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh sỏi thận và cách chữa trị hiệu quả từ các bài thuốc dân gian. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.
Bệnh sỏi thận là gì?
- Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
- Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.
- Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi… Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.
Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng của bệnh sỏi thận:
- Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
- Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
- Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
Phòng bệnh sỏi thận như thế nào cho hiệu quả?
- Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
- Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
- Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay. Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
5 cách chữa sỏi thận bằng thực phẩm
Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài. Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi). Dưới đây là 5 loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị sỏi thận:
1. Dùng quả đu đủ xanh: Chọn quả đu đủ độ 400 – 600 gam không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thuỷ độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả. Sau bữa ăn an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.
2. Dầu ô liu và quả chanh: Tỉ lệ một thìa dầu ô liu một quả chanh vừa phải, căn cứ vào lượng sỏi to nhỏ mà dùng như sau: Sỏi trung bình trên dưới 10 mm ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hoà với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều, đổ thêm 3 – 4 bát nước lã đun sôi để nguội hoà đều rồi uống. Uống sau 3 – 4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 ngày.
3. Rau om nước dừa: Rau om ở miền Nam thường dùng nấu canh chua (ở miền Bắc gọi là rau ngổ) thường mọc ở các bờ ao, các mương máng. Có loại trắng thường làm rau thơm ăn với thịt chó. Loại đỏ dùng cũng được. Lấy độ 1 kg đem giã nát vắt lấy nước cốt hoà với nước dừa uống ngày 2 – 3 lần nếu là khô dùng 5 – 6 lạng sắc uống ngày 2 -3 lần. Thời gian dùng 5 – 7 ngày tuỳ lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên.
4. Hoa cây đu đủ đực: Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hoà với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan (bài của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên).
5. Mề gà, mật vịt: Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn (bài này trên ti-vi đã phổ biến).
Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận:
- Một số loại rau quả: Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina được cho là tạo nhiều oxalat nhất. Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.
- Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
- Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi cao, axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng. Hạn chế muối và mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận
Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.
Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận:
- Canxi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã chứng minh là không chính xác. Thực tế, việc “nạp” các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.