Khi mang thai, mẹ bầu cần phải thực hiện rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau, theo từng giai đoạn để theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển ổn định của thai nhi. Xét nghiệm Non-Stress test là gì và có ảnh hưởng gì đến thai nhi của bạn hay không? Có phải khi có dấu hiệu xấu như tụt huyết áp, không thấy thai nhi hoạt động thì mẹ bầu mới đi xét nghiệm không? Tìm hiểu đúng về…
Có thể bạn quan tâm:
Khi mang thai, mẹ bầu cần phải thực hiện rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau, theo từng giai đoạn để theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển ổn định của thai nhi. Xét nghiệm Non-Stress test là gì và có ảnh hưởng gì đến thai nhi của bạn hay không? Có phải khi có dấu hiệu xấu như tụt huyết áp, không thấy thai nhi hoạt động thì mẹ bầu mới đi xét nghiệm không? Tìm hiểu đúng về xét nghiệm NST và thời gian cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Bạn là mẹ bầu đang ở những tháng cuối của thai kỳ, hay đã qua ngày dự sinh vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ? Xét nghiệm Non-Stress test sẽ giúp bạn theo dõi đúng nhất tình trạng sức của bé yêu hiện tại. Cùng tìm hiểu về loại xét nghiệm quan trọng này nhé.
Nội Dung Chính
-
Xét nghiệm Non-Stress test là gì?
Xét nghiệm Non-Stress test được thực hiện như thế nào?
Cách đọc kết quả Non-Stress-test
Phải làm gì khi bé bị xếp loại “Không đáp ứng”?
Xét nghiệm Non-Stress test là gì?
Như tên gọi “non-stress” của mình, đây là một loại xét nghiệm không xâm lấn, không gây hại gì đến mẹ bầu và thai nhi. Xét nghiệm Non-Stress test không gây bất kỳ cảm giác đau nào cho mẹ bầu, mục đích để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé yêu qua việc đo nhịp tim, phản ứng của thai nhi với các tác động của mẹ bầu.
Non-Stress test là xét nghiệm để đo nhịp tim của bé.
Mẹ bầu khi nào làm Non-Stress test? Thai bao nhiêu tuần thì đo NST? Xét nghiệm này thường được thực hiện vào 1 – 3 tháng cuối thai kỳ, hoặc khi mẹ bầu đã qua ngày dự sinh? Hàng loạt câu hỏi đặt ra sẽ được giải đáp tường tận ngay sau đây:
Mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm khi ở trong các tình trạng sau:
Thai nhi ít hoạt động, hoặc nghi ngờ thai nhi hoạt động kém hơn bình thường.
Thai nhi nhỏ, không phát triển đúng như dự kiến hoặc đã được chuẩn đoán có bất thường, cần được theo dõi thường xuyên.
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, có biến chứng cần được chữa trị bằng thuốc và theo dõi ảnh hưởng đến thai nhi.
Nước ối của bạn quá nhiều hoặc quá ít.
Bạn đã từng bị sẩy thai ở giữa hoặc cuối thai kỳ. Vì thế bạn cần thực hiện xét nghiệm để theo dõi.
Xét nghiệm Non-Stress test được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm NST không gây đau đớn nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bạn có thể đi vệ sinh và ăn uống no trước khi thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm thường kéo dài từ 20 – 40 phút.
Tư thế khi làm xét nghiệm Non-Stress test.
Tư thế đo và quá trình đo: Mẹ bầu nằm ngửa trên giường. Bác sĩ sẽ gắn một thiết bị đo có hai đầu với hai nhiệm vụ, đo tim thai và đo mức độ co bóp của tử cung. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ cầm một nút bấm màu đỏ và bấm nút khi mẹ cảm nhận được hoạt động của bé yêu trong bụng. Lúc này, bác sĩ sẽ ghi nhận lại kết quả của mỗi lần bấm nút.
Kết quả xét nghiệm sẽ cho ra một biểu đồ nhịp tim của bé, cử động của bé và độ co cổ tử cung của mẹ bầu. Trong quá trình xét nghiệm, đôi khi mẹ bầu có thể được chỉ định làm vài động tác để kích thích hoạt động của bé như uống nước, xoa nhẹ bụng bầu.
Cách đọc kết quả Non-Stress-test
Phiếu kết quả xét nghiệm Non-Stress test sẽ xếp bé vào 2 loại: đáp ứng và không đáp ứng. Kết quả sẽ được dựa trên 3 yếu tố tim thai, sự phản ứng, hoạt động của thai nhi và độ co cổ tử cung.
Kết quả xét nghiệm NST.
Đáp ứng: Bé được xếp loại “đáp ứng” tức là thai nhi vẫn đang rất khỏe mạnh và không bị suy thai. Bé có nhiều phản ứng, có di chuyển và nhịp tim bình thường. Mẹ bầu hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Không đáp ứng: Khi các chỉ số của bé không đạt mức bình thường thì sẽ bị xếp vào loại không đáp ứng. Trường hợp này có thể xảy ra khi bé đang ngủ, hoặc không phản ứng trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
Phải làm gì khi bé bị xếp loại “Không đáp ứng”?
Đầu tiên, mẹ bầu cần bình tĩnh, đừng quá lo lắng. Bác sĩ sẽ tiếp tục đề nghị bạn làm các xét nghiệm khác để chuẩn đoán sức khỏe của bé như Stress test, sinh trắc học thai nhi để xác định xem có cần phải khởi phát của chuyển dạ, cũng như xem xét việc mổ lấy thai cấp cứu hay không.
Cuối cùng, chúc mẹ bầu có thể yên tâm thực hiện xét nghiệm Non-Stress test và có được kết quả tốt nhất. Và đừng quên lựa chọn bệnh viện uy tín để mẹ bầu có kết quả xét nghiệm chính xác.