Cùng với xét nghiệm triple test thì xét nghiệm double test là những xét nghiệm cần thiết để sàng lọc trước khi sinh, được thực hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Giới chuyên gia và bác sĩ khuyên tất cả các mẹ bầu có điều kiện và khả năng đều nên thực hiện những xét nghiệm này. Việc phát hiện sớm những dị tật di truyền hay dị tật bẩm…

Có thể bạn quan tâm:

Cùng với xét nghiệm triple test thì xét nghiệm double test là những xét nghiệm cần thiết để sàng lọc trước khi sinh, được thực hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Giới chuyên gia và bác sĩ khuyên tất cả các mẹ bầu có điều kiện và khả năng đều nên thực hiện những xét nghiệm này. Việc phát hiện sớm những dị tật di truyền hay dị tật bẩm sinh giúp chúng ta dễ dàng đưa ra phương pháp kiểm soát, và điều trị từ sớm để không đe doạ đến sức khoẻ cho cả mẹ lẫn bé.

Nội Dung Chính

    Xét nghiệm double test là gì?

    Xét nghiệm double test thực sự có hiệu quả?

    Kết quả của xét nghiệm double test thể hiện như thế nào?

Xét nghiệm double test là gì?

Xét nghiệm double test là xét nghiệm sàng lọc phổ biến dựa trên các xét nghiệm hoá sinh: xét nghiệm định lượng b-hCG tự do và PAPP-A trong máu của mẹ và siêu âm đo độ mờ da, cùng với sự kết hợp tuổi mẹ, tuổi thai nhằm tầm soát nguy cơ mắc một số hội chứng bẩm sinh như Down, Edward hoặc Patau.

Phương pháp xét nghiệm double test này được thực hiện ở quý I trong quá trình mang thai (khoảng từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày). Sai số trong xét nghiệm này là rất cao. Do đó xét nghiệm double test chỉ mang tính chất tham khảo. Ngoài xét nghiệm double test, mẹ bầu nên kết hợp với các phương pháp khác như siêu âm, triple test, chọc dò dịch ối hay sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) để đưa ra các kết luận chính xác nhất.

Xét nghiệm này xác định được nguy cơ cho 3 nhóm hội chứng phổ biến là Down, Trisomy 13 (Tam nhiễm sắc thể ở nhiễm sắc thể thứ 13) và Trisomy 18 (Tam nhiễm sắc thể ở nhiễm sắc thể thứ 18).

xét nghiệm double testTrisomy 13 (Tam nhiễm sắc thể ở nhiễm sắc thể thứ 13) gây ra hội chứng Patau.
xét nghiệm double testTrisomy 18 (Tam nhiễm sắc thể ở nhiễm sắc thể thứ 18) gây ra hội chứng Edward.

Double test được thực hiện thông qua xét nghiệm máu của mẹ và siêu âm đo độ mờ da.

Xét nghiệm double test thực sự có hiệu quả?

Độ chính xác của xét nghiệm double test là 90%, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lựa chọn cơ sở y tế cũng như trung tâm xét nghiệm uy tín để giảm thiểu sai số tối đa. Ngoài ra, đối với mẹ bầu mang đơn thai độ chính xác của double test sẽ cao hơn mẹ bầu mang đa thai (sinh đôi hoặc sinh ba), nên ngoài xét nghiệm double test mẹ bầu nên kết hợp với siêu âm 4D để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác.

xét nghiệm double testNgoài xét nghiệm double test mẹ bầu nên kết hợp với siêu âm 4D.

Ngoài ra để kết quả double test được chính xác thì mẹ bầu cũng nên lưu ý đến tuần thai, đảm bảo thực hiện đúng thời điểm. Vì nếu có sự sai lệch trong tuần thai sẽ dẫn đến khó khăn trong việc chẩn đoán của bác sĩ.

Tuy có tỉ lệ âm tính và dương tính chênh lệch cao, nhưng double test vẫn là xét nghiệm tiền sanh mà các bác sĩ cũng như chuyên gia khuyến khích tất cả mẹ bầu nên thực hiện. Trong một số trường hợp đặc biệt sau, xét nghiệm double test còn có vai trò quan trọng và cần thiết hơn nữa, nếu mẹ bầu rơi vào các trường hợp sau thì nên sắp xếp để thực hiện double test:

    Mẹ bầu mang thai ở tuổi 35 trở lên.

    Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu.

    Mẹ có tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh.

    Gia đình có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh.

    Mẹ bầu nhiễm virus hoặc có nguy cơ nhiễm virus trong quá trình mang thai.

    Mẹ bầu có sử dụng thuốc có nguy cơ gây hại đến thai nhi trong quá trình mang thai.

Kết quả của xét nghiệm double test thể hiện như thế nào?

Xét nghiệm double test có nguy cơ thấp

Nếu kết quả đo độ mờ da gáy < 3mm, tỷ lệ bất thường khoảng dưới 21.1% thì xét nghiệm dự đoán được thai nhi có nguy cơ thấp mắc hội chứng Down. Tỉ lệ nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ sơ sinh đã được hiệu chỉnh là < 1:100.

Xét nghiệm double test có nguy cơ cao

Nếu kết quả đo độ mờ da gáy của em bé vào khoảng 3.5-4.4 mm, tỷ lệ bất thường ở thai nhi khoảng 64.5% trở lên thì thai nhi được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh (dương tính).

Mẹ bầu đừng quá lo lắng khi kết quả double test là dương tính, hãy thức hiện thêm một số xét nghiệm nữa như triple test, sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) hay chọc dò dịch ối để có kết quả chính xác nhất.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến quá trình double test để mẹ bầu có thể tham khảo và chuẩn bị cho hành trình sắp tới của mình.