Viêm đường tiết niệu, hay nhiễm trùng viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Bệnh gây ra nhiều biến chứng và có thể để lại hậu quả nguy hiểm. Chính vì thế, người phụ nữ mang thai cần biết rõ về biểu hiện, triệu chứng, nguyên nhân,… để có thể ngăn chặn, hoặc sớm phát hiện để điều trị kịp thời. Nhưng tốt nhất vẫn luôn…
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì để cải thiện sức khoẻ sinh sản cho cả vợ và chồng? (2020 2021)
- Sự khác biệt giữa dấu hiệu mang thai và triệu chứng tiền kinh nguyệt (2020 2021)
- Phụ nữ sẩy thai nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng có lại cơ hội làm mẹ (2020 2021)
- Lưu ngay những điều các bà bầu nên lưu ý khi mang thai tuần thứ 16 (2020 2021)
- Nam giới có con được hay không khi chỉ có 1 tinh hoàn? (2020 2021)
Viêm đường tiết niệu, hay nhiễm trùng viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Bệnh gây ra nhiều biến chứng và có thể để lại hậu quả nguy hiểm. Chính vì thế, người phụ nữ mang thai cần biết rõ về biểu hiện, triệu chứng, nguyên nhân,… để có thể ngăn chặn, hoặc sớm phát hiện để điều trị kịp thời. Nhưng tốt nhất vẫn luôn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cho nên mọi người nên biết được cách phòng tránh để hạn chế khả năng dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu.
Nội Dung Chính
-
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Biểu hiện viêm đường tiết niệu khi mang thai
Cách điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli, khi bị đào thảo ra ngoài qua phân. Chính chúng gây nên các bệnh ở các cơ quan gần hậu môn, bao gồm: đường tiết niệu, âm đạo,… Bên cạnh đó, khi mang thai thì khối lượng cơ tử cung tăng lên đáng kể, gây chèn ép vào đường tiết niệu, gây ứ đọng nước tiểu. Điều này làm cho nước tiểu bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, gây ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên môi trường cho vi khuẩn E.coli phát triển:
Thói quen uống ít nước: Điều này làm cho nước tiểu bị cô đặc, gây ứ đọng và trào ngược, gây việm đường tiết niệu.
Vi khuẩn xâm nhập: Gây viêm nhiễm nặng nếu không được điều trị đúng cách. Trường hợp nguy hiểm hơn có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang, viêm thận dẫn tới bể thận.
Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây nên
Biểu hiện viêm đường tiết niệu khi mang thai
Đối với bệnh viêm đường tiết niệu sẽ gây nên các triệu chứng sau (kể cả đối với người đang mang thai):
Gây nóng rát khi đi tiểu: cảm giác tê buốt, tiểu khó, rát, buốt và đôi khi là phải… rặn.
Nước tiểu đục, có thể xuất hiện máu.
Tạo cảm giác mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc không.
Khi đi xét nghiệm nước tiểu, kết quả dương tính với nhiễm khuẩn bạch cầu (nitrite dương tính), đôi khi thấy được hồng cầu niệu.
Đối với các trường hợp bị viêm thận dẫn tới bể thận do không được điều trị đúng cách, thường có các biểu hiện sau:
Sốt cao (>39 độ), cơ thể rét run, mạch đập nhanh.
Người bệnh cảm thấy khó khăn khi tiểu, gây buốt. Nước tiểu có màu đục, lẫn máu.
Đau âm ỉ vùng thắt lưng, đôi khi đau dữ dội theo từng cơn, kéo dài đến bộ phận sinh dục.
Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, gây nên mệt mỏi chán ăn.
Bệnh này thường xuất hiện đối với các bệnh nhận bị sỏi đường tiết niệu hay có các dị dạng, biến tướng tiết niệu.
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm: suy hô hấp, suy thận cấp, suy tuần hoàn, nhiễm khuẩn,…. ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của mẹ và bé. Có thể dẫn đến tình trạng đẻ non, thai chết lưu, sảy thai hoặc bé sinh ra bị nhẹ cân.
Nên đến bác sĩ để kiểm tra khi nghi ngờ bị viêm đường tiết niệu.
Cách điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
Dưới đây chia sẻ các phương thức điều trị khi phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu gồm các cách sau :
Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú, kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh cùng với chế độ ăn uống phù hợp.
Sử dụng kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam có thể dùng cho phụ nữ mang thai.
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước và tăng cường các loại hoa quả cho cơ thể.
Đối với trường hợp điều trị viêm thận bể thận cấp:
Đây là bệnh cấp tính nên cần được điều trị tại bệnh viện.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa được cho phép.
Theo dõi tính trạng bệnh thông qua các chỉ số: tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp,…
Nếu bệnh nhân mắc bệnh sỏi hay có dị dạng tiết niệu, cần được dẫn lưu nước tiểu qua sonde.
Nên định kỳ xét nghiệm nước tiểu để sớm phát hiện bệnh.
Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu
Dưới đây là những cách đơn giản giúp bạn có thể đề phòng bệnh lý này xảy ra:
Xét nghiệm nước tiểu định lỳ 3 tháng/lần.
Ăn uống đầy đủ chất, uổng đủ nước, bổ sung rau xanh, hoa quả.
Không nên nhịn tiểu quá lâu.
Vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn mỗi ngày, từ trước ra sau.
Với những chia sẻ trên, hy vọng mọi người có thêm thông tin phòng bệnh, cũng như cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu này.